Bài tập Vật lí 10 – Học vẹt https://hocvet.com giáo dục cho mọi lứa tuổi Sun, 07 Nov 2021 15:22:43 +0000 vi-VN hourly 1 163425933 Giáo án bài giảng Vật lý 10: Lực hấp dẫn – Định luật vạn vật hấp dẫn https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-luc-hap-dan-dinh-luat-van-vat-hap-dan/ https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-luc-hap-dan-dinh-luat-van-vat-hap-dan/#respond Sun, 07 Nov 2021 15:21:59 +0000 https://hocvet.com/?p=1024 Mời quý thầy cô cùng tham khảo nội dung chi tiết phần thiết kế giáo án bài giảng Vật lý lớp 10, bài 11: Lực hấp dẫn – Định luật vạn vật hấp dẫn. Hocbai.edu.vn mong rằng những nội dung mà chúng tôi cung cấp có thể là tư liệu để quý vị tìm hiểu và nghiên cứu kỹ hơn phương pháp thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lí lớp 10 về bài Lực hấp dẫn – Định luật vạn vật hấp dẫn theo chương trình mới hiện nay nhé! I-MỤC TIÊU 1-Về kiến thức -Nêu được khái

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Lực hấp dẫn – Định luật vạn vật hấp dẫn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Mời quý thầy cô cùng tham khảo nội dung chi tiết phần thiết kế giáo án bài giảng Vật lý lớp 10, bài 11: Lực hấp dẫn – Định luật vạn vật hấp dẫn. Hocbai.edu.vn mong rằng những nội dung mà chúng tôi cung cấp có thể là tư liệu để quý vị tìm hiểu và nghiên cứu kỹ hơn phương pháp thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lí lớp 10 về bài Lực hấp dẫn – Định luật vạn vật hấp dẫn theo chương trình mới hiện nay nhé!

I-MỤC TIÊU

1-Về kiến thức

-Nêu được khái niệm về lực hấp dẫn và các đặc điểm của lực hấp dẫn.

-Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn.

-Viết được công thức của lực hấp dẫn và giới hạn áp dụng công thức đó.

2-Vê kĩ năng

-Dùng kiến thức về lực hấp dẫn để giải thích một số hiện tượng liên quan. Ví dụ : sự rơi tự do, chuyển động của các hành tinh, vệ tinh,…

-Phân biệt lực hấp dẫn với các loại lực khác như : lực điện, lực từ, lực ma sát, lực đàn hồi, lực đẩy ác-si-met…

-Vận dụng công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản.

II-CHUẨN BỊ

Giáo viên

-Tranh vẽ về chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời (hoặc mô hình chuyển động của Mặt Trăng, Trái Đất xung quanh Mặt Trời).

Học sinh

-Ôn lại kiến thức về sự rơi tự do và trọng lực.

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinhTrợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1. (12 phút)Phàn tích các hiện tượng vật lí, tìm ra điểm chung, xây dựng khái niệm về Lực hấp dẫnCá nhân suy nghĩ trả lời :– Các vật rơi tự do có hướng về phía Trái Đất, do Trái Đất hút các vật về phía nó.-Theo định luật II Niu-tơn thì i một vật rơi tự do cũng hút Trái i Đất về phía nó.-Không cùng bản chất.    HS tiếp thu, ghi nhớ.        Cá nhân đọc SGK.  o. Có nhận xét gì về sự rơi tự do của các vật? (hướng rơi, gia tốc rơi)-Điều gì khiến cho các vật rơi về phía Trái Đất ?-Khi Trái Đất hút các vật thì các vật có hút Trái Đất không ?o. Phải chăng tính chất hút lẫn nhau là đặc trưng của mọi vật ?o. Lực mà Trái Đất hút các vật và lực mà các vật hút Trái Đất có cùng bản chất với loại lực nào mà ta đã được học không ? (ví dụ: lực điện, lực từ, lực ma sát, lực đàn hồi, lực đẩy Acsimet…)o. Để phân biệt với lực hút giữa hai cực trái dấu của nam châm hay lực hút giữa hai điện tích trái dấu, Niu-tơn gọi lực hút lẫn nhau giữa hai vật bất kì là lực hấp dẫn.Vậy, mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn.Điều này hoàn toàn đúng khi giải thích sự chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Lực mà Trái Đất hút các vật và lực mà Mặt Trời tác dụng lên các hành tinh đều có chung bản chất là lực hấp dãn.GV dùng hình vẽ hoặc mô hình chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời để minh họa cho bài giảng.GV yêu cầu HS đọc SGK để hiểu rõ hơn về lực hấp dẫn.
Hoạt động 2.(15 phút)Phát biểu và viết biêu thức của định luật vạn vật hấp dẫn   HS tiếp thu, ghi nhớ.              Cá nhân quan sát hình vẽ trong SGK.Trả lời : Hai lực  là hai lực trực đối, nghĩa là cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.HS tiếp thu, ghi nhớ.o. Vậy sự hút nhau giữa các vật tuân theo quy luật nào? Nói cách khác là yếu tố nào ảnh hưởng đến độ lớn của lực hấp dẫn?Trước khi phát biểu định luật, GV có thể giới thiệu nhanh cho HS con đường tư duy của Niu-tơn khi tìm hiểu về lực hấp dẫn. Ban đầu ông cho rằng lực hấp dẫn giữa Trái Đất và một vật phụ thuộc vào khối lượng của cả hai vật và khoảng cách giữa chúng, nhưng để biết được chính xác mối quan hệ giữa các đại lượng đó thì ông đã phải nhờ vào các chứng cứ và lập luận do ngành thiên văn cung cấp. Kết quả đã được Niu-tơn nêu lên thành định luật vạn vật hấp dẫn. GV thông báo nội dung định luật và biểu thức định luật:Trong đó m1, m2 là khối lượng của hai chất điểm, r là khoảng cách giữa hai chất điểm, hệ số G gọi là hằng số hấp dẫn.o. Nếu F, r, m tuân theo hệ thống đơn vị chuẩn thì đơn vị của G được xác định như thế nào?o. Hằng số hấp dẫn G là một hằng số tỉ lệ độc lập với khối lượng của mỗi chất điểm, do vậy, chúng ta có thể tính được tương đối chính xác lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì nếu biết khối lượng của mỗi chất điểm và khoảng cách giữa chúngo. Biểu diễn lực hấp dẫn giữa các vật như thế nào ?GV dùng hình vẽ trong SGK để hướng dẫn cách vẽ lực hấp dẫn.Chú ý : cả hai vật đều hút nhau nên ta có thể biểu diễn hai lực hấp dẫn tương tự như hai lực hút giữa các điện tích trái dấu. Hãy quan sát hình vẽ trong SGK để hiểu thêm về cách biểu diễn lực.GV thông báo phạm vi áp dụng của định luật.
Hoạt động 3.(8phút)Xét trường hợp riêng của lực hấp dẫnCá nhân trả lời : Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lẽn vật.Biểu thức : P = mgTrong đó : m là khối lượng của vật, g là gia tốc rơi tự do. Một cách gần đứng, gia tốc rơi tự do là như nhau đối với các vật ở gần mặt đất.o. Nhắc lại khái niệm và biểu thức của trọng lực ?o. Theo Niu-tơn thì trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.o. Hằng số hấp dẫn G là một hằng số tỉ lệ độc lập với khối lượng của mõi chất điểm, nếu áp dụng với trường hợp hai chất điểm cụ thể là một vật bất kì (có khối lượng m) ở trên mặt đất và Trái Đất (có khối lượng M, bán kính R) thì lực hấp dẫn được viết như thế nào ?o. Nếu vật ở độ cao h so với mặt đất thì công thức đó được viết như thế nào ?o. Từ hai biểu thức tính trọng lực là :ta có thể rút ra biểu thức tính gia tốc rơi tự do trong trường hợp tổng quát như thế nào ?o. Công thức tính g cho thấy gia tốc rơi tự do phụ thuộc độ cao h so với giá trị R. Có nhận xét gì về gia tốc rơi tự do của các vật ở gần mặt đất ?
Hoat động 4. (8 phút)Củng cô – Vận dụngCá nhân hoàn thành yêu cầu của GV.GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về lực hấp dẫn, định luật vạn vật hấp dẫn và viết biểu thức tính lực hấp dẫn, biểu thức tính gia tốc rơi tự do tổng quát và cho các vật ở gần mặt đất.GV cần chú ý cho HS : lực hấp dẫn là lực hút và phạm vi áp dụng của định luật vạn vật hấp dẫn.o. Hoàn thành yêu cầu ở phiếu học tập. GV chữa nhanh bài làm của HS.
Hoạt động 5. (2 phút)Tổng kết bài họcGV nhận xét giờ học.Bài tập về nhà : Làm các bài tập ở SGK và SBT.-Đọc mục Em có biết ?-Ôn lại cách sử dụng lực kế để đo lực.Ôn lại khái niệm : vật đàn hồi, biến dạng đàn hồi, tính chất đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo và sự “mỏi” của lò xo khi chịu tác dụng của lực quá lớn.
PHIẾU HỌC TẬPCâu 1. Viết biểu thức lực hấp dẫn giữa hai vật trong hình vẽ sau:Câu 2. Một vật có khối lượng 2kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 20N, hỏi ở độ cao nào so với tâm Trái Đất thì vật có trọng lượng 5N ? Cho biết Trái Đất có bán kính R.A.. R.                                B.. 2R.C.. 3R.                             D.. 4R.Câu 3. Thực hiện các tính toán cần thiết để trả lời các câu hỏi sau đây :a). Tính lực hấp dẫn giữa hai tàu thủy có khối lượng 6000 tấn ở cách nhau 0,5 km nếu xem chúng là chất điểm.b). Tính khối lượng của Trái Đất, biết bán kính Trái Đất là 6400 km và gia tốc trên mặt đất lấy gần đúng là 9,8 m/s2.ĐÁP ÁNCâu 1. DCâu 2. B.Câu 3. a) Tính lực hấp dẫn giữa hai tàu thuỷ :b) Tính khối lượng Trái Đất: Từ công thức tính gia tốc :Vậy khối lượng của Trái Đất lấy gần đúng là 6.1024 kg.

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Lực hấp dẫn – Định luật vạn vật hấp dẫn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-luc-hap-dan-dinh-luat-van-vat-hap-dan/feed 0 1024
Giáo án bài giảng Vật lý 10: Lực đàn hồi của lò xo – Định luật Húc https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-luc-dan-hoi-cua-lo-xo-dinh-luat-huc/ https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-luc-dan-hoi-cua-lo-xo-dinh-luat-huc/#respond Sun, 07 Nov 2021 15:14:53 +0000 https://hocvet.com/?p=1021 Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết phần thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý lớp 10, bài 12: Lực đàn hồi của lò xo – Định luật Húc theo chương trình SGK mới hiện nay. Hocbai.edu.vn hy vọng nội dung bài viết có thể làm tư liệu hữu ích giúp bạn nghiên cứu thêm cách thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lí lớp 10 về bài Lực đàn hồi của lò xo – Định luật Húc này nhé! I-MỤC TIÊU 1-Về kiến thức -Nêu được các đặc điểm về lực đàn hồi của

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Lực đàn hồi của lò xo – Định luật Húc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết phần thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý lớp 10, bài 12: Lực đàn hồi của lò xo – Định luật Húc theo chương trình SGK mới hiện nay. Hocbai.edu.vn hy vọng nội dung bài viết có thể làm tư liệu hữu ích giúp bạn nghiên cứu thêm cách thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lí lớp 10 về bài Lực đàn hồi của lò xo – Định luật Húc này nhé!

I-MỤC TIÊU

1-Về kiến thức

-Nêu được các đặc điểm về lực đàn hồi của lò xo, đặc biệt là điểm đặt và hướng.

-Phát biểu và viết được công thức của định luật Hức, hiểu rõ ý nghĩa các đại lượng có trong công thức và đơn vị của các đại lượng đó.

-Nêu được những đặc điểm về lực căng của dây và lực pháp tuyến của hai bề mặt tiếp xúc là hai trường hợp đặc biệt của lực đàn hồi.

-Biết được ý nghĩa của khái niệm : giới hạn đàn hồi của lò xo cũng như của các vật có khả năng biến dạng đàn hồi.

2-Về kĩ năng

-Sử dụng thành thạo các dụng cụ thí nghiệm như : thước đo, lực kế,…

-Tiến hành được thí nghiệm, phát hiện hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo. Nhận xét được : lực đàn hồi có xu hướng đưa lò xo trở về trạng thái ban đầu, khi chưa biến dạng.

-Biểu diễn được lực đàn hồi của lò xo khi bị giãn và bị nén.

-Tiến hành được thí nghiệm phát hiện ra mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa độ giãn của lò xo và độ lớn của lực đàn hồi.

-Vận dụng kiến thức về lực đàn hồi, định luật Hức để giải các bài tập có liên quan với bài học.

II-CHUẨN BỊ

Giảo viên

Nếu có điều kiện thì chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh :

-Lò xo phòng thí nghiệm : 03 chiếc giống nhau có giới hạn đàn hồi thoả mãn yêu cầu của thí nghiệm.

-Giá gắn lò xo.

-Một vài quả nặng có giống nhau.

-Một và lực kế lò xo có kiểu dáng và giới hạn đo khác nhau.

-Thước thẳng chia đến milimét.

-Bút dạ để vạch trên thước các vị trí khác nhau của lò xo (trong thí nghiệm ở hình vẽ 12.2).

-Một chiếc thước nhựa dùng để tiến hành thí nghiệm phát hiện lực đàn hồi ở các mặt tiếp xúc bị biến dạng.

Học sinh

-Một số loại lò xo làm thí nghiệm.

-Cách sử dụng lực kế để đo lực.

-Ôn lại khái niệm : vật, đàn hồi, biến dạng đàn hồi, tính chất đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo và sự “mỏi” của lò xo khi chịu tác dụng của lực quá lớn.

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinhTrợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1.(12 phút)Nhác lại khái niệm về lực đàn hồi của lò xo. Xác định hướng và điểm đặt của lực đàn hồi.Cá nhân suy nghĩ trả lời, tuỳ HS, có thể là:-Móc quả nặng vào đầu dưới của một lò xo gắn cố định thì thấy lò xo bị dãn.-Đặt quả nặng lên trên lò xo thì thấy lò xo bị nén lại.-Dùng hai tay kéo hai đầu lò xo thì thấy lò xo bị dãn ra.-Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng, hoặc tác dụng vào tay người trong các thí nghiệm trên gọi là lực đàn hồi. Trả lời: Lực đàn hồi có xu hướng làm cho lò xo lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu, nghĩa là giảm độ biến dạng.-Lực đàn hồi xuất hiên ở hai đầu lò xo, điểm đặt của lực đàn hồi là các vật tiếp xúc với lò xo tại hai đầu đó.-Lực đàn hồi có hướng sao cho : chống lại sự biến dạng.HS tiếp thu khái niệm ngoại lực.-Lưc đàn hồi ở hai đầu của lò xo có hướng ngược nhau.Cá nhân tiến hành thí nghiệm với lò xo, từ kết quả thí nghiệm, suy nghĩ, trả lời-Hai tay có chịu tác dụng của lực đàn hồi của lò xo. Lưc đàn hồi của lò xo có điểm đặt tại tay người, cùng phương, ngược chiều với lực kéo.-Khi lực đàn hồi cân bằng với lực kéo của lò xo thì ngừng giãn.-Khi thôi kéo, lực đàn hồi làm cho lò xo lấy lại chiều dài ban đầu.o. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào ? Có tác dụng gì ? Thí nghiệm nào có thể phát hiện ra sự tồn tại của lực đàn hồi của lò xo ?o. Khi một vật đàn hồi bị biến dạng thì ở vật xuất hiện một lực gọi là lực đàn hồi. Trong bài này ta nghiên cứu những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo.o. Trong các thí nghiệm đó, nhận thấy lực đàn hồi có xu hướng như thế nào ? Lực đàn hồi xuất hiện làm tăng hay giảm độ biến dạng của lò xo ?o. Lực đàn hồi của lò xo có xu hướng chống lại sự biến dạng, nếu lò xo bị giãn thì nó sẽ có xu hướng co lại hoặc nếu bị nén thì nó sẽ có xu hướng giãn ra i đến trạng thái ban đầu.o. Dựa vào định nghĩa lực đàn hồi và những nhận xét trên, hãy suy nghĩ trả lời câu hỏi: lực đàn hồi xuất hiện tại vị trí nào của lò xo ? có hướng như thế nào và điểm đặt tại đâu ?o. Trong các thí nghiệm trên, do trọng lượng của quả nặng, do lực kéo của tay, gọi chung là ngoại lực thì hướng của lực đàn hồi ở mỗi đầu của lò xo ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.o. Nhận xét về hướng của lực đàn hồi ở hai đầu lò xo ?o. Hoàn thành yêu cầu Cl.Gợi ỷ : – Dùng cảm nhận của ngón tay để phát hiện ra hướng của lực đàn hồi.– Mối quan hệ giữa độ lớn của lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo.
Hoạt động 2. (10 phút)Thí nghiệm tìm hiểu mối quan hệ giữa độ giãn của lò xo và độ lớn lực đàn hồi.HS làm việc theo nhóm.Tuỳ kết quả thí nghiệm cụ thể đưa ra câu trả lời cho yêu cầu C2.– Muốn tăng lực lò xo (nghĩa là tăng độ biến dạng) lên 2 hoặc 3 lần thì phải treo 2 hoặc 3 quả cân giống nhau.       HS tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả vào bảng.Có thể có nhận xét :-Khi độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.-Khi trọng lượng của quả cântăng khoảng (N) thì lực đànhồi tăng(N).-Tỉ số giữa độ dãn và lực đàn hồi có thể coi là không đổi.-Nếu treo quá nhiều quả cân thì lò xo bị giãn nhưng không co lại như ban đầu được nữa.HS ghi nhận khái niệm mới.o. Trong chương trình THCS chúng ta đã biết khi độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn, tuy nhiên chúng ta chưa biết mối quan hệ định lượng là như thế nào, chúng ta hãy tiến hành thí nghiệm như ở hình 12.2 SGK để xem nhà vật lí người Anh, Rô-bớt Húc đã giải quyết vấn đề nêu trên như thế nào ?GV nên lưu ý HS :-Lò xo bị giãn ra là do trọng lượng của quả cân.-chọn các lò xo giống hệt nhau, nếu không có thì hướng dẫn HS đánh dấu các vị trí của lò xo khi treo 1, 2, 3 quả cân.Một điều cũng đáng lưu ý với giáo viên khi chuẩn bị lò xo và quả cân sao cho khi treo quả cân vào thì lò xo không bị vượt quá giới hạn đàn hồi của nó.o. Theo định luật III Niu-tơn thì khi quả cân đứng yên ta có lực mà quả cân kéo lò xo và lực mà lò xo kéo quả cân có độ lớn bằng nhau. Do vậy, xác định trọng lượng của các quả cân cho phép ta biết độ lớn của lực đàn hồi.o. Hoàn thành yêu cầu C3.-Từ kết quả thu được, liệu có mối quan hệ toán học nào giữa độ lớn của lực đàn hồi và độ dãn của lò xo ?Với các đối tượng HS khá giỏi, GV có thể giải thích nhanh sự không chính xác tuyệt đối của kết quả thí nghiệm.GV tiến hành nhanh thí nghiệm sao cho lực tác dụng của quả cân vượt quá giới hạn đàn hồi của lò xo để nhắc lại và cho HS biết khái niệm về sự mỏi của lò xo mà HS đọc được ở SGK VL6 chính là do lò xo đã bị kéo giãn quá giới hạn đàn hồi của lò xo.
Hoạt động 3.(6 phút)Phát biểu nội dung định luật Húc.HS tiếp thu, ghi nhớ.  -Cùng chịu lực tác dụng, nếu lò xo nào có độ cứng lớn hơn thì bị biến dạng ít hơn và ngược lại.HS tiếp thu, ghi nhớ.GV thông báo kết quả nghiên cứu của nhà vật lí Rô-bớt Húc và thông báo nội dung định luật Húc và biểu thức tính độ lớn lực đàn hồi :Trong đó k là độ cứng (hay hệ số đàn hổi của lò xo), có đơn vị là N/m.o. Nhìn vào độ cứng của 2 lò xo khác nhau, ta có thể biết điều gì ?o. Bằng cảm nhận của tay, nếu lò xo nào càng cứng (nghĩa là khó nén hoặc dãn) thì lò xo đó có độ cứng càng lớn và ngược lại.
Hoạt động 4. (8 phút)Tìm hiểu các trường hợp đặc biệt của lực đàn hồi.Cá nhân suy nghĩ trả lời.-Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi lò xo nén hoặc dãn.-Lực đàn hồi của dây chun, dây thép chỉ xuất hiện khi chúng bị kéo dãn.-Lực căng có hướng và điểm đặt giống như lực đàn hồi của lò xo khi bị kéo dãn.Cá nhân suy nghĩ trả lời.b) Lực đàn hồi có điểm đặt tại vật, có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.o. So sánh lực đàn hồi của lò xo và lực đàn hồi của dây chun, dây thép ? Đối với các vật đó thì lực đàn hồi xuất hiện khi nào ?o. Trong trường hợp này thì lực đàn hồi được gọi là lực căng o. Nhận xét về điểm đặt và hướng của lực căng ?GV yêu cầu HS biểu diễn lực đàn hồi trong các trường hợp sau : Gợi ý : – Khi vật đứng yên thì có những lực nào tác dụng lên vật ?-Những lực đó có đặc điểm gì? Biểu diễn các lực đó.-Nêu đặc điểm của lực đàn hồi trong các trường hợp đó.
Hoạt động 5. (7phút)Củng cố, vận dụngCá nhân hoàn thành yêu cầu của giáo viên.GV có thể nhắc lại hoặc yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về lực đàn hồi, định luật Húc và các trường hợp đặc biệt của lực đàn hồi.o. Hoàn thành yêu cầu ở phiếu học tập.
Hoạt động 6. (2 phút)Tổng kết bài họcNhận xét giờ họcBài tập về nhà: Làm các bài tập trong SGK và SBT-Đọc mục “Em có biết ?” ở SGK.-Ôn lại các khái niệm về lực ma sát, các loại lực ma sát, vai trò, tác hại của lực ma sát và cách làm tăng, giảm ma sát trong thực tế.
PHIẾU HỌC TẬPCâu 1. Treo một vật vào đầu dưới của một lò xo gắn cố định thì thấy lò xo dãn ra 5 cm. Tìm trọng lượng của vật. Cho biết lò xo có độ cứng là 100 N/m.A.. 500 N.                        B.. 0,05 N.C.. 20 N.                         D.. 5 N.Câu 2. Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300g thì thấy lò xo giãn 2cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150g thì lò xo giãn một đoạn là bao nhiêu ?A.. 1 cm.             B.. 2 cm.             C.. 3 cm.            D.. 4 cm.Câu 3. Đặt một vật có trọng lượng 5N lên một chiếc lò xo thì thấy lò xo ngắn hơn chiều dài tự nhiên là 2 cm. Gắn cố định lò xo đó lên giá đỡ, muốn lò xo đó dài hơn chiều dài tự nhiên 2 cm thì phải treo ở đầu dưới một vật có khối lượng bao nhiêu ?A.. 5 kg.             B..0,5 kg.             C.. 10 kg.               D.. 1 kg.Câu 4. Dùng hai tay để ép hai đầu của một lò xo có độ cứng 100 N/m thì thấy lò xo bị ngắn đi so với chiều dài tự nhiên là 4 cm. Tính lực ép tại mỗi bài tay.A.. 2 N.             B.. 4 N.                C.. 200 N.               D.. 400 N.ĐÁP ÁNCâu 1. D.Câu 2. C.Càu 3. B.Câu 4. B.

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Lực đàn hồi của lò xo – Định luật Húc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-luc-dan-hoi-cua-lo-xo-dinh-luat-huc/feed 0 1021
Ví dụ về cân bằng phiếm định https://hocvet.com/tag/vi-du-ve-can-bang-phiem-dinh/ https://hocvet.com/tag/vi-du-ve-can-bang-phiem-dinh/#respond Sun, 12 Sep 2021 15:16:14 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=928 Giáo án bài giảng Vật lý 10: Các dạng cân bằng và câng bằng của vật có chân đế Giáo án bài giảng Vật lý 10: Các dạng cân bằng và câng bằng của vật có chân đế. Đây là nội dung mà Hocbai.edu.vn muốn chia sẽ cùng bạn đọc với mong muốn có thể giúp bạn đọc có thêm tư liệu để nghiên cứu cách thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lí lớp 10 theo theo chương trình mới hiện nay. I-MỤC TIÊU 1-Về kiến thức -Phân biệt được các dạng cân bằng: bền, không bền và

Bài viết Ví dụ về cân bằng phiếm định đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Giáo án bài giảng Vật lý 10: Các dạng cân bằng và câng bằng của vật có chân đế

Giáo án bài giảng Vật lý 10: Các dạng cân bằng và câng bằng của vật có chân đế. Đây là nội dung mà Hocbai.edu.vn muốn chia sẽ cùng bạn đọc với mong muốn có thể giúp bạn đọc có thêm tư liệu để nghiên cứu cách thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lí lớp 10 theo theo chương trình mới hiện nay.

I-MỤC TIÊU

1-Về kiến thức

-Phân biệt được các dạng cân bằng: bền, không bền và cân bằng phiếm định.

-Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.

2-Về kĩ năng

-Xác định được dạng cân bằng của vật.

-Xác định được mặt chán đế của một vật đặt trên một mặt phẳng đỡ.

-Vận dụng được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế trong việc giải các bài tập.

-Biết cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng.

II-CHUẨN BỊ

Giáo viên

Chuẩn bị các thí nghiệm theo hình 20.2, 20.3, 20.4, 20.6 SGK.

Học sinh

Ôn lại kiến thức về momen lực.

III-THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của học sinhTrợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1.(10 phút)Phân biệt ba dạng cân bằngCá nhân nhận thức vấn đề của bài học.      Trả lời : Theo cách bố trí ta thấy thước là một vật có trục quay cố định. Ở vị trí thẳng đứng trọng lực tác dụng lên thước có giá đi qua trục quay nên có momen bằng không do đó thước ở trạng thái cân bằng. HS quan sát, mô tả.– Vị trí như hình a) sau khi bị lệch thước quay ra xa vị trí cân bằng vì lúc này trọng lực có giá không đi qua trục quay, gây ra momen làm quay thước theo chiều ra xa vị trí ban đầu. C1: Khi vẽ mặt cắt, mặt chân đế của vật ở các vị trí 1, 2, 3 lần lượt là các đoạn AB, AC, AD. Mặt chân đế của vật ở vị trí 4 là điểm A – Tại các vi trí 1, 2, 3, vật cân : bằng và giá của trọng lực đều đi qua mặt chân đế. Còn ở vị trí 4 ; giá của trọng lực không đi qua mặt chân đế và vật không cân bằng.  Cá nhân nêu điều kiện.Đặt vấn đề: Qua các bài học trước chúng ta đã biết một vật ở trạng thái cân bằng khi điều kiện cân bằng được thỏa mãn. Nhưng liệu trạng thái cân bằng của các vật khác nhau có giống nhau không ? Trong bài học này ta sẽ nghiên cứu để tìm ra tính chất khác nhau của các trạng thái cân bằng hay các dạng cân bằng.GV để thước ở ba vị trí cân bằng theo các hình vẽ sau :o. Giải thích tại sao thước lại đứng yên ?-GV tiếp tục tiến hành thí nghiệm. Với mỗi vị trí cân bằng của thước, chạm nhẹ cho thước lệch đi một chút, cho HS quan sát diễn biến tiếp theo.o. Giải thích hiện tượng quan sát thấy và rút ra nhận xét sơ bộ về tính chất của ba vị trí cân bằng ?o. Hãy hoàn thành yêu cầu C1. Nhận xét : vị trí giá của trọng lực so với mặt chân đế trong mỗi trường hợp đó ?o. Nêu điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.
Hoạt động 4. (14 phút)Nghiên cứu mức vững vàng của cân bằng    Làm thí nghiệm, quan sát và rút ra nhận xét:-Chỉ cần tác dụng một lực rất nhỏ là khối hộp ỏ vị trí 3 bị đổ ngay. Tăng lực tác dụng thì đến lượt vật ở vị trí 2 bị đổ. Tăng lực đến một mức đáng kể thì mới làm đổ được vật ở vị trí 1. Vậy trạng thái cân bằng 1 là vững vàng nhất còn trạng thái cân bằng 3 là kém vững vàng nhất.– Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào độ cao của trọng tâm và diện tích mặt chân đế.-Muốn tăng mức vững vàng của cân bằng thì phải tăng diện tích mặt chân đế và hạ thấp trọng tâm.Trả lời câu hỏi C2:-Khi ôtô chất nhiều hàng thì trọng tâm của ôtô bị nâng cao. Đến những chỗ đường nghiêng thì giá của trọng lực sẽ đi gần mép của mặt chân đế nên ôtô chất trên nóc nhiều hàng dễ bị lật đổ ở chỗ đường nghiêng.-Phần dưới của con lật đật có khối lượng rất lớn so với phần còn lai nên trọng tâm của nó ở sát đáy, do đó trạng thái cân bằng của lật đật là bền, mức vững vàng của lật đật rất cao.o. Các trạng thái cân bằng của thước và của khối hộp không chỉ khác nhau về dạng mà còn khác nhau về mức vững vàng. Đối với thước chỉ cần tác dụng vào đầu thước một lực rất nhỏ theo phương ngang là thước bị lệch khỏi vị trí cân bằng, chứng tỏ là các trạng thái cân bằng của thước kém vững vàng .o. Trong ba trường hợp cân bằng của thước thì trường hợp nào dễ bị đổ nhất? Trường hợp nào khó bị đổ nhất ?GV cho HS lấy tay tác dụng lực theo phương ngang vào mép trên của khối hộp đến khi khối hộp đổ.o. Dựa vào lực cần tác dụng, nhận xét về tính vững vàng của trạng thái cân bằng của vật ở các vị trí ?o. Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?Gọi ỷ: so sánh độ cao của trọng tâm và diện tích măt chân đế của vât ở các vi trí 1,2,3.o. Muốn tăng mức vững vàng của cân bằng ta làm thế nào?o. Hoàn thành yêu cầu C2.Gợi ý: -Chiều cao của vật cao sẽ ảnh hưởng đến vị trí của trọng tâm.-Người ta thường đổ xi măng vào phần dưới của con lật đật. Việc làm đó có ý nghĩa gì ?
Hoạt động 5. (7phút)Củng cố, vận dụng-Cá nhân tự đọc phần ghi nhớ SGK.Làm bài tập 4 SGK.GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cần nhớ trong bài.Yêu cầu HS làm bài tập 4 SGK.Gợi ý: Chú ý vào vị trí trọng tâm của các vật và mặt chân đế trong từng trường hợp
Hoạt động 6. (2 phút)Tổng kết bài họcCá nhân nhận nhiệm vụ học tập.GV nhận xét giờ học.Bãi tập về nhà : làm bài 5, 6 SGK.Ôn tập các kiến thức về vận tốc góc, định luật II Niu-tơn và mô men lực.

Bài viết Ví dụ về cân bằng phiếm định đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/tag/vi-du-ve-can-bang-phiem-dinh/feed 0 928
Giải bài tập Vật lý lớp 10 – Soạn bài giáo án Vật Lý 10 https://hocvet.com/lop-10/vatly10/ https://hocvet.com/lop-10/vatly10/#respond Sun, 12 Sep 2021 10:08:41 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=853 Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài kiểm tra chương 3 – Cân bằng và chuyển động của vật rắn Mời bạn cùng tham khảo nội dung phần biên soạn thiết kế giáo án mẫu bài kiểm tra chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn theo chương trình SGK Vật lí lớp 10 mới hiện nay. Mong rằng nội dung mà Hocbai.edu.vn chia sẽ, có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc tham khảo về cách thiết kế mẫu bài kiểm tra chương 3 này nhé! I-MỤC TIÊU -Củng cố, khắc sâu kiến thức ở

Bài viết Giải bài tập Vật lý lớp 10 – Soạn bài giáo án Vật Lý 10 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài kiểm tra chương 3 – Cân bằng và chuyển động của vật rắn

Mời bạn cùng tham khảo nội dung phần biên soạn thiết kế giáo án mẫu bài kiểm tra chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn theo chương trình SGK Vật lí lớp 10 mới hiện nay. Mong rằng nội dung mà Hocbai.edu.vn chia sẽ, có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc tham khảo về cách thiết kế mẫu bài kiểm tra chương 3 này nhé!

I-MỤC TIÊU

-Củng cố, khắc sâu kiến thức ở chương III.

-Rèn luyện đức tính trung thực, cần cù, cẩn thận, chính xác, khoa học, phát huy khả nãng làm việc độc lập ở HS.

II-CHUẨN BỊ

Giáo viên

-Đề bài kiểm tra theo mẫu.

Học sinh

-Kiến thức của toàn chương ni có sử dụng kiến thức chương I, II.

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt đông của hoc sinh                  Trơ giúp của giáo viên
Hoạt động 1. Ôn định lớpGV kiểm tra sĩ số HS và nêu yêu cầu về kỉ luật đối với giờ kiểm tra.
Hoạt động 2. Làm bài kiểm traGV phát bài kiểm tra tới từng HS.Quản lí HS làm bài, đảm bảo tính công bằng, trung thực trong làm bài
Hoạt động 3.Tỏng kết giờ họcGV thu bài và nhận xét về kỉ luật giờ học. Bài tập về nhà : ôn lại quy tắc hình bình hành và điều kiện cân bằng của một chất điểm.

NỘI DUNG KIỂM TRA

I-BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1.. Khoanh tròn trước đáp án mà em lựa chọn (Chú ý : mỗi câu chỉ được chọn một đáp án).

Câu 1. Các dạng cân bằng của vật rắn đó là :

A.. cân bằng bền, cân bằng không bền.

B.. cân bằng bền, cân bằng phiếm định.

C.. cân bằng không bền, cân bằng phiếm định.

D.. cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định.

Câu 2. Một người gánh hai thùng hàng, thùng A nặng 200N và thùng B nặng 300N được mắc vào hai đầu của một chiếc đòn gánh dài 1m. Để đòn gánh nằm thăng bằng thì vai người đó phải đặt ở đâu ?

A.. Cách thùng A 40m.

B.. Cách thùng A 60m.

C.. Cách thùng A 50m.

D.. Đặt tại bất kì điểm nào trên đòn gánh.

a

Câu 3. Hai lực  trong hình vẽ tạo thành một ngẫu lực, với FA = FB = 15N. Biết AB = 30 cm.

b

Mô men ngẫu lực có giá trị

A.. M = 450 N.m.

B.. M = 4,5 N.m.

C.. M = 9 N.m.

D.. M = 2,25 N.m.

Câu 4. Để chiếc thước AB (hình vẽ) nằm thăng bằng khi treo vật có khối lượng 4 kg thì cần tác dụng một lực tối thiểu bằng bao nhiêu vào điểm O2 ?

h

A.. 4N.

B.. 8N.

C.. 40N.

D.. 80N.

Câu 5. Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi những yếu tố nào ?

A.. Độ cao của trọng tâm.

B.. Diện tích mặt chân đế.

C.. Độ cao của trọng tâm và diện tích mặt chân đế.

D.. Độ cao của trọng tâm, diện tích mặt chân đế và khối lượng của vật.

Câu 6. Một vật có khối lượng 1 kg đứng yên trên mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng 30° (hình vẽ). Tính độ lớn lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10 m/s2.

c

A..  Fms = 5N.

B..  Fms =  8,7N.

C..  Fms = 10N.

D..  Fms = 13,7N.

2.. Ghép phần bên trái với phần bên phải đê được một câu đúng

d

II-BÀI TẬP TỰ LUẬN

e

ĐÁP ÁN

I – BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1.. Câu hỏi nhiều lựa chọn

Câu123456
Đáp ánDBBCCA

2.. Câu hỏi ghép đôi

Trái1234567
Phảiehafbcg

II – BÀI TẬP Tự LUẬN Biểu diễn lực (hình vẽ)

f
g

Bài viết Giải bài tập Vật lý lớp 10 – Soạn bài giáo án Vật Lý 10 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/lop-10/vatly10/feed 0 853