Học vẹt https://hocvet.com giáo dục cho mọi lứa tuổi Mon, 08 Nov 2021 03:54:22 +0000 vi-VN hourly 1 163425933 Soạn bài so sánh hai bài thơ Sông núi nước Nam và Nước Đại Việt Ta https://hocvet.com/soan-bai-sanh-hai-bai-tho-song-nui-nuoc-nam-va-nuoc-dai-viet-ta/ https://hocvet.com/soan-bai-sanh-hai-bai-tho-song-nui-nuoc-nam-va-nuoc-dai-viet-ta/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:53:57 +0000 https://hocvet.com/?p=1181 Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta – Ngữ văn lớp 8. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ra đời sau Nam quốc sơn hà mấy trăm năm và quả thực là sự kế thừa và phát triển hoàn thiện ý thức về độc lập chủ quyền, ý thức về quốc gia dân tộc. Nam quốc sơn hà tương truyền là bài thơ thần của nhà thơ, vị tướng quân Lý Thường Kiệt.

Bài viết Soạn bài so sánh hai bài thơ Sông núi nước Nam và Nước Đại Việt Ta đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta – Ngữ văn lớp 8.

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ra đời sau Nam quốc sơn hà mấy trăm năm và quả thực là sự kế thừa và phát triển hoàn thiện ý thức về độc lập chủ quyền, ý thức về quốc gia dân tộc.

Nam quốc sơn hà tương truyền là bài thơ thần của nhà thơ, vị tướng quân Lý Thường Kiệt. Bài thơ tứ tuyệt này có thể coi là một trong những bài thơ sớm nhất đề cao tinh thần dân tộc. Lúc ấy khái niệm quốc gia, chủ quyền độc lập còn đơn giản chứ chưa được hiểu sâu sắc và toàn diện như sau này. Tuy nhiên khi bài thơ khẳng định:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Thì ý thức dân tộc đã được tiến một bước dài rồi. Thời trung đại, phong kiến Trung Hoa lớn mạnh vô cùng. Người Trung Quốc tự cho rằng họ là tinh hoa của vũ trụ. Chỉ có vua của Trung Hoa mới được xếp vào hạng “đế”, hàng “Thiên tử” có thể thay trời hành đạo. Còn tất cả các nước khác xung quanh chỉ là hàng “man di, mọi rợ” và cùng lắm phong cho vua các nước chư hầu một chữ “vương” thôi. Trong con mắt của phong kiến Trung Hoa, nước ta lúc ấy cũng được coi là một nước chư hầu. Thế nhưng câu thơ trong Nam quốc sơn hờ lại khẳng định vô cùng đanh thép. Nước Nam ta cũng có “hoàng đế” cũng xứng danh “Thiên tử” bởi:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Rành rành định phận ở sách trời)

Chúng ta có lãnh thổ riêng. Ranh giới Bắc – Nam phân định rõ ràng “tại thiên thư”. Và như vậy người Đại Việt có quyền tự hào và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc ngàn đời.

Từ Nam quốc sơn hà đến Bình Ngô đại cáo (đoạn trích Nước Đại Việt ta) là một sự phát triển hoàn thiện khái niệm quốc gia dân tộc. Nhà văn Nguyễn Trãi viết:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi lúc này không phải là tranh luận về hai chữ đế, vương, không phải là cái khái niệm mơ hồ về ranh giới lãnh thổ mà là ở truyền thống văn hiến lâu đời. Văn hiến nghĩa là ca ngợi tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần mà chúng ta đã làm được trong lịch sử.

Quốc gia, dân tộc, chủ quyển… của Nguyễn Trãi còn là:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, lý, Trần hao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi hên xưng đế một phương

Chủ quyền dân tộc với tác giả phải là có lãnh thổ rạch ròi, có truyền thống, có phong tục, có những thói quen thẩm mỹ. Nhưng điều nổi bật nhất để khẳng định chủ quyền của quốc gia chính là lịch sử. Lịch sử sẽ là bằng chứng hùng hồn không thể nào chối cãi được. Ớ trong câu văn của Nguyễn Trãi, ta thấy tác giả một lần nữa nhắc đến sự khác biệt đế, vương. So với Nam quốc sơn hà thì ở điểm này, Bình Ngô đại cáo có sự kế thừa. Dân tộc trong quan niệm của nhà văn còn phải có “anh hùng hào kiệt”. Đó mới là những con người tạo ra lịch sử, vừa là những bằng chứng hùng hồn về truyền thống của nước ta.

Có thể nói, ở đoạn trích Nước Đại Việt ta nói riêng và Bình Ngô đại cáo nói chung, có một sự chuyển biến lớn về tư tưởng. Ở đây, cái quan niệm về quốc gia dân tộc hoàn thiện hơn nhiều so với Nam quốc sơn hà. Trên cơ sở những gì đã có, nhà văn Nguyễn Trãi đã kế thừa trọn vẹn Nam quốc sơn hà để rồi từ đó tạo ra bản anh hùng ca bất hủ, bản “tuyên ngôn độc lập thứ hai” trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của đồng bào ta.

Bài viết Soạn bài so sánh hai bài thơ Sông núi nước Nam và Nước Đại Việt Ta đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/soan-bai-sanh-hai-bai-tho-song-nui-nuoc-nam-va-nuoc-dai-viet-ta/feed 0 1181
Phân tích tấn bi kịch của nhân vật Hộ trong truyện Đời Thừa của Nam Cao https://hocvet.com/phan-tich-tan-bi-kich-cua-nhan-vat-ho-trong-truyen-doi-thua-cua-nam-cao/ https://hocvet.com/phan-tich-tan-bi-kich-cua-nhan-vat-ho-trong-truyen-doi-thua-cua-nam-cao/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:52:28 +0000 https://hocvet.com/?p=1178 Phân tích tấn bi kịch của nhân vật Hộ trong truyện Đời Thừa của Nam Cao (ngữ văn lớp 11) – Tôi nhớ có một nhà văn Nga đã phát biểu: Những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, còn những gia đình bất hạnh thì đau khổ theo kiểu riêng của mình trong nỗi đau chung của cuộc đời. Rõ nhất là dưới bóng đêm của xã hội cũ, mỗi con người đều gắn liền với mỗi số phận, mỗi nỗi đau riêng. Mỗi tác phẩm văn chương lại xuất phát từ cuộc đời. Hầu như trong cuộc đời cũ,

Bài viết Phân tích tấn bi kịch của nhân vật Hộ trong truyện Đời Thừa của Nam Cao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Phân tích tấn bi kịch của nhân vật Hộ trong truyện Đời Thừa của Nam Cao (ngữ văn lớp 11) – Tôi nhớ có một nhà văn Nga đã phát biểu: Những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, còn những gia đình bất hạnh thì đau khổ theo kiểu riêng của mình trong nỗi đau chung của cuộc đời. Rõ nhất là dưới bóng đêm của xã hội cũ, mỗi con người đều gắn liền với mỗi số phận, mỗi nỗi đau riêng. Mỗi tác phẩm văn chương lại xuất phát từ cuộc đời. Hầu như trong cuộc đời cũ, những áng văn chương sống lâu với thời gian phần nhiều lại là những tác phẩm viết về nỗi đau của con người.

Phải chăng bản thân những băn khoăn về nổi đau ấy tự nó bộc lộ một khát vọng cao đẹp. Có lẽ nhà văn muốn đồng hành với đồng bào, đồng loại của mình trên hành trình đi đến một chân trời hạnh phúc và vẹn toàn. Nam Cao là một trong những nhà văn như thế qua nhiều tác phẩm, nổi bật là “Đời thừa” với tấn bi kịch của nhàn vật Hộ.

Đọc “Đời thừa”, tiếp xúc với văn sĩ Hộ, người đọc cứ bị ám ảnh mãi về những bi kịch tinh thần mà người trí thức dưới xã hội thực dân nửa phong kiến phải gánh chịu. Có lẽ khi viết “Đời thừa”, Nam Cao đã sống với nỗi đau của người trí thức – một chứng nhân trong cuộc – bởi vậy ống rất tin vào những điều tốt đẹp trong nhân cách của người trí thức. Và đồng thời ông cũng bộc lộ khát khao về hạnh phúc của những nhân vật đáng thương ấy. Người trí thức tiểu tư sản là một hình ảnh nổi bật trong những sáng tác của Nam Cao. Viết về người trí thức, ông không chỉ viết bằng vốn liếng, quan sát của mình mà còn viết với sự thông cảm sâu sắc. Bản thân cuộc đời ông lắm gian nan nhưng ông chỉ quan tâm đến sự thiếu thốn về vật chất, mà điều ông đặc biệt để ý đến là những trăn trở day dứt, thể hiện những khát vọng cao cả, những sự nghiệt ngã trong cuộc đời thực đã dìm xuống. Đó là những con người “lực bất tòng tâm” để rồi dẫn họ đến một bi kịch tinh thần. Nhân vật Hộ đã mang đủ những tính cách như thế.

Anh là người chồng của một người vợ ốm yếu, là cha của những đứa con hay đau bệnh. Gánh nặng gia đình và trách nhiệm của một người chồng, người cha luôn đè nặng trên đôi vai của anh. Ở một phương diện khác, anh lại là một nhà vãn. Đây là công việc mà anh tự cho là hết sức cao quý. Ở Hộ luôn có sự giằng co không dung hòa nổi, không giải quyết được mâu thuẫn giữa tư cách một nhà vãn và trách nhiệm của một người chủ gia đình.

Với tư cách là trụ cột gia đình, Hộ đã có ước muốn nào cho tổ ấm nho nhỏ của mình? Trong thực tế, anh đã làm được gì cho gia đình ấy? Hộ chỉ là một nhà văn nghèo sống bằng tình thương. Ước mơ của Hộ là mang lại hạnh phúc cho vợ con mình – những người mà anh thương. Hộ luôn biết vươn lên với một nguyên tắc sống “kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên dôi vai người khác đế thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp dỡ kẻ khác trên đôi vai mình ”. Thời gian đầu, Hộ đã trung thành với nguyên tắc ấy. Hộ cúi xuống để cứu giúp cuộc đời đau khổ của Từ với một tình thương, một tâm hồn hoàn toàn vô tư, độ lượng.

Anh đã từng có một suy nghĩ hết sức cao đẹp: nếu cần anh cũng sẵn sàng hi sinh niềm say mê nghề nghiệp của mình cho hạnh phúc gia đình. Ở thời gian đầu, Hộ đã làm được việc đó. Nhưng cái gánh nặng gia đình ngày càng nặng, con đường phía trước còn quá dài. Đôi vai anh trĩu xuống, đôi chân ạnh dừng ỉại. Vả lại Từ chẳng thể đỡ đần gì về mặt kiếm sống cho chồng vì không vốn và bận bịu đàn con thơ. Từ đã không san sẻ được cái gánh nặng cuộc đời với chồng mặc dầu trong thâm tâm Từ rất muốn làm như thế. Cứ loay hoay mãi trong vòng ràng buộc “áo cơm”, Hộ lại rơi vào sự bế tắc bất lực. Còn đâu những hoài bão lớn mà Hộ đã từng vun đắp? Bấy giờ đói rét đã có nghĩa lí đối với nhà văn say mê lí tưởng ấy rồi. Anh không còn dám khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Anh đã biết giá trị của đồng tiền và cái nhục của một thằng đàn ông không nuôi nổi vợ con.

Hộ giận cuộc đời thật khắt khe đối với mình, giận vợ con và giận cả bản thân mình. Hộ tìm quên lãng trong hơi rượu, và những lời lẽ bốc đồng cay nghiệt, cộc cằn như một tên vô lại trút cả lên đầu vợ con: “ngày mai, chỉ ngày mai thôi là tôi đuổi tất cả mấy mẹ con mình ra khỏi cái nhà này… Mấy đứa kia đều đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ có biết ăn với hét? Cả con mẹ nữa… cũng đáng vật một nhát cho chết nốt …”. Hộ đã rơi vào sự tha hóa từ những lời lẽ thô lỗ như thế. Nhưng Nam Cao đã biết dừng lại đúng lúc. Ông không để cho nhân vật của mình trượt dài trên con đường tha hóa, để rồi một lúc nào nhìn lại, Hộ lại hối hận vì những lầm lỗi không thể tha thứ được.

Ở đây, nhà văn để cho người trí thức như Hộ suy nghĩ; trăn trở để tự suy xét mình. Họ là những người ưa hướng nội, luôn sống với nội tâm của mình. Phải chăng nhờ đặc điểm này mà họ có những khoảnh khắc thức tỉnh, để không trở thành những tội nhân đáng thương, những kẻ đáng lên án của xã hội. Hộ cũng là một con người như thế. Sau những cơn say, Hộ lại ân hận và tự giày vò, nguyền rủa mình. Hộ không ngờ rằng có lúc con người mình lại đồi bại như thế. Nhờ tự vấn lương tâm mà Hộ đã có phút thức tỉnh, ăn năn, ân hận. Cho dù Hộ là con người cao quý thế nào đi chăng nữa, Hộ cũng đã gây ra đau khổ cho người thân, đó là lỗi lầm đáng trách. Nhưng còn một điểu may mắn, Hộ vẫn là một con người. Cũng bởi vì còn là một con người nên Hộ đã khổ, đã phải rơi vào bi kịch: Nỗi khổ tâm do mâu thuẫn không giải quyết được giữa cái khổ vật chất và tâm hồn. Hộ luôn bị giằng xé giữa hai đối cực của tình cảm và của hành động, đó là sự chọn lựa giữa sự cao cả và cái thấp hèn; giữa lòng vị tha và tính vị kỉ … Đây là tấn bi kịch ghê gớm, quằn quại. Nỗi dằn vặt ấy Nam Cao đã thấy được, đã hiểu được, hiểu sâu vào nội tâm nhân vật của mình. Đây chính là nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo của nhà vãn Nam Cao…

Nhưng nếu chỉ có thế thì cuộc đời của văn sĩ Hộ chưa đáng “thừa”. Trong ý thức, Hộ chưa bao giờ rẻ rúng nghề văn của mình. Ngược lại, anh rất sung sướng và tự hào về nghề văn “thử có người giàu bạc vạn nào thuận dổi lấy cái địa vị của tôi, chưa chắc tôi dã đổi”. Hộ đã nói một cách chân thật suy nghĩ của mình như thế.

Đọc một đoạn văn hay, Hộ ngây ngất đầy khoái cảm nhưng đó cũng chính là lúc Hộ nhận ra rằng, chi tại “tôi mê văn quá nên mới khổ”. Hộ luôn ấp ủ một ước mơ: Tác phẩm của mình sẽ đoạt giải Nô-ben, sẽ làm lu mờ những tác phẩm khác. Chứng ta không nên có thái độ cực đoan đối với nhân vật Hộ. Hộ không phải là kẻ háo danh. Anh chỉ muốn tác phẩm mình thực sự có giá trị, phải vượt lên trên tất cả để trường tồn với không gian và thời gian. Một tác phẩm hay phải bao quát cả bề rộng và chiếu sâu, chứa đựng tình người lớn lao, mạnh mẽ. Hộ đã nói điếu này trong lúc uống rượu, nhưng đừng nghĩ rằng đây là những lời lẽ bốc hơi men, mà đày là những lời lẽ chân tình, chân thực đã được ấp ủ lâu trong lòng Hộ, mang khát vọng cháy bỏng trong tàm can Hộ. Đây là những điều mà ngày thường anh không nói ra.

Theo thời gian, Hộ phải quay về với cuộc sống thực tại. Những giây phút hạnh phúc ấy quả là ngắn ngủi, ít ỏi trong cuộc đời Hộ. Chính Từ đã kéo Hộ trở về với thực tại, một sự thực nghiệt ngã với những cái tẹp nhẹp, tủn mủn: mắm, gạo, thuốc, tiền nhà… Hộ như vỡ mộng, đâm ra cáu gắt nhưng vẫn không trốn được những cái tẹp nhẹp ấy. Thế là nhà văn Hộ phải viết ẩu, viết vội mặc dù anh tự biết rằng “sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Hộ không cho phép mình là kẻ đè tiện nhưng thực tế thì Hộ đã phải viết “toàn những cái vô vị nhạt nhẽo… quấy loăng trong một thứ văn bằng phẳng và quá dể dãi”. Khi đọc lại những trang viết như thế, Hộ cảm thấy xấu hổ: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng dĩa rồi”. Hộ đã không tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi mà chỉ còn là một người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu có sẵn. Điều này có nghĩa Hộ đã là một con người thừa, “thừa” với ngay cả cái nghề mà anh ta tự hào: “cái mộng vân chương ngày nào bây giờ cũng chỉ là mộng”. Hộ cố nhớ lại những gì rất xa xôi, là hoài bão tốt đẹp trong đầu một chàng trai trẻ hăm hở bước vào đời và bước vào nghề. Cuộc đời sáng tác có lẽ đã chấm hết bởi những tác phẩm Hộ viết và tiếp tục viết sẽ chẳng còn cần thiết cho đời nữa. Là một người thừa trong nghiệp văn, nhưng Hộ lại vẫn còn là con người đầy lòng tự trọng, vẫn còn có cái khát vọng cao cả, vì vậy mà anh ta đã khổ, đã rơi vào bi kịch.

Chính những bất công phi lí của xã hội thực dân nửa phong kiến đã không “nuôi ” nổi những ước mơ cao đẹp của con người. Từ đó tạo nên bi kịch. Đấv cũng chính là chiều sâu của cuộc đời thường, một nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo của nhà vãn Nam Cao.

Người trí thức trong tác phẩm của Nam Cao dường như luôn ở tư thế giằng co giữa hai đối cực của tình cảm, của quá trình tâm lí, của nhân cách. Có lúc họ hi vọng nhưng rồi lại tuyệt vọng, chán chường. Nhiêu lúc lằn ranh phân chia những đối cực ấy mỏng manh như những sợi tóc, chênh vênh, chao đảo. Nhưng Nam Cao đã không để cho nhân vật của mình rơi xuống hố sâu của cái ác và cái xấu. Họ vẫn là người, mang trong mình tính cách của một người trí thức có tâm huyết.

Đọc xong tác phẩm, có một điều đáng quý là tấm lòng của Nam Cao, vừa cảm thông trước bi kịch khổ đau của Hộ, vừa bao dung trước những lỗi lẩm, vừa trân trọng những hoài bão tốt đẹp. phát huy những khát vọng cao cả mà nhãn vật muốn vươn tới. Điều này thật dáng quý và đó là tấm lòng nhàn đạo của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao khi dựng lên bi kịch cùa người cầm bút trước đây.

Bài viết Phân tích tấn bi kịch của nhân vật Hộ trong truyện Đời Thừa của Nam Cao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/phan-tich-tan-bi-kich-cua-nhan-vat-ho-trong-truyen-doi-thua-cua-nam-cao/feed 0 1178
Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm https://hocvet.com/phan-tich-hinh-anh-con-co-trong-bai-con-co-ma-di-dem/ https://hocvet.com/phan-tich-hinh-anh-con-co-trong-bai-con-co-ma-di-dem/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:51:07 +0000 https://hocvet.com/?p=1175 Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm – Sau khi học xong các tác phẩm dân gian, em cứ bồi hồi suy nghĩ về nhân vật con cò trong bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm, một con cò đảm đang, giữ vững phẩm chất trong sạch cho đến phút chót cuộc đời. Mở đầu bài ca dao, đã thấy ngay hình ảnh bi đát của con cò, vì “đi ăn đêm, đậu phải cành mềm” nên đã bị “lộn cổ xuống ao”. Vì sao cò lại đi ăn đêm?

Bài viết Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm – Sau khi học xong các tác phẩm dân gian, em cứ bồi hồi suy nghĩ về nhân vật con cò trong bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm, một con cò đảm đang, giữ vững phẩm chất trong sạch cho đến phút chót cuộc đời.

Mở đầu bài ca dao, đã thấy ngay hình ảnh bi đát của con cò, vì “đi ăn đêm, đậu phải cành mềm” nên đã bị “lộn cổ xuống ao”. Vì sao cò lại đi ăn đêm? Phải chăng cò có cả một đàn con nheo nhóc chờ mồi ở tổ há miệng đòi ăn? Phải chăng cò bố không còn nữa, đã trút cả gánh nặng nuôi con lên đôi vai gầy yếu của cò mẹ, nên nó lam lũ đêm hôm? Chắc hẳn là thế.

Tôi hình dung cò mẹ đã lặn lội vất vả suốt từ sớm mai đến chiều muộn vẫn không đủ ăn cho cả lũ cò con. Thấy con tranh nhau há mỏ gào ăn, cò mẹ không thể đành lòng; quá thương con nên lại gượng cất cánh ra đi. Nhưng sức cò có hạn, cò đã cả ngày kiếm ăn kiệt lực, mắt hoa, đầu váng, chân run đứng không vững nữa. Hình ảnh “lộn cổ” cho ta thấy cò đã chồn chân, mất sức đến mức nào!

Và lúc này, cò đang mấp mé giữa cái sống với cái chết. Cò nghĩ ngợi gì, chọn lựa con đường nào đây? Mấy câu sau là lời kêu cứu thảm thiết của cò. “… Ông vớt tôi nao!” cò đã chọn con đường sống. Cuộc sống của cò quá cơ cực, nhưng cò vẫn thiết tha muốn sống. Điều đó dễ hiểu: cò rất thương con, cò có trách nhiệm làm mẹ. Cò đã kêu cứu: ông chài, ông câu hay ông qua đường nào đó ơi, hãy “vớt tôi nao!”, tiếng “nao” cho thấy giọng kêu đã đuối hơi, cạn sức lắm rồi.

Trong cái hoàn cảnh bi đát ấy, lúc cái chết kề bên, đã sáng ngời lên triết lí sống cao cả của người lao động Việt Nam xưa, thông qua lời trăng trối của cò:

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

Mặc dù cò đi ăn đêm, nhưng là đi kiếm ăn cho con, chứ không làm gì gian tham vụng trộm. Nó đã sống trong bần hàn, nhưng không hề nhơ nhuốc. Vì thế, nó không thể để con phải hổ thẹn thấy mẹ chết trong dơ dáy. Thật thanh cao, tự trọng biết bao!

Hình ảnh con cò trong bài ca dao chính là hình ảnh đại diện cho nhân dân ta, thật thà, chịu khó và đặc biệt là có phẩm chất cao quý “đói cho sạch, rách cho thơm”. Và con cò cũng là hiện thân cho người phụ nữ Việt Nam tần tảo, đôn hậu, yêu chồng thương con ở xã hội ta những thuở nào.

BÀI LÀM 2

Đúng là càng sống, càng suy nghĩ và thương yêu, ta càng thấy những bài ca dao quen thuộc nhất của dân tộc ta thật sự chứa đựng một vẻ đẹp lạ lùng và rất khó phân tích, vẻ đẹp chưa thể nào hiểu hết ngay và lại càng khó nói ra cho rõ. Chẳng hạn như bài ca dao đối với nhiều người có lẽ là thân thiết nhất, vì nó thấm quyện rất sâu vào những kỉ niệm về tuổi thơ đã qua, và về người mẹ:

Con cò mà đi ăn đêm…

Đẹp như một dòng ánh sáng xót đau, bài ca dao chảy long lanh trong ta, rửa sạch và mài sáng tâm hồn. Ta cảm kích nhớ đến mẹ cha ta, tổ tiên ta ngày trước, cả một đời khổ nhục, âm thầm cho đến lúc chết đi vẫn còn đắng cay oan ức. Nhưng trái tim ấy, trong khổ đau, nói như Tố Hữu, lại sáng ngời lên như ngọc. Ta còn kinh ngạc mãi, mỗi lúc nghĩ rằng, đối với con cò sắp bị đời phanh xác ra, cái đau đớn không phải là nghèo hèn, cũng không phải là cái chết, mà là lòng mình, cuối cùng lại bị bợn chút đục nhơ, vì như dân ta vân nghĩ: “Cáo chết để da, người ta chết để tiếng”.

Một dân tộc như thế có thể nào chịu để cho kẻ thù làm nhục? Thật không thể diễn tả nổi vẻ đẹp tự nhiên và cao cả của cả hai câu hát cuối cùng:

Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục…

Lời dặn dò, trăng trối nghe nghẹn ngào, đau xé tận ruột gan, mà thiêng liêng biết nhường nào! Tim ta nhói sang len khi nghe nhắc đến lũ “cò con”. Ôi, cha mẹ ta, dân tọc ta nữa, cũng như con cò của khúc ca còn nghèo quá, gia sản để lại cho ta cũng không có gì ngoài cái hòn máu thiêng liêng, cái viên ngọc tinh thần vô giá ấy. Cái lẽ làm người trong sạch đó còn đời đời soi chiếu trong tâm hồn dân tộc ta, nhờ những người mẹ Việt Nam – hiện thân của tình thương, đêm đêm xiết chặt đứa con bé bỏng vào lòng và âu yếm hát ru bài Con cò mà đi ăn đèm, bài ca dao màu nhiệm.

Bài viết Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/phan-tich-hinh-anh-con-co-trong-bai-con-co-ma-di-dem/feed 0 1175
Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm https://hocvet.com/phan-tich-hinh-anh-con-co-trong-bai-con-co-ma-di-dem https://hocvet.com/phan-tich-hinh-anh-con-co-trong-bai-con-co-ma-di-dem#respond Mon, 08 Nov 2021 03:49:40 +0000 https://hocvet.com/?p=1172 Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm – Sau khi học xong các tác phẩm dân gian, em cứ bồi hồi suy nghĩ về nhân vật con cò trong bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm, một con cò đảm đang, giữ vững phẩm chất trong sạch cho đến phút chót cuộc đời. Mở đầu bài ca dao, đã thấy ngay hình ảnh bi đát của con cò, vì “đi ăn đêm, đậu phải cành mềm” nên đã bị “lộn cổ xuống ao”. Vì sao cò lại đi ăn đêm?

Bài viết Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm – Sau khi học xong các tác phẩm dân gian, em cứ bồi hồi suy nghĩ về nhân vật con cò trong bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm, một con cò đảm đang, giữ vững phẩm chất trong sạch cho đến phút chót cuộc đời.

Mở đầu bài ca dao, đã thấy ngay hình ảnh bi đát của con cò, vì “đi ăn đêm, đậu phải cành mềm” nên đã bị “lộn cổ xuống ao”. Vì sao cò lại đi ăn đêm? Phải chăng cò có cả một đàn con nheo nhóc chờ mồi ở tổ há miệng đòi ăn? Phải chăng cò bố không còn nữa, đã trút cả gánh nặng nuôi con lên đôi vai gầy yếu của cò mẹ, nên nó lam lũ đêm hôm? Chắc hẳn là thế.

Tôi hình dung cò mẹ đã lặn lội vất vả suốt từ sớm mai đến chiều muộn vẫn không đủ ăn cho cả lũ cò con. Thấy con tranh nhau há mỏ gào ăn, cò mẹ không thể đành lòng; quá thương con nên lại gượng cất cánh ra đi. Nhưng sức cò có hạn, cò đã cả ngày kiếm ăn kiệt lực, mắt hoa, đầu váng, chân run đứng không vững nữa. Hình ảnh “lộn cổ” cho ta thấy cò đã chồn chân, mất sức đến mức nào!

Và lúc này, cò đang mấp mé giữa cái sống với cái chết. Cò nghĩ ngợi gì, chọn lựa con đường nào đây? Mấy câu sau là lời kêu cứu thảm thiết của cò. “… Ông vớt tôi nao!” cò đã chọn con đường sống. Cuộc sống của cò quá cơ cực, nhưng cò vẫn thiết tha muốn sống. Điều đó dễ hiểu: cò rất thương con, cò có trách nhiệm làm mẹ. Cò đã kêu cứu: ông chài, ông câu hay ông qua đường nào đó ơi, hãy “vớt tôi nao!”, tiếng “nao” cho thấy giọng kêu đã đuối hơi, cạn sức lắm rồi.

Trong cái hoàn cảnh bi đát ấy, lúc cái chết kề bên, đã sáng ngời lên triết lí sống cao cả của người lao động Việt Nam xưa, thông qua lời trăng trối của cò:

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

Mặc dù cò đi ăn đêm, nhưng là đi kiếm ăn cho con, chứ không làm gì gian tham vụng trộm. Nó đã sống trong bần hàn, nhưng không hề nhơ nhuốc. Vì thế, nó không thể để con phải hổ thẹn thấy mẹ chết trong dơ dáy. Thật thanh cao, tự trọng biết bao!

Hình ảnh con cò trong bài ca dao chính là hình ảnh đại diện cho nhân dân ta, thật thà, chịu khó và đặc biệt là có phẩm chất cao quý “đói cho sạch, rách cho thơm”. Và con cò cũng là hiện thân cho người phụ nữ Việt Nam tần tảo, đôn hậu, yêu chồng thương con ở xã hội ta những thuở nào.

BÀI LÀM 2

Đúng là càng sống, càng suy nghĩ và thương yêu, ta càng thấy những bài ca dao quen thuộc nhất của dân tộc ta thật sự chứa đựng một vẻ đẹp lạ lùng và rất khó phân tích, vẻ đẹp chưa thể nào hiểu hết ngay và lại càng khó nói ra cho rõ. Chẳng hạn như bài ca dao đối với nhiều người có lẽ là thân thiết nhất, vì nó thấm quyện rất sâu vào những kỉ niệm về tuổi thơ đã qua, và về người mẹ:

Con cò mà đi ăn đêm…

Đẹp như một dòng ánh sáng xót đau, bài ca dao chảy long lanh trong ta, rửa sạch và mài sáng tâm hồn. Ta cảm kích nhớ đến mẹ cha ta, tổ tiên ta ngày trước, cả một đời khổ nhục, âm thầm cho đến lúc chết đi vẫn còn đắng cay oan ức. Nhưng trái tim ấy, trong khổ đau, nói như Tố Hữu, lại sáng ngời lên như ngọc. Ta còn kinh ngạc mãi, mỗi lúc nghĩ rằng, đối với con cò sắp bị đời phanh xác ra, cái đau đớn không phải là nghèo hèn, cũng không phải là cái chết, mà là lòng mình, cuối cùng lại bị bợn chút đục nhơ, vì như dân ta vân nghĩ: “Cáo chết để da, người ta chết để tiếng”.

Một dân tộc như thế có thể nào chịu để cho kẻ thù làm nhục? Thật không thể diễn tả nổi vẻ đẹp tự nhiên và cao cả của cả hai câu hát cuối cùng:

Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục…

Lời dặn dò, trăng trối nghe nghẹn ngào, đau xé tận ruột gan, mà thiêng liêng biết nhường nào! Tim ta nhói sang len khi nghe nhắc đến lũ “cò con”. Ôi, cha mẹ ta, dân tọc ta nữa, cũng như con cò của khúc ca còn nghèo quá, gia sản để lại cho ta cũng không có gì ngoài cái hòn máu thiêng liêng, cái viên ngọc tinh thần vô giá ấy. Cái lẽ làm người trong sạch đó còn đời đời soi chiếu trong tâm hồn dân tộc ta, nhờ những người mẹ Việt Nam – hiện thân của tình thương, đêm đêm xiết chặt đứa con bé bỏng vào lòng và âu yếm hát ru bài Con cò mà đi ăn đèm, bài ca dao màu nhiệm.

Bài viết Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/phan-tich-hinh-anh-con-co-trong-bai-con-co-ma-di-dem/feed 0 1172
Phân tích bức tranh Mùa thu nay đã khác rồi trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi https://hocvet.com/phan-tich-buc-tranh-mua-thu-nay-da-khac-roi-trong-bai-tho-dat-nuoc-cua-nguyen-dinh-thi/ https://hocvet.com/phan-tich-buc-tranh-mua-thu-nay-da-khac-roi-trong-bai-tho-dat-nuoc-cua-nguyen-dinh-thi/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:48:26 +0000 https://hocvet.com/?p=1169 Phân tích bức tranh Mùa thu nay đã khác rồi trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi (văn lớp 12) – Nguyễn Đình Thi là nhà nghệ sĩ đa tài. Là nhạc sĩ, ông có bài hát Diệt phát xít rất nổi tiếng; là nhà văn, ông có tiểu thuyết Vỡ hờ cả ngàn trang; là kịch tác gia, ông có vở kịch Con nai đen đầy bí ẩn; là nhà phê bình, ông có Mây vấn đề văn học, là nhà thơ, ông có bài Đất nước , một trong những bài thơ hay của thơ hiện đại Việt Nam.

Bài viết Phân tích bức tranh Mùa thu nay đã khác rồi trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Phân tích bức tranh Mùa thu nay đã khác rồi trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi (văn lớp 12) – Nguyễn Đình Thi là nhà nghệ sĩ đa tài. Là nhạc sĩ, ông có bài hát Diệt phát xít rất nổi tiếng; là nhà văn, ông có tiểu thuyết Vỡ hờ cả ngàn trang; là kịch tác gia, ông có vở kịch Con nai đen đầy bí ẩn; là nhà phê bình, ông có Mây vấn đề văn học, là nhà thơ, ông có bài Đất nước , một trong những bài thơ hay của thơ hiện đại Việt Nam. Đoạn thơ này diễn tả cảm xúc của thi sĩ về mùa thu kháng chiến, niềm tự hào của tác giả về non sông đất nước, về truyền thống bất khuất của dân tộc.

Viết về đất nước, mỗi nhà thơ đều có cảm xúc riêng, cách thể hiện riêng. Nhà thơ Trần Mai Ninh khởi đầu bằng:

“Trăng nghiêng trên sông Trà Khúc Mây lồng và nước reo Nắng bột chen dừa Tam Quan Gió buồn uốn éo.

(Tình sông núi)

Chế Lan Viên lại khởi đầu bằng những suy nghĩ có tính khái quát:

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

Nguyễn Đình Thi mở đầu bằng cảm xúc mùa thu “sáng mát trong”, mùa thu của thiên nhiên Việt Bắc kháng chiến. Rồi lại hồi tưởng về mùa thu Hà Nội với những kỉ niệm của người ra đi. Đoạn thơ này, tác giả trở về với cảm xúc mùa thu kháng chiến:

Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha.

“Mùa thu nay khác rồi”. “Mùa thu nay” là mùa thu kháng chiến, nhà thơ đang đứng giữa mùa thu với thiên nhiên Việt Bắc, với không khí tự do mà nghĩ đến mùa thu Hà Nội:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dùi xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Tác giả nói “mùa thu nay khác rồi” là để so sánh với mùa thu đẹp mà buồn của Hà Nội. “Mùa thu nay ” vui vẻ vì đây là mùa thu của Việt Bắc sau chiến dịch thu đông 1947. Thiên nhiên đẹp được nhân hóa, thiên nhiên nhạy cảm như con người:

Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha.

Một mùa thu đẹp đang reo vui như lòng người, như tâm hồn thi sĩ trước mùa thu tự do của đất nước.

Câu thơ của Nguyễn Đình Thi thường dồn vào nhiều cảm giác, ví như câu thơ mở đầu:

Sáng mát trong như sáng năm xưa.

Đã “sáng” lại cồn “mát”, rồi “trong”. Còn câu thơ này “Trong biếc nói cười thiết tha” , đã “trong” còn “biếc”, đã “nói” còn “cười”, màu sắc và âm thanh rộn rã.

Nhưng bốn câu thơ tả mùa thu kháng chiến không thể sánh được với bốn câu thơ tả mùa thu Hà Nội.

Từ niềm vui với thiên nhiên mùa thu Việt Bắc kháng chiến, nhà thơ khẳng định ý thức làm chủ đất nước:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngút

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Vào những giờ phút nghiêm trọng của lịch sử, các nhà thơ thường bộc lộ ý thức làm chủ đất nước của nhân dân và thi sĩ. Nhà thơ cùng thời với Nguyễn Đình Thi là Tố Hữu cũng viết:

Mây nhởn nhơ bay

Hôm nay ngày đẹp lắm

Mây của ta Trời thắm của ta.

(Ta đi tới)

Giọng thơ cũng đổi khác, từ những câu thơ miêu tả, tác giả chuyển sang những cầu thơ đẳng thức nhằm khẳng định:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta.

Nhưng nếu cứ tiếp điệu thơ đẳng thức như vậy thì thơ sẽ khô khan nên nhà thơ chuyển cách diễn đạt. Tác giả gợi đến một mùi hương mà cũng là mở ra không gian bao la “những cánh đồng thơm mút”. Tác giả còn gợi đến màu sắc nặng tình nặng nghĩa: “Những dòng sông đỏ nặng phù sa”..

Một màu sắc gợi lên sự trù phú do những dòng sông mang lại cho những cánh đồng. Màu đỏ đầy ấn tượng về những con sông của miền đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, đặc biệt là sông Hồng, khác với những dòng sông xanh miền Trung:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre.

(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)

Cảm hứng thơ từ không gian chuyển sang thời gian, từ hiện tại trở về quá khứ diễn tả sức mạnh của truyền thông dân tộc:

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Câu thơ thu về ba chữ “Nước chúng ta” cô đúc, bộc lộ niềm tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc: tinh thần bất khuất. Nhưng đó chỉ mới là một tầng nghĩa. Từ “khuất”, hiểu theo nghĩa bất khuất, đúng. Nhưng từ “khuất” còn một nghĩa nữa là không bị che lấp. Nghĩa là cha ông bất khuất vẫn luôn luôn hiển hiện với chúng ta, nói như vậy chẳng khác gì Nguyễn Đình Chiểu nói “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh”:

Ông cha anh hùng bất khuất vẫn hiển hiện với chúng ta đến nỗi nhà thơ còn nghe được tiếng nói của người xưa vọng về.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Đó là cái “nghiêng tai kì diệu” của thi sĩ.

Thơ Nguyễn Đình Thi nồng nàn nhưng không say đắm như Xuân Diệu say mà tỉnh; có trí tuệ nhưng không duy lí như Chế Lan Viên; có suy tưởng nhưng không suy tưởng từ cái vô hình vô ảnh như Huy Cận.

Một đoạn trích trong bài “Đất nước” cũng cho ta thấy vẻ đẹp riêng của thơ Nguyễn Đình Thi. Đoạn thơ đã diễn tả được cái hồn của non nước và tâm trạng lạc quan phơi phới của nhà thơ trong những ngày đầu kháng chiến còn đầy gian nan. Đọc “Đất nước” ta thêm tự hào về quê hương Việt Nam thân yêu về truyền thống bất khuất của cha ông. Những âm điệu này cứ vang mãi trong tâm trí ta:

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Bài viết Phân tích bức tranh Mùa thu nay đã khác rồi trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/phan-tich-buc-tranh-mua-thu-nay-da-khac-roi-trong-bai-tho-dat-nuoc-cua-nguyen-dinh-thi/feed 0 1169
Nghị luận về cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay (bài văn hay) https://hocvet.com/nghi-luan-ve-cach-mac-cua-gioi-tre-hien-nay/ https://hocvet.com/nghi-luan-ve-cach-mac-cua-gioi-tre-hien-nay/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:47:08 +0000 https://hocvet.com/?p=1166 Bài văn Nghị luận về cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay Mở bài Từ xưa, cha ông ta đã có câu: Người đẹp vì lụa, lụa tốt vì phản. Câu nói đó cho ta thấy ông cha ta không chỉ chú trọng đến phẩm chất bên trong của con người mà còn chú trọng đến vẻ đẹp về hình thức bên ngoài. Ngày nay, xã hội phát triển, việc ăn mặc càng được chú trọng hơn. Bây giờ chúng ta không chỉ là ăn no mặc ấm mà còn tiến đến ăn ngon mặc đẹp. Nhìn chung đa

Bài viết Nghị luận về cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay (bài văn hay) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Bài văn Nghị luận về cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay

Mở bài

  • Từ xưa, cha ông ta đã có câu: Người đẹp vì lụa, lụa tốt vì phản. Câu nói đó cho ta thấy ông cha ta không chỉ chú trọng đến phẩm chất bên trong của con người mà còn chú trọng đến vẻ đẹp về hình thức bên ngoài.
  • Ngày nay, xã hội phát triển, việc ăn mặc càng được chú trọng hơn. Bây giờ chúng ta không chỉ là ăn no mặc ấm mà còn tiến đến ăn ngon mặc đẹp.
  • Nhìn chung đa sô bạn trẻ đều ăn mặc đẹp và gọn gàng, kín đáo. Nhưng “Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình”.
  • Chúng ta cần có những ý kiến đóng góp tế nhị để giúp các bạn ấy thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.

Thân bài

Thực trạng về cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay

Giới trẻ hiện nay đã biết cách cập nhật các xu hướng thời trang trên thế giới để ăn mặc cho hợp thời trang. Họ đã tiếp thu một cách chọn lọc để có phong cách ăn mặc hài hòa, phù hợp với giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh giao tiếp. Sự tiếp thu có chọn lọc ấy giúp các bạn trẻ có phong cách thời trang thanh lịch, nhã nhặn nhưng vẫn hiện đại, trẻ trung và tạo ra hình mẫu thời trang lí tưởng. Đó là phong cách thời trang được mọi người ưa chuộng, tán đồng và ngưỡng mộ.

  • Nhìn chung, học sinh, sinh viên và một bộ phận lớn thanh niên trong xã hội ăn mặc chân phương, nghiêm túc khi lên lớp, khi lên giảng đường, khi đi làm, khi đi sinh hoạt nơi công cộng.
  • Họ ý thức được rằng, ăn mặc đẹp, chân phương không chỉ đẹp riêng cho mình mà còn đẹp trong mắt mọi người, làm đẹp cho xã hội.
  • Từ cách ăn mặc đó, ta có thể đánh giá được phần nào nhân cách của họ.
  • Còn một bộ phận giới tre quan niệm không đúng về cách ăn mặc đẹp. họ cho rằng, xã hội còn “phong kiến” nên khắt khe trong ăn mặc. Vì vậy, họ mặc những bộ trang phục quái dị lạ lùng. Những chiếc áo, chiếc quần màu mè, sặc sỡ hoặc hở hang cộng với những phụ kiện kì dị càng gây nôn sự mất thiện cảm với người khác…

Biếu hiện cụ thể của một sô bạn trẻ ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp vén lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa dân tộc

  • Họ mặc những bộ quần áo ngắn cũn cỡn.
  • Họ mặc những bộ quần áo mỏng tang.
  • Họ mặc những bộ quần áo loè loẹt.
  • Họ mặc những bộ quần áo in những hình ảnh phản cảm.
  • Họ mặc những bộ quần áo in những dòng chữ thiếu văn hóa…

Lời khuyên dành cho những bạn trẻ ăn mặc không lành mạnh…

  • Việt Nam vốn là một quốc gia châu Á với những quan niệm truyền thông từ lâu đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người. Ăn mặc hợp thời trang, hợp “mốt” nhưng cũng phải có một chuẩn mực nhất định. Đẹp nhưng không được quá lố. Đẹp nhưng không quá hở hang phản cảm.
  • Chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan. Hội nhập với thế giới nhưng vẫn phải giữ được những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
  • Cập nhật xu hướng thời trang mới nhất trôn thế giới nhưng cũng cần đặt trong tương quan với xã hội mà mình đang sông.
  • Ăn mặc theo mốt nhưng cũng cần đặt trong mối tương quan với hoàn cảnh của gia đình. Vì vậy, các bạn trẻ nên biết suy nghĩ, có ý thức hơn khi chọn cho mình trang phục đổ ra đường.
  • Có nhiều cách để làm cho bản thân đẹp hơn trong mắt người khác. Thế nên, bạn hãy chọn cho mình những bộ cánh phù hợp để thể hiện gu thẩm mĩ tinh tế. Điều ấy chứng tỏ bạn là một người có ý thức và văn hóa trong việc ăn mặc.

Kết bài

  • Phong cách ăn mặc không chỉ thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người mà còn làm đẹp hơn cho bộ mặt xã hội.
  • Mong các bạn cần chú ý khi chọn trang phục sao cho phù hợp với vóc dáng, với hoàn cảnh gia đình, với xu thế thời đại nhưng quan trọng hơn cả là không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam.

Bài viết Nghị luận về cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay (bài văn hay) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/nghi-luan-ve-cach-mac-cua-gioi-tre-hien-nay/feed 0 1166
Kể về một sự việc em đã trải qua mà em nhận thấy mình đã khôn lớn qua sự việc đó https://hocvet.com/ke-ve-mot-su-viec-em-da-trai-qua-ma-em-nhan-thay-minh-da-khon-lon-qua-su-viec/ https://hocvet.com/ke-ve-mot-su-viec-em-da-trai-qua-ma-em-nhan-thay-minh-da-khon-lon-qua-su-viec/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:45:40 +0000 https://hocvet.com/?p=1163 Kể về một sự việc em đã trải qua mà em nhận thấy mình đã khôn lớn qua sự việc đó Mở bài Theo em, cuộc đời học sinh cũng có nhiều mốc đánh dấu sự lớn khôn về nhận thức, về hành động. Năm lớp Ba, em được được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được em coi như là một cái mốc. Năm vào học lớp Sáu, trường Trung học cơ sở em cũng nghĩ đó là một cái mốc trong cuộc đời học sinh của mình. Nhưng có lẽ, năm nay, em

Bài viết Kể về một sự việc em đã trải qua mà em nhận thấy mình đã khôn lớn qua sự việc đó đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Kể về một sự việc em đã trải qua mà em nhận thấy mình đã khôn lớn qua sự việc đó

Mở bài

  • Theo em, cuộc đời học sinh cũng có nhiều mốc đánh dấu sự lớn khôn về nhận thức, về hành động.
  • Năm lớp Ba, em được được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được em coi như là một cái mốc.
  • Năm vào học lớp Sáu, trường Trung học cơ sở em cũng nghĩ đó là một cái mốc trong cuộc đời học sinh của mình.
  • Nhưng có lẽ, năm nay, em được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mới thực sự là cái mốc cho em thấy mình đã lớn khôn.

Thân bài

a) Giới thiệu chung

  • Em tên là Nguyễn Mai Loan, học sinh lớ 8 / 2, Trường Trung học cơ sở Trường Chinh, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Trước khi được kết nạp Đoàn, em luôn là một Đội viên gương mẫu.
  • Em tham gia đầy đủ, tích cực những hoạt động của Đội, của Liên chi Đội phát động như “Noi gương chú bộ đội”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp”,…
  • Em luôn đi học đúng giờ, làm bài học bài đầy dủ trước khi đến lớp.
  • Nhờ những thành tích em có được trong học tập cũng như trong các hoạt động của Đội nên em đã được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Iíồ Chí Minh.

b) Diễn bỉễn sự việc

  • Trước ngày kết nạp Đoàn
  • Em hồi hộp pha chút lo âu. Em chuẩn bị ủi thật kĩ bộ quần áo ngày mai sẽ mặc.
  • Đêm đó, em ngủ chập chờn, suy nghĩ miên man: “Không biết ngày mai sẽ ra sao? Ngày mai mình sẽ phát biểu những gì? Điều gì sẽ xảy ra,…”
  • Em chợp mắt lúc nào cũng không hay biết.
  • Ngày kết nạp Đoàn
  • Em trở dậy thật sớm, ăn sáng rồi chuẩn bị tới trường.
  • Khi đến trường, em thấy các anh chị trong ban tổ chức đã chuẩn bị mọi việc rất chu đáo.
  • Cờ Tổ quốc, cờ Đoàn, ảnh Bác được trang trí thật đẹp. Không khí của buổi kết nạp thật nghiêm trang.
  • Buổi lỗ kết nạp diễn ra thật trang trọng.
  • Em thay mặt những bạn được kết nạp Đoàn hôm ấy lên phát biểu cảm tưởng khi được đứng trong hàng ngũ của Đoàn.
  • Em hồi hộp và xúc động đến trào nước mắt.
  • Những ngày sau khi em đã được kết nạp Đoàn.
  • Em thấy mình cao lớn hơn về hình thể.
  • Nhận thức của em dường như bước sang một nấc thang khác.

+ Trong sinh hoạt cá nhân em thấy mình chuyển biến rõ rệt. Từ ăn, ngủ, học bài, em hoàn toàn chủ động. Ba mẹ không phải nhắc nhở.

+ Em có ý thức và bản lĩnh hơn trước sự cám dỗ xảy ra hằng ngày. Em thẳng thắn từ chối lời rủ rê đi chơi của các bạn để ở nhà học bài.

+ Em biết tránh xa các tộ nạn xã hội như ma túy, ăn chơi,…

+ Em biết quan tâm đến những thành viên trong gia đình hơn.

+ Em không dửng dưng, thờ ơ với những bất hạnh của các bạn trong lớp của những người xung quanh.

+ Em biết an ủi sẻ chia trong khả năng em có thể, mong làm vơi đi nỗi bất hạnh của bạn bò có hoàn cảnh không được như em.

Kết bài

  • Em thật sự đã thấy mình lớn khôn về nhiều mặt: dáng hình, suy nghĩ, hành động.
  • Có được sự thay đổi đó một phần nhờ em được trải qua những giây phút thiêng liêng trong buổi lễ kết nạp Đoàn.
  • Em đã lớn khôn hơn thật rồi.

Bài viết Kể về một sự việc em đã trải qua mà em nhận thấy mình đã khôn lớn qua sự việc đó đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/ke-ve-mot-su-viec-em-da-trai-qua-ma-em-nhan-thay-minh-da-khon-lon-qua-su-viec/feed 0 1163
Kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử https://hocvet.com/ke-lai-mot-chuyen-tham-quan-di-tich-lich-su/ https://hocvet.com/ke-lai-mot-chuyen-tham-quan-di-tich-lich-su/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:43:52 +0000 https://hocvet.com/?p=1160 Kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử – bài văn hay lớp 6: Giờ sử tuần trước, cô chủ nhiệm giảng về cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta. Chủ nhật này, cô tổ chức cho cả lớp đi thăm Bảo tàng Lịch sử dể hiểu kĩ bài hơn. Từ mờ sáng, khi sương mai còn đẫm trên lá cây, đã có mấy bạn tập trung ở cổng trường. Đồng hồ chỉ bảy giờ, cô diểm danh, ai cũng dõi mắt chờ xe đến đón. Buổi tham quan hôm nay có thầy Hiệu phó, Ban chỉ

Bài viết Kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử – bài văn hay lớp 6: Giờ sử tuần trước, cô chủ nhiệm giảng về cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta. Chủ nhật này, cô tổ chức cho cả lớp đi thăm Bảo tàng Lịch sử dể hiểu kĩ bài hơn.

Từ mờ sáng, khi sương mai còn đẫm trên lá cây, đã có mấy bạn tập trung ở cổng trường. Đồng hồ chỉ bảy giờ, cô diểm danh, ai cũng dõi mắt chờ xe đến đón. Buổi tham quan hôm nay có thầy Hiệu phó, Ban chỉ huy liên đội cùng toàn thể học sinh lớp 5A chúng em.

Đang đứng đợi, mọi người giật mình trước tiếng reo hò vui mừng của các bạn nam: “Xe đến rồi!”. Cô giáo sắp chỗ cho cả lớp theo từng tổ, cô còn dặn đóng cửa xe trước khi khởi hành. Đó là một chiếc xe buýt, dài và rộng, có nhiều ô cửa nhỏ mở thoáng gió. Thầy dặn các bạn không nên thò đầu ra, vì rất nguy hiểm. Hôm nay đẹp quá, trời trong xanh hoà với gió nhẹ. Xe lao nhanh, để lại những hàng cây lùi dần sau lưng.

Trên xe, Ban chỉ huy liên đội điều khiển sinh hoạt, cả lớp vỗ tay reo hò thật lớn, người đi đường ai cũng nhìn theo. Hôm nay cả lớp đều mặc đẹp, ai cũng thắt khăn quàng đỏ. Các bạn nữ diện đầm đủ màu, kẹp nơ vàng, nơ đỏ như những con bướm. Các bạn nam mặc áo sọc xanh, áo sơ mi hay áo pull, chân di giày ba ta. Vì ở trưa, nên cô dặn các bạn đem thức ăn riêng cho mình. Chẳng mấy chốc, xe dừng lại khu triển lãm, nằm trên đường X… quận… Ngay lối vào, có một bản lớn màu đỏ trang trọng: “Bảo tàng Lịch sử”. Các bạn xếp bốn hàng dọc, lần lượt theo thầy cô vào tham quan.

Bước vào trong, cả một khoảng sân rộng được trồng bông và cây kiểng. Vài người khách nước ngoài cũng đi tham quan, đang nói chuyện và chỉ tay về phía vườn hoa. Đi một quãng, bãi dài giữ xe đủ loại. Xe hơi có, xe gắn máy có, xe đạp có… xếp san sát nhau. Hôm nay ngày chủ nhật nên nhiều người đi tham quan, có cả những em bé học lớp một cũng đi theo ba mẹ.

Đi sâu vào trong là khu triển lãm đông nghẹt người. Khu này chia thành nhiều phòng nhỏ, mỗi phòng đều được quét vôi sáng treo bao nhiêu tượng và ảnh xung quanh. Chính giữa phòng ở vị trí trang trọng đặt chiếc trống đồng, về trống dồng chúng em đã nghe cô giới thiệu từ lâu, bây giờ mấy trực tiếp thấy tận mắt. Trống to, đặt trong tủ kính, nổi rõ những đường hoa văn, ai cũng trầm trồ thích thú. Bên cạnh trống là những chiêng, trống con, chày, cối giã gạo thuở xưa.

Sang phòng kế tiếp, vô số bức tranh, ảnh dược treo gọn ghẽ trên tường. Đây là hình sông Bạch Đằng nơi Ngô Quyền đánh quân Nam Hán. Những cặp gỗ cắm đầy trên mặt nước. Kia là ảnh con sông Như Nguyệt nơi mà Lý Thường Kiệt sang sảng ngâm bài thơ Thần. Hấp dẫn hơn là tượng Hưng Đạo Vương oai phong đang chỉ giáo cầm quân ra trận. Rồi Lý Thái Tổ, Nguyễn Trãi… trang nghiêm cạnh bên những cây giáo, cây mác đã từng cùng các ông ra trận làm nên chiến công.

Đi đến đâu, cô đều giảng cặn kẻ cho chúng em nghe, ơ cuối phòng sừng sững bức tượng Phật Bà nghìn tay nghìn mắt, chung quanh tượng, nhang đèn sáng trưng. Tượng ở đây to lớn hơn hình vẽ trong sách giáo khoa mà bọn em đã thấy. Khách nước ngoài dừng lại xem tượng rất dông, họ chắp tay vái lạy và chụp hình lia lịa. Cô giáo dẫn chúng em sang phòng kế. Phòng này trưng bày những hiện vật thời Mĩ ngụy. Ngay góc phòng là sa bàn một trận ném bom dữ dội, máy bay ngập trời, bom đạn đầy đất. Rồi những em bé chen chân nhau chạy giặc, khóc gào thảm thiết. Hình ảnh bọn lính bắt dân ta, đánh đập dã man. Xa xa, các nhà tù của giặc mọc lên với vô vàn gông cùm, xiềng xích. Chúng tra tấn đến chết những chiến sĩ cách mạng dũng cảm.

Nạn nhân chiến tranh thật là tội nghiệp, có hình chụp người bị mất một cánh tay, tay kia máu chảy ròng ròng. Có cụ già chạy không kịp, lê đôi chân dập nát, nước mắt chảy đầm đìa. Vài bạn nữ lớp em đứng xem những hình ảnh ấy đều rơm rớm nước mắt. Cô dẫn chúng em di khắp phòng, đâu đâu cũng hiện lên tội ác của giặc Mỹ.

Trưa đến, cả lớp đều mỏi chân. Mọi người tập trung ngay vùng đất rộng sau Viện Bảo tàng để nghỉ ngơi và dùng bữa. Vừa ăn trưa, các bạn vừa bàn tán theo từng nhóm nhỏ, kể cho nhau nghe những gì mình đã thấy và đã nghe. Nghỉ một lát, xe đến đón chúng em ra về.

Ngồi trên xe, ai nấy đều thích thú nhớ lại chuyến thăm quan hôm nay. Nếu sáng nay em lười không đi thì thật đáng tiếc. Vừa được xem lại được nghe cô giảng về di tích lịch sử của đất nước. Em nghĩ rằng, về đến nhà em sẽ kể cho cả nhà cùng nghe.

Bài viết Kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/ke-lai-mot-chuyen-tham-quan-di-tich-lich-su/feed 0 1160
Giáo án bài giảng Vật lý 10: Cân bằng của vật có lực quay cố định momen lực https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-can-bang-cua-vat-co-luc-quay-co-dinh-momen-luc/ https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-can-bang-cua-vat-co-luc-quay-co-dinh-momen-luc/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:42:24 +0000 https://hocvet.com/?p=1157 Hocbai.edu.vn xin chia sẽ cùng bạn đọc tham khảo mẫu bài thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý lớp 10, bài 18: Cân bằng của vật có lực quay cố định momen lực. Mong rằng, những thông tin do chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn nghiên cứu sâu về phần thiết kế giáo án bài giản theo chương trình SGK Vật lí lớp 1 mới nhất hiện nay nhé! I-MỤC TIÊU 1-Về kiến thức -Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của momen lực. -Phát biểu được điều kiện cân bằng của một

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Cân bằng của vật có lực quay cố định momen lực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Hocbai.edu.vn xin chia sẽ cùng bạn đọc tham khảo mẫu bài thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý lớp 10, bài 18: Cân bằng của vật có lực quay cố định momen lực. Mong rằng, những thông tin do chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn nghiên cứu sâu về phần thiết kế giáo án bài giản theo chương trình SGK Vật lí lớp 1 mới nhất hiện nay nhé!

I-MỤC TIÊU

1-Về kiến thức

-Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của momen lực.

-Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (hay quy tắc momen lực).

2-Về kĩ năng

-Vận dụng được khái niệm momen lực và quy tắc momen lực để giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp trong đời sống và kĩ thuật cũng như để giải các bài tập SGK và các bài tập tương tự.

-Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản.

II-CHUẨN BỊ

Giáo viên

Bộ thí nghiệm nghiên cứu tác dụng làm quay của lực như ở hình 18.1 SGK, bao gồm : -01 đĩa momen.

-01 hộp gia trọng.

-Dây chỉ tốt (dai, không dãn).

-02 giá đỡ.

-Bút dạ.

-Thước thẳng.

Chú ý: GV nên tiến hành thí nghiệm nhiều lần trước khi dạy để thu được các số liệu thích hợp.

Học sinh

Ôn tập kiến thức về đòn bẩy đã được học ở THCS

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinh

Trợ giúp của giáo viên

Hoạt động 1.(13 phút)
Xét tác dụng của lực với vật có trục quay cô định.

Cá nhân nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.

HS thảo luận nhóm để đưa ra phương án thí nghiệm.

Có thể là: Lần lượt treo các quả cân về hai phía để tạo ra ra các lực Bài 18 – 1 rồi thả nhẹ tay và nhận xét tác dụng của từng lực.

Đại diện các nhóm tiến hành thí nghiệm theo phương án tối ưu nhất (có thể tiến hành theo phương án của SGK đưa ra) và rút ra nhận xét về kết quả thu được:

– Lực Bài 18 – a làm dĩa quay theo chiều kim đồng hồ. Lực b làm đĩa quay ngược chiều kim đồng hồ.

Kết luận: Trường hợp vật có trục quay cố định thì lực có tác dụng làm quay.

Cá nhân thực hiện yêu cầu của GV.

Giải thích: Đĩa đứng yên là do tác dụng làm quay của lực Bài 18 – a đã cân bằng với tác dụng làm quay của lực b

Đặt vấn đề: Ta biết rằng khi tác dụng lực lên một vật có thể làm vật thay đổi vận tốc (chuyển động có gia tốc). Xét trường hợp vật chỉ có thể quay quanh một trục cố định như bánh xe, cánh cửa,… Khi có một lực tác dụng lên vật thì vật sẽ chuyển động như thế nào? Một vật chịu tác dụng của nhiều lực sẽ đứng yên khi nào ?
GV giới thiệu bộ thí nghiệm với “đĩa momen”, chỉ rõ trục quay của đĩa đi qua trọng tâm nên trọng lực bị khử bởi phản lực của trục quay và do đó đĩa luôn cân bằng tại mọi vị trí.

o. Nêu phương án và tiến hành thí nghiệm để xét xem lực tác dụng vào đĩa có tác dụng như thế nào đối với đĩa.

o. Có nhận xét gì về kết quả thu được?

o. Khi nào lực có tác dụng làm quay vật?

Nêu vấn đề : Ta thấy rằng tác dụng làm quay của các lực Bài 18 – 1 đối với đĩa là ngược nhau. Vậy ta có thể tác dụng đồng thời vào đĩa hai lực để vật không quay được không?

o. Hãy tìm vị trí điểm đặt, giá và độ lớn của bđể đĩa đứng yên. Giải thích sự cân bằng của đĩa khi đó?

o. Đối với những vật có trục quay cố định thì lực có tác dụng làm quay. Vật cân bằng khi tác dụng làm quay theo chiều kim đồng hồ của lực này cân bằng với tác dụng làm quay ngược chiều kim đồng hồ của lực kia.

Hoạt động 2. (15 phút)
Xây dựng khái niệm momen lực.

Thảo luận nhóm để tìm câu trả lời.

So sánh: F1 = 3F2 ; d2 = 3d1

Nếu lập tích F.d thì ta có :

F1d1 = F2d2

Dự đoán : tích của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lụt đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.

Thảo luận nhóm, đưa ra các phương án kiểm tra, có thể là:

-Thay đổi phương của các lực nhưng giữ nguyên độ lớn và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực thì đĩa vẫn cân bằng.

-Thay đổi đồng thời độ lớn của các lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực sao cho tích của chúng không đổi thì đĩa vẫn cân bằng.

-Thay đổi tích của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực:

+Nếu F1d1 > F2d2, thì dĩa quay theo chiều kim đồng hồ .

  • Nếu F1d1 < F2d2 thì đĩa quay ngược chiều kim đồng hồ .

Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.

o. Đại lượng vật lí nào có thể đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực? Đại lượng này phải có giá trị như thế nào đối với hai lực Bài 18 – 2 trong thí nghiệm trên ?
Gợi ý: -Xét xem tác dụng làm quay có phụ thuộc vào độ lớn của lực và vị trí giá của lực không ?

-Các vòng tròn vẽ trên đĩa có thể cho biết khoảng cách từ trục quay đến giá của lực (thể hiện bằng dây treo).

-Xét khoảng cách từ trục quay đến giá của các lực.

o. Hãy đưa ra các phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán trên.

Cho HS làm thí nghiệm kiểm chứng.

o. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực gọi là cánh tay đòn của lực.

GV đưa ra khái niệm momen lực.

Hoat động 3. (8 phút)
Tìm hiểu quy tác momen lực

Cá nhân phát biểu.

HS thảo luận nhóm: Dựa vào quy tắc momen lực , xác định c phải có momen lực thỏa mãn điều kiện: M3 = M1+ M2

hay = F3d3

Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.

Cá nhân suy nghĩ, trả lời :

Trục quay tạm thời của cuốc đi qua điểm tiếp xúc của cuốc với mặt đất F1d1 = F2d2

o. Hãy sử dụng khái niệm momen lực để phát biểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định ?
o. Nếu trong trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực trở lên thì điều kiện cân bằng được phát biểu như thế nào ?

GV bố trí thí nghiệm với hai lực Bài 18 – 2 có tác dụng làm đĩa quay cùng chiều kim đồng hồ. Yêu cầu học sinh xác định c GV làm thí nghiệm với dự đoán HS đưa ra để kiểm tra tính đúng đắn của dự đoán.

GV thông báo quy tắc momen lực.

o. Phạm vi ứng dụng của quy tắc momen lực còn mở rộng cho cả trường hợp vật không có trục quay cố định mà có trục quay tức thời xuất hiện trong một tình huống cụ thể nào đó.

Sử dụng chiếc ghế tựa làm minh họa.

o. Hoàn thành vêu cầu C1.

Hoat động 4. (6 phút)
Vận dụng

Cá nhân làm việc với phiếu học tập.

GV nhắc lại các kiến thức cơ bản mômen lực, quy tắc mômen.
o. Hoàn thành yêu cầu ở phiếu học tập. GV chữa nhanh bài làm của HS.

Hoạt động 5. (3 phút)
Tổng kết bài học

GV nhận xét giờ học.
Bài tập về nhà : Làm bài tập 3, 4, 5 SGK.

– Ôn lại về phép chia trong và chia ngoài khoảng cách giữa hai điểm.

PHIẾU HỌC TẬP

Câu 1. Biểu thức nào sau đây là biểu thức momen lực đối với một trục quay?

Bài 18 – 3

Câu 2. Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực ?

A.. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

B.. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.

C.. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.

D.. Khoảng cách từ trục quay đến vật.

Câu 3. Đĩa quay trong hình vẽ bên có trục quay đi qua điểm O. Nếu tác dụng vào điểm A ở trên đĩa một lực Bài 18 – a (như hình vẽ) thì phải tác dụng lực b như thế nào để đĩa nằm cân bằng?

Bài 18 – 4

A.. Điểm đặt tại A, hướng từ dưới lên trên, độ lớn tuỳ ý.

B.. Điểm đặt tại O, hướng từ dưới lên trên, độ lớn thích hợp.

C.. Điểm đặt tại B, hướng từ dưới lên trên, độ lớn thích hợp.

D.. Điểm đặt tại B, hướng từ trên xuống dưới, độ lớn thích hợp.

ĐÁP ÁN

Câu 1. A.

Câu 2. A.

Câu 3. D.

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Cân bằng của vật có lực quay cố định momen lực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-can-bang-cua-vat-co-luc-quay-co-dinh-momen-luc/feed 0 1157
Giáo án bài giảng Vật lý 10: Cân bằng của vật chịu tác dụng của hai và ba lực không song song https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-can-bang-cua-vat-chiu-tac-dung-cua-hai-va-ba-luc-khong-song-song/ https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-can-bang-cua-vat-chiu-tac-dung-cua-hai-va-ba-luc-khong-song-song/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:41:03 +0000 https://hocvet.com/?p=1154 Trong nội dung bài viết dưới đây, Hocbai.edu.vn sẽ cung cấp cho bạn mẫu thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý lớp 10, bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song. Hy vọng, sự chia sẽ của chúng tôi có thể giúp bạn nghiên cứu kỹ hơn những nội dung mà mình đang quan tâm nhé! I-MỤC TIÊU 1-Về kiến thức a). Nêu được định nghĩa của vật rắn và giá của lực. b). Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy.

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Cân bằng của vật chịu tác dụng của hai và ba lực không song song đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Trong nội dung bài viết dưới đây, Hocbai.edu.vn sẽ cung cấp cho bạn mẫu thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý lớp 10, bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song. Hy vọng, sự chia sẽ của chúng tôi có thể giúp bạn nghiên cứu kỹ hơn những nội dung mà mình đang quan tâm nhé!

I-MỤC TIÊU

1-Về kiến thức

a). Nêu được định nghĩa của vật rắn và giá của lực.

b). Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy.

c). Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song.

d). Nêu được cách xác định trọng tâm của một vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực nghiệm.

2-Về kĩ năng

-Vận dụng được các điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự.

II-CHUẨN BỊ

Giáo viên

-Các thí nghiệm theo Hình 17.1, 17.3, 17.4 SGK.

-Các tấm mỏng, phẳng (bằng bìa, nhựa cứng..) theo hình 17.5 SGK.

Học sinh

-Ôn lại : Quy tắc hình bình hành, điều kiện cân bằng của một chất điểm.

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinhTrợ giúp của giáo viên
Hoat động 1. (5 phút)Định nghĩa vật rắn và giá của lựcCá nhân tiếp thu ghi nhớ.Cá nhân thực hiện yêu cầu của GV.  – Dựa vào khái niệm vật rắn, suy nghĩ trả lời: Với vật rắn, do có kích thước lớn nên các lực tuy đặt vào một vật nhưng lại có thể không cùng điểm đặt.Thông báo cho HS các khái niệm mới :-Giá của lực: là đường thẳng mang vectơ lực.Yêu cầu HS xác định giá của một số lực vẽ trên bảng.-Vật rắn: là những vật có kích thước đáng kể và hầu như không bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực.o. Khi biểu diễn các lực tác dụng lên một vật rắn thì có gì khác so với một chất điểm?o. Tác dụng của lực đối với vật rắn sẽ không thay đổi nếu ta di chuyển vectơ lực trên giá của nó. Đối với vật rắn thì điểm đặt không quan trọng bằng giá của lực.
Hoạt động 2. (25 phút)Tìm điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực.Cá nhân trả lời câu hỏi của GV và nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.     Quan sát, nhận xét: Khi vật đứng yên thì phương của hai dây cùng nằm trên một đường thẳng. – Hai lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng nhau. Cá nhân phát biểu. o. Nhắc lại điều kiện cân bằng của một chất điểm?Đặt vấn đề : Với vật rắn thì điều kiện cân bằng có gì khác so với một chất điểm? Trước tiên ta xét trường hợp vật chiu tác dung của hai lưc.GV giới thiêu bộ thí nghiêm hình 17.1SGKNêu những điểm đặc biệt qua thí nghiệm:-Vật phải nhẹ để có thể bỏ qua trọng lực tác dụng lên vật.-Vai trò của dây vừa là để truyền lực tác dụng vừa là cụ thể hóa giá của các lực.GV tiến hành thí nghiệm.o. Hoàn thành yêu cầu Cl.-Hãy vẽ ra giấy giá và chiều của hai lực tác dụng vào vật.-Yêu cầu một HS phát biểu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực.Chính xác hóa phát biểu của học sinh.
Hoạt động 3. (15 phút)Tìm cách xác định trọng tâm của một vật mỏng, phảng, có trọng lượng bằng thực nghiệm.Cá nhân nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.Thảo luận trong nhóm và giữa các nhóm tìm phương án thích hợp, khả thi.– Rút ra nhận xét : với các vật có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm nằm ở tâm đối xứng của vật.Cá nhân thực hiện câu lệnh C2: Ngón tay đặt vào trọng tâm của thước.Đặt vấn đề : Như chúng ta đã biết, trọng tâm là điểm đặt của trọng lực của vật. Vậy trọng tâm của một vật được xác định như thế nào ? Dựa vào điều kiện cân bằng vừa xét hãy tìm cách xác định trọng tâm của một vật mỏng, phẳng ?Định hướng của GV :GV phát cho mỗi nhóm các tấm mỏng phẳng (bìa, nhựa cứng..) như hình 17.5 : SGK.Yêu cầu dựa vào phương án vừa nêu, hãy xác định trọng tâm của các tấm đó, sau đó nhận xét vị trí này có gì đặc biệt?o. Hoàn thành yêu cầu C2.
Hoạt động 4. (30 phút)Tìm điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song.Cá nhân nhận thức vấn đề đặt ra  HS thảo luân nhóm, đại diện nhóm phát biểu. Nhận xét tính khả thi của phương án của các nhóm khác.  Cá nhân tiếp thu.  HS quan sát, rút ta nhận xét: ba giá của ba lực nằm trong cùng một mặt phẳng.     Cá nhân phát biểu :Ta trượt các vectơ lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi dùng quy tắc hình bình hành để tổng hợp hai lực trước sau đó tiếp tục tổng hợp lực vừa xác định với lực còn lại. Ghi nhớ quy tắc.  Nhận xét: Hợp lực của hai lực có cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn với lực thứ ba. Tức là hợp lực của hai lực cân bằng với lực thứ ba.Cá nhân phát biểu. o. Trong thực tế vật thường chịu tác dụng của nhiều hơn hai lực. Xét trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực không song song, khi đó các lực phải thỏa mãn điều kiện gì để vật cân bằng?Xét một vật mỏng, phẳng, có trọng tâm G đã biết và có trọng lượng P.o. Hãy thiết kế phương án thí nghiệm để tìm điều kiện cân bằng của vật khi chịu tác dụng của ba lực không song song?GV nhận xét các phương án HS đưa ra. Giới thiệu bộ thí nghiệm Hình 17.6 SGK.GV nên nêu những điểm đặc biệt qua thí nghiệm:-Hai lực kế cho biết độ lớn của hai lực căng, hai dây treo cụ thể hóa giá của hai lực đó.-Dây dọi đi qua trọng tâm cụ thể hóa giá của trong lực.GV tiến hành thí nghiệm.o. Hoàn thành yêu cầu C3.Dùng môt cái bảng để cu thể hóa măt phẳng và vẽ ba vectơ lực lên bảng theo đúng điểm đặt và tỉ lệ xích.o. Hãy xác định điểm đồng quy của giá của ba lực.-Các lực có điểm đặt khác nhau, vậy làm thế nào để tìm được hợp lực của ba lực?Gợi ý HS nhớ lại kiến thức đã nêu ở đầu bài là tác dụng của lực đối với vật rắn sẽ không thay đổi nếu ta di chuyển vectơ lực trên giá của nó.GV phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy.Yêu cầu HS thực hiện quy tắc này với các lực vẽ trên bảng.o. Nhận xét gì về mối quan hệ giữa hợp lực của hai lực với lực còn lại?o. Phát bểu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song ?GV chính xác hóa phát biểu của HS.
Hoạt động 5. (12 phút)Vận dụng điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song.Làm việc cá nhân, một HS lên bảng trình bày bài làm. Yêu cầu HS làm bài tập thí dụ.Định hướng của GV:-Xác định rõ các lực tác dụng lên quả cầu, vẽ giá và chiều của các lực ấy.-Điều kiên mà các lưc phải thoả mãn.-Sử dụng quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy, biểu diễn quan hệ giữa các lực.-Từ hình vẽ, sử dụng quan hệ hình học để tính lực căng dây và lực của tường tác dụng lên quả cầu.GV nhận xét bài làm của HS.
Hoạt động 6. (3 phút)Tổng kết bài hocCá nhân tư đoc phần ghi nhớ SGKGV nhắc lại các kiến thức cơ bản trong bài.Bài tập về nhà: làm bài 6, 7, 8 SGK.Ôn tập kiến thức về đòn bẩy.

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Cân bằng của vật chịu tác dụng của hai và ba lực không song song đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-can-bang-cua-vat-chiu-tac-dung-cua-hai-va-ba-luc-khong-song-song/feed 0 1154