Chứng minh truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen Ri được kết thúc trên cơ sớ hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.
Mở bài
- O Hen Ri là nhà văn nổi tiếng của nước Mĩ.
- Nhiều truyện ngắn của ông, đặc biệt là truyện Chiếc lá cuối cùng đã để lại ấn tượng không phai mờ trong lòng người đọc.
- Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, nhà văn đã phát hiộn ra chất ngọc trong những con người khốn cùng, đặc biệt những người nghệ sĩ nghèo.
- Cái hay của tác phẩm không chỉ bởi nội dung giàu tính nhân văn mà còn bởi nội dung đó được trình bày trong một lối kết cấu đặc biệt: Nghệ thuật đảo ngược tình huổng. Câu chuyện có nội dung tưởng là đơn giản vậy mà nó đã làm bao trái tim rung động.
Thân bài
Tóm tắt tác phẩm
Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo, còn trẻ sống trong một căn hộ thuê gần công viên Oa-sinh-tơn. Cụ Bơ-men cũng là một họa sĩ nghèo thuê phòng ở tầng dưới. Bôn chục năm nay, cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền. Lúc ấy vào mùa đông. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muôn sông nữa. Cô đêm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đôi diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời. Xiu là người bạn cùng thuê phòng với Giôn-xi. Cô chăm sóc chu đáo và luôn động viên Giôn-xi nhưng Giôn-xi vẫn buồn. Xiu kể cho cụ Bơ-men nghe về chuyện của Giôn-xi. Trong đêm mưa gió hôm đó, cụ Bơ-men đã vẽ một chiếc lá thường xuân thay vào chỗ chiếc lá thật đã rụng. Sáng dậy, Giôn-xi đòi Xiu mở cửa sổ. Cô thấy chiếc lá thường xuân vẫn bám chặt vào tường. Lúc đó, Xiu đã nhận ra mình phải cố gắng để khỏi bệnh. Và Giôn-xi đã qua được cơn nguy hiểm. Xiu đã kể cho Giôn-xi nghe vồ viộc cụ Bơ-men bị sưng phổi và đã chết bởi chính cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân thav cho lá thật đã rụng. Và Xiu đã khẳng định: đó là kiệt tác cua cụ Bơ-men trong cuộc đời họa sĩ của cụ.
Sự bất ngờ trong kết cấu của tác phẩm
- Câu chuyện được đặt vào bôi cảnh một ngôi nhà ba tầng tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ trong khu phố nhỏ ở phía tây công viên Oa-sinh-tơn. Thời điểm xảy ra sự việc được coi là tháng mười một, khi gió lạnh mùa đông tràn về.
- Hai nữ họa sĩ trẻ và nghèo là Xiu và Giôn-xi thuê chung một căn phòng trên tầng thượng ngôi nhà. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi. Cô không muốn sông nữa một phần vì bệnh nặng, một phần vì nghèo không có tiền thuốc thang. Hằng ngày, cô nằm quay mặt ra cửa sổ nhìn cây thường xuân bám vào tường phía trước mặt. Mỗi lần có chiếc lá rơi, cô lại đếm sô lá còn lại và chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nô’t thì cô cũng buông xuôi lìa đời. Xiu chăm sóc bạn chu đáo, nhưng Giôn-xi vẫn không bỏ ý định đó.
- Cụ Bơ-men cũng là họa sĩ nghèo sông ở căn phòng thuê dưới cùng.
- Xiu kể cho cụ Bơ-men nghe bệnh tình của Giôn-xi và ý định của bạn.
- Bằng tình yêu thương những người cùng cảnh ngộ, cụ Bơ-men đã vẽ lên tường chiếc lá khi chiếc lá thật trên tường dã rụng.
- Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong một trong một đêm mưa gió dữ dội. Chính vì vậy, cụ bị sưng phổi và qua đời.
- Từ đầu, ta thấy Giôn-xi bị bệnh sưng phổi nặng và như đang tiến dần đến cái chết, khiến độc giả thương cảm, lo lắng. Nhưng tình huống đảo ngược lúc gần kết thúc truyện. Giôn-xi trở lại với lòng yêu đời, bệnh tình thoát cơn nguy hiểm. Giôn-xi ngồi đan, xin chị Xiu cho ăn; Giờ thi chị có thể cho em tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ… Giôn-xi còn nói về ước mơ của mình: Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào dó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ. Độc giả thở phào, trút được gánh nặng lo âu. Đó là lần đảo ngược tình huống thứ nhất, chẳng những làm cho nhân vật bất ngờ mà độc giả cũng bất ngờ.
- Cụ Bơ-men đang khỏe mạnh như vậy. chẳng ai ngờ đến cái chết của cụ được thông báo cũng vào lúc truyện gần kết thúc: “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. “. Đó là lần đảo ngược tình huống thứ hai khiến nhân vật trong truyện bất ngờ mà độc giả cũng bất ngờ. Câu chuyện trở nên hấp dẫn, thu hút người đọc.
Kết bài
- Hai lần đảo ngược tình huống trái chiều nhau (Giôn-xi tưởng không tránh khỏi cái chết lại sông; cụ Bơ-men đang khỏe mạnh lại chết). Sự đảo ngược này làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
- Tác phẩm khép lại, nhưng tấm lòng yêu thương những người cùng cảnh ngộ của nhân vật Xiu, của cụ Bơ-men thì mãi mãi lưu giữ trong lòng người đọc. Chiếc lá cuối cùng đã trở thành kiệt tác của cụ Bơ-men và cũng là hình ảnh đẹp, hình ảnh trung tâm của tác phẩm.