Chưa được phân loại – Học vẹt https://hocvet.com giáo dục cho mọi lứa tuổi Sun, 31 Oct 2021 04:17:17 +0000 vi-VN hourly 1 163425933 Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài kiểm tra chương 3 – Cân bằng và chuyển động của vật rắn https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-bai-kiem-tra-chuong-3-can-bang-va-chuyen-dong-cua-vat-ran/ https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-bai-kiem-tra-chuong-3-can-bang-va-chuyen-dong-cua-vat-ran/#respond Sun, 31 Oct 2021 03:57:06 +0000 https://hocvet.com/?p=999 Mời bạn cùng tham khảo nội dung phần biên soạn thiết kế giáo án mẫu bài kiểm tra chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn theo chương trình SGK Vật lí lớp 10 mới hiện nay. Mong rằng nội dung mà Hocbai.edu.vn chia sẽ, có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc tham khảo về cách thiết kế mẫu bài kiểm tra chương 3 này nhé! I-MỤC TIÊU -Củng cố, khắc sâu kiến thức ở chương III. -Rèn luyện đức tính trung thực, cần cù, cẩn thận, chính xác, khoa học, phát huy khả nãng làm

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài kiểm tra chương 3 – Cân bằng và chuyển động của vật rắn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Mời bạn cùng tham khảo nội dung phần biên soạn thiết kế giáo án mẫu bài kiểm tra chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn theo chương trình SGK Vật lí lớp 10 mới hiện nay. Mong rằng nội dung mà Hocbai.edu.vn chia sẽ, có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc tham khảo về cách thiết kế mẫu bài kiểm tra chương 3 này nhé!

I-MỤC TIÊU

-Củng cố, khắc sâu kiến thức ở chương III.

-Rèn luyện đức tính trung thực, cần cù, cẩn thận, chính xác, khoa học, phát huy khả nãng làm việc độc lập ở HS.

II-CHUẨN BỊ

Giáo viên

-Đề bài kiểm tra theo mẫu.

Học sinh

-Kiến thức của toàn chương ni có sử dụng kiến thức chương I, II.

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt đông của hoc sinh                  Trơ giúp của giáo viên
Hoạt động 1. Ôn định lớpGV kiểm tra sĩ số HS và nêu yêu cầu về kỉ luật đối với giờ kiểm tra.
Hoạt động 2. Làm bài kiểm traGV phát bài kiểm tra tới từng HS.Quản lí HS làm bài, đảm bảo tính công bằng, trung thực trong làm bài
Hoạt động 3.Tỏng kết giờ họcGV thu bài và nhận xét về kỉ luật giờ học. Bài tập về nhà : ôn lại quy tắc hình bình hành và điều kiện cân bằng của một chất điểm.

NỘI DUNG KIỂM TRA

I-BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1.. Khoanh tròn trước đáp án mà em lựa chọn (Chú ý : mỗi câu chỉ được chọn một đáp án).

Câu 1. Các dạng cân bằng của vật rắn đó là :

A.. cân bằng bền, cân bằng không bền.

B.. cân bằng bền, cân bằng phiếm định.

C.. cân bằng không bền, cân bằng phiếm định.

D.. cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định.

Câu 2. Một người gánh hai thùng hàng, thùng A nặng 200N và thùng B nặng 300N được mắc vào hai đầu của một chiếc đòn gánh dài 1m. Để đòn gánh nằm thăng bằng thì vai người đó phải đặt ở đâu ?

A.. Cách thùng A 40m.

B.. Cách thùng A 60m.

C.. Cách thùng A 50m.

D.. Đặt tại bất kì điểm nào trên đòn gánh.

a

Câu 3. Hai lực  trong hình vẽ tạo thành một ngẫu lực, với FA = FB = 15N. Biết AB = 30 cm.

b

Mô men ngẫu lực có giá trị

A.. M = 450 N.m.

B.. M = 4,5 N.m.

C.. M = 9 N.m.

D.. M = 2,25 N.m.

Câu 4. Để chiếc thước AB (hình vẽ) nằm thăng bằng khi treo vật có khối lượng 4 kg thì cần tác dụng một lực tối thiểu bằng bao nhiêu vào điểm O2 ?

h

A.. 4N.

B.. 8N.

C.. 40N.

D.. 80N.

Câu 5. Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi những yếu tố nào ?

A.. Độ cao của trọng tâm.

B.. Diện tích mặt chân đế.

C.. Độ cao của trọng tâm và diện tích mặt chân đế.

D.. Độ cao của trọng tâm, diện tích mặt chân đế và khối lượng của vật.

Câu 6. Một vật có khối lượng 1 kg đứng yên trên mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng 30° (hình vẽ). Tính độ lớn lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10 m/s2.

c

A..  Fms = 5N.

B..  Fms =  8,7N.

C..  Fms = 10N.

D..  Fms = 13,7N.

2.. Ghép phần bên trái với phần bên phải đê được một câu đúng

d

II-BÀI TẬP TỰ LUẬN

e

ĐÁP ÁN

I – BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1.. Câu hỏi nhiều lựa chọn

Câu123456
Đáp ánDBBCCA

2.. Câu hỏi ghép đôi

Trái1234567
Phảiehafbcg

II – BÀI TẬP Tự LUẬN Biểu diễn lực (hình vẽ)

f

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài kiểm tra chương 3 – Cân bằng và chuyển động của vật rắn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-bai-kiem-tra-chuong-3-can-bang-va-chuyen-dong-cua-vat-ran/feed 0 999
Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài kiểm tra mẫu chương 2 – Động lực học chất điểm https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-bai-kiem-tra-mau-chuong-2-dong-luc-hoc-chat-diem/ https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-bai-kiem-tra-mau-chuong-2-dong-luc-hoc-chat-diem/#respond Sun, 31 Oct 2021 03:54:33 +0000 https://hocvet.com/?p=996 gửi đến bạn đọc nội dung phần biên soạn giáo án mẫu bài kiểm tra chương 2: Động lực học chất điểm của phân môn Vật lí lớp 10 theo chương trình mới hiện nay. Mong rằng nội dung mà chúng tôi chia sẽ có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc tham khảo về cách thiết kế giáo án bài giảng và mẫu bài kiểm tra chương 2 – Động lực học chất điểm môn Vật lý 10 của mình nhé! I-MỤC TIÊU -Củng cố, khắc sâu kiến thức ở chương II. -Rèn luyện đức tính trung thực,

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài kiểm tra mẫu chương 2 – Động lực học chất điểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
gửi đến bạn đọc nội dung phần biên soạn giáo án mẫu bài kiểm tra chương 2: Động lực học chất điểm của phân môn Vật lí lớp 10 theo chương trình mới hiện nay. Mong rằng nội dung mà chúng tôi chia sẽ có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc tham khảo về cách thiết kế giáo án bài giảng và mẫu bài kiểm tra chương 2 – Động lực học chất điểm môn Vật lý 10 của mình nhé!

I-MỤC TIÊU

-Củng cố, khắc sâu kiến thức ở chương II.

-Rèn luyện đức tính trung thực, cần cù, cẩn thận, chính xác, khoa học, phát huy khả năng làm việc độc lập ở HS.

II-CHUẨN BỊ

Giáo viên

-Đề bài kiểm tra theo mẫu.

Học sinh

-Kiến thức của toàn chương II có sử dụng kiến thức chương I.

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinhTrợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1. Ổn định lớpGV kiểm tra sĩ số HS và nêu yêu cầu về kỉ luật đối với giờ kiểm tra.
Hoạt động 2. Làm bài kiểm traGV phát bài kiểm tra tới từng HS. Quản lí HS làm bài, đảm bảo tính công bằng, trung thực trong làm bài
Hoạt động 3.Tỏng kết giờ họcGV thu bài và nhận xét về kỉ luật giờ học. Bài tập về nhà: ôn lại quy tắc hình bình hành và điều kiện cân bằng của một chất điểm.

NỘI DUNG KIỂM TRA

I-BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1.. Khoanh tròn trước đáp án mà em lựa chọn (Chú ý : mỗi câu chỉ được chọn một đáp án).

Câu 1. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau :

a.. Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng lên các vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.

b.. Có thể tổng hợp hai lực đồng quy bằng quy tắc hình bình hành.

c.. Khi biểu diễn lực, lực tổng hợp và các lực thành phần phải có cùng tỉ lệ xích.

d.. Lực tổng hợp và các lực thành phần luôn nằm trên cùng một mặt phẳng.

Câu 2. Khi một vật chuyển động đều trên mặt sàn nằm ngang, nhận xét nào sau đây là đúng ?

a.. Lực tác dụng lên vật là các cặp lực trực đối.

b.. Lực tác dụng lên vật là các cặp lực cân bằng,

c.. Không có lực tác dụng lên vật.

d.. Cả ba kết luận trên đều đúng.

Câu 3. Định luật II Niu-tơn có nội dung gì ?

a.. Nói về trạng thái của vật khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không.

b.. Nói về trạng thái của vật khi hợp lực tác dụng lên vật khác không,

c.. Nói về sự tương tác giữa hai vật.

d.. Cả ba nội dung trên đều có trong định luật II.

KTC2- 1

Câu 4. Hai lực  hợp với nhau một góc bằng 90° có độ lớn lần lượt là 30° và 40°. Lực cân bằng với hợp của hai lực trên có độ lớn bao nhiêu ?

a.. 10°.

b.. 70°.

c.. 50°.

d.. – 50°.

Câu 5. Một vật ở Trái Đất có khối lượng 6 kg. Đưa vật đó lên Mặt Trăng thì trọng lượng của vật là bao nhiêu ? Lấy g =10 m/s2 và gia tốc trọng trường trên Mặt Trăng bằng 1/6 lần gia tốc trọng trường trên Trái Đất.

a.. 36 kg.

b.. 1 kg.

c.. 360 N.

d.. 10 N.

Câu 6. Một vật có trọng lượng 30 chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo 200 N. Hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là 0, 20. Tìm hợp lực tác dụng lên vật. Lấy g = 9,8 m/s2.

a.. 200 N.

b.. 194 N.

c.. 206 N.

d.. 141,2 N.

Câu 7. Một vật có khối lượng 3,6 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 36 N. Đưa vật lên độ cao cách mặt đất một đoạn bằng 2R (R là bán kính Trái Đất) thì vật có trọng lượng là bao nhiêu ?

a.. 4N.

b.. 9 N.

c.. 12 N.

d.. 18 N.

Câu 8. Viết phương trình quỹ đạo của một vật ném ngang với vận tốc ban đầu là 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2.

a.. y = 10t + 5t2.

b.. y = 10t + 10t2.

c.. y = 0,05x2.

d.. y = 0,1x2.

Câu 9. Từ độ cao h người ta cung cấp cho vật một vận tốc ban đầu 10 m/s. Sau 2s vật chạm đất. Tính độ cao h. Lấy g = 9,8 m/s2.

a.. 19,6 m.

b.. 20 m.

c.. 29,6 m.

d.. 39,6 m.

Câu 10. Đặt một miếng gỗ lên một tấm bìa phẳng nằm ngang rồi quay từ từ thì thấy miếng gỗ quay theo. Lực nào tác dụng lên vật đóng vai trò lực hướng tâm ?

a.. Lực ma sát trượt.

b.. Lực ma sát nghỉ.

c.. Lực hút của Trái Đất.

d.. Phản lực của miếng bìa.

2..Ghép phần bên trái với phần bên phải đê được một câu đúng

1.. Quán tínha). biếu thức của định luật II Niu-tơn.
2..Lực ma sát trượtb). biểu thức của định luật Húc.
c). không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
4.. Thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực đó.d). xuất hiện ở mặt tiếp xúc cả vật với bề mặt để giữ cho vật đứng yên trên bề mặt khi nó bị một lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc.
5.. Lực và phản lựce). biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn.
6.. Thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.f). tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
7.. Lực hấp dẫn giữa hai vật bất kìg). Tổng hợp lực.
h). tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
9.. Lực ma sát nghỉi). Phân tích lực.
k). phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

II.BÀI TẬP TỰ LUẬN

111

ĐÁP ÁN

I-BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1..Câu hỏi nhiều lựa chọn

KTC2- 6

2.. Câu hỏi ghép đôi

KTC2- 7

II-BÀI TẬP TỰ LUẬN

a). Biểu diễn lực (hình vẽ)

KTC2- 8

b). Tìm gia tốc của vật:

KTC2- 9
KTC2- 10

BIỂU ĐIẾM

I-BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1..      0,25 điểm/câu x 10 câu = 2,5 điểm.

2..      0,25 điểm/câu x 10 câu = 2,5 điểm.

II-BÀI TẬP Tự LUẬN

Biểu diễn lực: 1 điểm.

Tính được gia tốc a: 2 điểm.

Tính được thời gian: 1 điểm.

Tính được vận tốc ở chân dốc: 1 điểm.

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài kiểm tra mẫu chương 2 – Động lực học chất điểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-bai-kiem-tra-mau-chuong-2-dong-luc-hoc-chat-diem/feed 0 996
Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài kiểm tra mẫu chương 1 – Động học chất điểm https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-bai-kiem-tra-mau-chuong-1-dong-hoc-chat-diem/ https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-bai-kiem-tra-mau-chuong-1-dong-hoc-chat-diem/#respond Sun, 31 Oct 2021 03:50:14 +0000 https://hocvet.com/?p=992 Xin chia sẽ cùng bạn đọc nội dung và phương pháp biên soạn giáo án mẫu bài kiểm tra chương 1: Động học chất điểm của phân môn Vật lí lớp 10 theo chương trình mới hiện nay. Mong rằng, nội dung mà Hocbai.edu.vn giới thiệu thật sự hữu ích để bạn đọc tham khảo về cách thiết kế giáo án bài giảng kiểm tra chương 1 – Vật lý 10 của mình nhé! I-MỤC TIÊU -Củng cố, khắc sâu kiến thức ở chương I. -Rèn luyện đức tính trung thực, cần cù, cẩn thận, chính xác, khoa học, phát

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài kiểm tra mẫu chương 1 – Động học chất điểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Xin chia sẽ cùng bạn đọc nội dung và phương pháp biên soạn giáo án mẫu bài kiểm tra chương 1: Động học chất điểm của phân môn Vật lí lớp 10 theo chương trình mới hiện nay. Mong rằng, nội dung mà Hocbai.edu.vn giới thiệu thật sự hữu ích để bạn đọc tham khảo về cách thiết kế giáo án bài giảng kiểm tra chương 1 – Vật lý 10 của mình nhé!

I-MỤC TIÊU

-Củng cố, khắc sâu kiến thức ở chương I.

-Rèn luyện đức tính trung thực, cần cù, cẩn thận, chính xác, khoa học, phát huy khả năng làm việc độc lập ở HS.

II-CHUẨN BỊ

Giáo viên

-Đề bài kiểm tra theo mẫu.

Học sình

-Kiến thức của toàn chương I.

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinhTrợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1. Ổn định lớpGV kiểm tra sĩ số HS và nêu yêu cầu về kỉ luật đối với giờ kiểm tra.
Hoạt động 2. Làm bài kiểm traGV phát bài kiểm tra tới từng HS. Quản lí HS làm bài, đảm bảo tính công bằng, trung thực trong làm bài
Hoạt động 3.Tỏng kết giờ họcGV thu bài và nhận xét về kỉ luật giờ học.Bài tập về nhà: ôn lại khái niệm về lực, hai lực cân bằng, các công thức lượng giác đã học.

NỘI DUNG KIỂM TRA

I-BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Khoanh tròn trước đáp án mà em lựa chọn (Chú ý : mỗi câu chỉ được chọn một đáp án).

Câu 1. Nếu nói “Mặt Trời quay quanh Trái Đất” thì trong câu nói này vật nào được chọn là vật mốc ?

a.. Mặt Trời.

b.. Trái Đất.

c.. Mặt Trăng.

d.. Cả Mặt Trời và Trái Đất.

Câu 2. Một người đạp xe coi như đều. Đối với người đó thì đầu van xe đạp chuyển động như thế nào ?

a.. Chuyển động thẳng đều.

b.. Chuyển động thẳng biến đổi đều.

c.. Chuyển động tròn đều.

d.. Vừa chuyển động tròn, vừa chuyển động tịnh tiến.

Câu 3. Phương trình nào sau đây là phương trình chuyển động của chuyển động thẳng, chậm dần đều có vận tốc ban đầu, vật mốc tại điểm xuất phát, chiều dương cùng chiều chuyển động ?

KTC1- 1

Câu 4. Việc chọn hệ quy chiếu sẽ ảnh hưởng đến yếu tố nào của vật ?

a.. Chỉ ảnh hưởng đến việc xác định trạng thái của vật là chuyển động hay đứng yên.

b.. Chỉ ảnh hưởng đến quỹ đạo chuyển động của vật.

c.. Chỉ ảnh hưởng đến vận tốc của vật.

d.. Cả ba yếu tố trên.

Câu 5. Các công thức nào sau đây là đúng với chuyển động tròn đều ?

KTC1- 2

Câu 6. Một cánh quạt quay đều, trong một phút quay được 120 vòng. Tính chu kì, tần số quay của quạt.

a.. 0,5 s và 2 vòng/s.

b.. 1 phút và 120 vòng/phút.

c.. 1 phút và 2 vòng/s.

d.. 0,5 s và 120 vòng/phút.

Câu 7. Một chiếc xe đạp chuyển động thẳng đều với vận tốc 18 km/h. Tính tốc độ góc của một điểm trên bánh xe. Cho biết đường kính bánh xe là 0,65 m.

a.. 11,7 rad/s.

b.. 3,25 rad/s.

c.. 27,69 rad/s.

d.. 7,69 rad/s.

Câu 8. Thả rơi một vật từ độ cao 5m. Nếu vật rơi với gia tốc 10 m/s2 thì sau bao lâu vật chạm đất ?

a.. 10 s.

b.. 1 s.

c.. 5 s.

d.. 0,5 s.

Câu 9. Từ độ cao h, người ta búng viên bi cho viên bi chuyển động theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là 1,5 m/s, sau 2 s viên bi chạm đất. Tính độ cao h. Bỏ qua lực cản của không khí, lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s2.

a.. 3 m.

b.. 21,5 m.

c.. 23 m.

d.. 41,5 m.

Câu 10. Một viên bi chuyển động nhanh dần đều trên một máng nghiêng phẳng, nhẵn. Khi viên bi lăn được 1/3 quãng đường, người ta đo và tính toán được gia tốc của viên bi là 0,025 m/s2. Tính gia tốc của viên bi tại thời điểm nó lăn được 2/3 quãng đường và hết cả quãng đường (ngay trước khi nó gặp vật cản và dừng lại).

a.. 0,05 m/s2 và 0,075 m/s2.

b.. 0,05 m/s2 và 0 m/s2.

c.. 0,025 m/s2 và 0,025 m/s2.

d.. 0,05 m/s2 và 0,1 m/s2.

2. Ghép phần bên trái với phần bên phải đê được một câu đúng.

KTC1- 3
KTC1- 4

3. Điền vào chỗ tròng trong các câu sau

a.. Một hệ quy chiếu gồm có     ……….(1)…………….        , thước đo, ……….(2)…………….

và đồng hồ.

b.. Trong chuyển động tròn đều, tuy ……….(3)……………. có độ lớn không đổi nhưng có……….(4)……………. luôn luôn thay đổi, nên chuyển đông này có gia tốc.

Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn luôn……….(5)……………. nên gọi là gia tốc hướng tâm và có độ lớn là……….(6)…………….

II – BÀI TẬP Tự LUẬN

1. Hai bến sông A và B cách nhau 15 km. Một chiếc thuyền đi ngược dòng từ A đến B với vận tốc 18 km/h so với dòng nước. Giả sử thuyền đi đến A rồi quay ngay lại B với cùng vận tốc và tốc độ của dòng nước so với bờ luôn ổn định là 6 km/h. Tính thời gian cả đi lẫn vé của thuyền.

ĐÁP ÁN

I-BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

KTC1- 5

3. Điền khuyết

a.. (1) vật mốc ; (2) hệ toạ độ

b.. (3) vận tốc ; (4) huớng ;

KTC1- 6

II-BÀI TẬP Tự LUẬN

Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của dòng nước. Thuyền là vật 1, nước là vật 2, bờ là vật 3.

Vận tốc của thuyền so với bờ lúc thuyền đi ngược dòng là:

KTC1- 7

Dấu (-) cho biết thuyền đang đi ngược với chiều dương đã chọn.

KTC1- 8

Thời gian đi ngươc dòng là: 

Vận tốc của thuyền so với bờ lúc thuyền đi xuôi dòng là :

V13 = V12 + V23 = 18 + 6 = 24km/h.

KTC1- 9

Thời gian đi xuôi dòng là: 

Tổng thời gian cả đi lẫn về là: t = t1 +t2 = 1,25 + 0,625 = l,875h.

BIỂU ĐIỂM

I-BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1.. 0,25 điểm/câu x 10 câu = 2,5 điểm.

2.. 0,25 điểm/câu x 8 câu 2 điểm.

3.. 0,25 điểm/ý X 6 ý 1,5 điểm.

II-BÀI TẬP Tự LUẬN

Chọn hệ quy chiếu + vật 1, 2, 3: 0,5 điểm.

Tính v13 = 12km/h: 0,5 điểm.

t1 = 1,25 h: 0,5 điểm.

Tính v13 = 24km/h: 0,5 điểm.

t2 = 0,625 h: 0,5 điểm.

Tính tổng thời gian t = 1,825 h: 0,5 điểm.

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài kiểm tra mẫu chương 1 – Động học chất điểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-bai-kiem-tra-mau-chuong-1-dong-hoc-chat-diem/feed 0 992
Giải bài tập Toán Đại số lớp 8: Giải toán bằng cách lập phương trình (Bài 6 Chương 3) https://hocvet.com/giai-bai-tap-toan-dai-so-lop-8-giai-toan-bang-cach-lap-phuong-trinh-bai-6-chuong-3/ https://hocvet.com/giai-bai-tap-toan-dai-so-lop-8-giai-toan-bang-cach-lap-phuong-trinh-bai-6-chuong-3/#respond Sat, 30 Oct 2021 16:08:04 +0000 https://hocvet.com/?p=988 Xin giới thiệu đến các em nội dung giải bài tập Toán Đại số lớp 8: Giải toán bằng cách lập phương trình thuộc Bài 6 – Chương 3. Trong nội dung bài viết này, Hocbai.edu.vn sẽ tổng hợp hướng dẫn giải các bài tập SGK cũng như giới thiệu thêm một số đề và hướng dẫn giải bài tập nâng cao Toán Đại số lớp 8 liên quan đến bài giải toán bằng cách lập phương trình nói trên. Nội dung chi tiết về hướng dẫn giải bài tập Toán Đại số SGK lớp 8: Giải toán bằng cách

Bài viết Giải bài tập Toán Đại số lớp 8: Giải toán bằng cách lập phương trình (Bài 6 Chương 3) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Xin giới thiệu đến các em nội dung giải bài tập Toán Đại số lớp 8: Giải toán bằng cách lập phương trình thuộc Bài 6 – Chương 3. Trong nội dung bài viết này, Hocbai.edu.vn sẽ tổng hợp hướng dẫn giải các bài tập SGK cũng như giới thiệu thêm một số đề và hướng dẫn giải bài tập nâng cao Toán Đại số lớp 8 liên quan đến bài giải toán bằng cách lập phương trình nói trên.

Nội dung chi tiết về hướng dẫn giải bài tập Toán Đại số SGK lớp 8: Giải toán bằng cách lập phương trình thuộc Bài 6-7 Chương 3 cụ thể như sau:

ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TOÁN ĐẠI SỐ LỚP 8: GIẢI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH (BÀI 6-7 CHƯƠNG 3)

Câu 1:

Mẫu số của một phân số lớn hơn tử số của nó là 3 đơn vị. Nếu tăng cả tử và mẫu của nó thêm 2 đơn vị thì dược phân số mới bằng ½. Tìm phân số ban đầu.

Hướng dẫn giải:

Đặt x là tử số của phân số cần tìm. Điều kiện x € N.

1

Khi dó phân số cần tìm là  Theo đề ta có phương trình:

2

Câu 2:

3

Học kì một, số học sinh giỏi của lớp 8A bằng  số học sinh cả lớp. Sang học kì hai, có thêm 3 bạn phấn đấu trở thành học sinh giỏi nữa, đo đó số học sinh giỏi bằng 20% số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 8A có bao nhiêu học sinh?

Hướng dẫn giải:

Gọi số học sinh của lớp 8A là x. Điều kiện: x nguyên dương.

4

Số học sinh giỏi học kì một của lớp 8A là: 

5

Số học sinh giỏi học kì hai là: 

Theo đề thì số học sinh giỏi học kì hai là 20%, tức là x/5 và ta có phương trình:

6

Giải phương trình (1):

7

Vậy, số học sinh của lớp 8A là 40.

Câu 3:

(Bài toán nói về cuộc đời nhà toán học Đi-ô-phăng, lấy trong Hợp tuyển Hi Lạp – cuốn sách gồm 46 bài toán về số, viết dưới dạng thơ trào phúng).

Thời thơ ấu của Đi-ô-phăng chiếm 1/6 cuộc đời

1/12 cuộc đời tiếp theo là thời thanh niên sôi nổi

Thêm 1/7 cuộc đời nữa ông sống độc thân.

Sau khi lập gia đình được 5 năm thì sinh một con trai. Nhưng số mệnh chỉ cho con sống bằng nửa đời cha. Ông đã từ trần 4 năm sau khi con mất. Đi-ô-phăng sống bao nhiêu tuổi, hãy tính cho ra.

Hướng dẫn giải:

Gọi x (tuổi) là tuổi của Đi-ô-phãng. Điều kiện x nguyên dương.

8
9

Câu 4:

Lúc 6 giờ sáng, một xe máy khởi hành từ A để đến B. Sau đó 1 giờ, một ô tô cũng xuất phát từ A đến B với vận tốc trung bình lớn hơn vận tốc trung bình của xe máy 20km/h. Cả hai xe đến B đồng thời vào lúc 9 giờ 30 phút sáng cùng ngày. Tính độ dài quãng đường AB và vận tốc trung bình của xe máy.

Hướng dẫn giải:

Cách thứ nhất:

Gọi x (km/h) là vận tốc xe máy. Vận tốc xe ô tô là x + 20 (km/h). Điều kiện x dương.

Thời gian xe máy đi là: 9,5 – 6 = 3,5 giờ

Thời gian ô tô đi là: 3,5 – 1 = 2,5 giờ

Quãng đường AB dài: 3,5x hay 2,5(x + 20).

Ta có phương trình: 3,5x = 2,5(x + 20) <=> x = 50km/h

Vậy vận tốc trung bình của xe máy là 50km/h. Quãng đường AB dài 3,5.(50) = 175 km.

Cách thứ hai:

10
11

Đặt x là độ dài quãng đường AB thì vận tốc của xe máy là  , vận tốc xe ô tô là .

Vận tốc xe ồ tô lớn hơn vận tốc xe máy là:

12

Độ dài quãng đường AB là 175km.

13

Vận tốc xe máy là 

Câu 5:

Điểm kiểm tra Toán của một tổ học tập được cho trong bảng sau:

14

Biết điểm trung bình của cả tổ là 6,6. Hãy điền các giá trị thích hợp vào hai ô còn trống (được đánh dấu *).

Hướng dẫn giải:

Gọi x là tần số của điểm 5, thì x là số tự nhiên. Khi đó tần số điểm 9 là:

l0 – (l + x + 2 + 3) = 4 – x

Theo công thức tính số trung bình (điểm trung bình) ta có:

15

Kết quả ta có bảng tần sô” điểm kiểm tra Toán của tổ học sinh:

16

Câu 6:

Lan mua hai loại hàng và phải trả tổng cộng 120 nghìn đồng, trong đó đã tính cả 10 nghìn đồng là thuế giá trị gia tăng (viết tắt là thuế VAT). Biết rằng thuế VAT đối với loại hàng thứ nhất là 10%; thuế VAT đối với loại hàng thứ hai là 8%. Hỏi nếu không kể thuế VAT thì Lan phải trả mỗi loại hàng bao nhiêu tiền?

Ghi chú: Thuế VAT là thuế mà người mua hàng phải trả, người bán hàng thu và nộp cho Nhà nước. Giả sử thuế VAT đối với mặt hàng A được quy định là 10%. Khi đó nếu giá bán của A là a đồng thì kể cả thuế VAT, người mua mặt hàng này phải trả tổng cộng là a + 10% a đồng.

Hướng dẫn giải:

Giá tiền hai món hàng không kể thuế là 120 – 10 = 110 nghìn.

Gọi x là giá tiền món hàng thứ nhất (không kể thuế), giá tiền món hàng thứ hai (không kể thuế) là (110 – x) nghìn. Điều kiện x > 0.

17

Ta có phương trình: 

Giải phương trình (1) ta được x = 60.

Vậy số tiền phải trả (không kể thuế) cho món hàng thứ nhất là 60 nghìn và món hàng thứ hai là 50 nghìn.

Câu 7:

Năm nay, tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi Phương. Phương tính rằng 13 năm nữa thì tuổi mẹ chỉ còn gấp 2 lần tuổi Phương thôi. Hỏi năm nay Phương bao nhiêu tuổi?

Hướng dẫn giải:

Gọi x là tuổi của Phương hiện nay thì tuổi của mẹ Phương hiện nay là 3x. Điều kiện x nguyên dương.

Sau 13 năm nữa tuổi của Phương và mẹ Phương là x + 13 và 3x + 13. Theo đề, ta có phương trình: 3x + 13 = 2(x +13) => x = 13

Vậy năm nay Phương 13 tuổi.

Câu 8:

Một số tự nhiên có hai chữ số’. Chữ số’ hàng đơn vị gấp hai lần chữ sô” hàng chục. Nếu thêm chữ sô” 1 xen vào giữa hai chữ số ấy thì được một số mới lớn hơn số ban đầu là 370. Tìm số ban đầu.

Hướng dẫn giải:

Gọi x là chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị là 2x. Điều kiện là x nguyên dương và 2x < 9. Khi ta viết số 1 vào giữa hai chữ số ta làm tăng giá trị chữ số hàng chục của số đã cho lên 10 lần và thêm số 1 là thêm vào số cũ 10 đơn vị.

Như vậy số ban đầu là 10x + 2x, số mới là 100x + 10 + 2x và ta có phương trình:

(100x + 10 + 2x) – (10x + 2x) = 370 => x = 4

Vậy số đã cho là 48.

Câu 9:

Tìm số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm một chừ số 2 vào bên trái và một chữ số 2 vào bên phải số đó thì ta được một số lớn gấp 153 lần số ban đầu.

Hướng dẫn giải:

Gọi số tự nhiên lúc đầu là x. Đầu tiên ta viết thêm số 2 vào bên phải ta đã làm tăng giá trị x lên 10 lần và thêm 2 đơn vị. Khi viết thêm số 2 vào bên trái số trở thành có 4 chữ số ta lại thêm 2000 đơn vị. Như vậy ta có phương trình:

2000 + 10x + 2 = 153x   =>  x = 14.

Số tự nhiên cho ban đầu là 14.

Câu 10:

Tìm phân số có đồng thời các tính chất sau:

a). Tử số của phân số là số tự nhiên có một chữ số;

b). Hiệu giữa tử số và mẫu số bằng 4;

c). Nếu giữ nguyên tử số và viết thêm vào bên phải của mẫu số một chữ số đúng bằng tử số, thì ta được một phân số bằng phân số 1/6.

Hướng dẫn giải:

Nếu gọi x là mầu số của phân số ban đầu, thì tử số lúc đầu là x + 4. Điều kiện x + 4 < 9, x nguyên dương.

Khi viết thêm chữ số bằng tử số lúc dầu vào bên phải thì giá trị của mẫu số mới sẽ là 10x + (x + 4) và ta có phương trình:

18

Câu 11:

Điểm kiểm tra Toán của một lớp được cho trong bảng dưới đây:

Điểm số (x)12345678910
Tần số (n)002*10127641N = *

trong đó có hai ô còn trông (thay bằng dấu *). Hãy điền số thích hợp vào ô trống, nếu điểm trung bình của lớp là 6,06.

Hướng dẫn giải:

Nếu tần số của điểm 4 là x thì tổng số học sinh tham gia kiểm tra là N = 2 + x+10 + 12 + 7 + 6 + 4 + l = x + 42 (x €N)

19

Câu 12:

Một xí nghiệp kí hợp đồng dệt một số tấm thảm len trong 20 ngày. Do cải tiến kĩ thuật, năng suất dệt của xí nghiệp đã tăng 20%. Bởi vậy, chỉ trong 18 ngày, không những xí nghiệp đã hoàn thành số thảm cần dệt mà còn dệt thêm được 24 tấm nữa. Tính sô’ tấm thảm len mà xí nghiệp phải dệt theo hợp đồng.

Hướng dẫn giải:

Gọi x là số tấm thảm theo kế hoạch phải dệt trong một ngày. Điều kiện x nguyên dương.

Số thảm xí nghiệp kí hợp đồng bán là 20x.

20

Số tấm thảm dệt trong một ngày trong thực tế (nhờ cải tiến kĩ thuât) là: 

Số thảm thực tế đã dệt:

18.(1,2x) = 20x + 24 <=> 1,6x = 24 <=> x = 15

Vậy số thảm phải dệt theo hợp đồng là 300 tấm.

Câu 13:

Một người lái ô tô dự định đi từ A đến B với vận tốc 48km/h. Nhưng sau khi đi được một giờ với vận tốc ấy, ô tô bị tàu hỏa chắn đường trong 10 phút. Do đó, để kịp đến B đúng thời gian đã định, người đó phải tăng vận tốc thêm 6km/h. Tính quãng đường AB.

Hướng dẫn giải:

21

Gọi x (km) là độ dài quãng đường AB (x > 0). Thời gian dự định đi là . Độ dài quãng đường còn phải đi sau một giờ với vận tốc 48km/h là (x – 48) km.

Vận tốc đi sau khi bị chắn đường là 48 + 6 = 54km/h,

22

Thời gian di chuyển trên quãng đường còn lai là: 

Ta có phương trình:

23

Quãng đường AB dài 120km.

Câu 14:

Bà An gửi vào quỹ tiết kiệm x nghìn đồng với lãi suất mỗi tháng là a% (a là một số cho trước) và lãi tháng này được tính gộp vào vốn cho tháng sau.

a). Hãy viết biểu thức biểu thị:

+ Số tiền lãi sau tháng thứ nhất;

+ Số tiền (cố gốc lẫn lãi) có được sau tháng thứ nhất;

+ Tổng số tiền lãi có được sau tháng thứ hai.

b). Nếu lãi suất là 1,2% (tức là a = 1,2) và sau 2 tháng tổng số tiền lãi là 48,288 nghìn đồng, thì lúc đầu bà An đã gửi bao nhiêu tiền tiết kiệm?

Hướng dẫn giải:

24

Câu 15:

Năm ngoái, tổng số dân của hai tỉnh A và B là 4 triệu. Năm nay, dân số của tỉnh A tăng thêm 1,1%, còn dân số của tỉnh B tăng thêm 1,2%. Tuy vậy số dân của tỉnh A năm nay vẫn nhiều hơn tỉnh B là 807200 người. Tính số dân năm ngoái của mỗi tỉnh.

Hướng dẫn giải:

Gọi x (triệu) là số dân tỉnh A năm ngoái (x > 0) thì số dân tỉnh B năm ngoái là (4 – x) triệu.

Số dân tỉnh A và số dân tỉnh B năm nay lần lượt là 1000000x.(l,011) người và 1000000(4 – x).(l,012) người. Ta có phương trình:

1,011 x 1000000x = 1,012 x 1000000(4 – x) + 807200

=> x = 2,4 triệu.

Số dân của hai tỉnh năm ngoái lần lượt là: 2,4 triệu và 1,6 triệu.

Câu 16:

Đố. Lan có một miếng bìa hình tam giác ABC vuông tại A, cạnh AB = 3cm. Lan tính rằng nếu cắt từ miếng bìa đó ra một hình chữ nhật có chiều dài 2cm như hình bên thì hình chữ nhật ấy có diện tích bằng một nửa diện tích của miếng bìa ban dầu. Tính độ dài cạnh AC của tam giác ABC.

Hướng dẫn giải:

26

Trên đây là nội dung giải bài tập SGK Toán Đại số lớp 8 về giải toán bằng cách lập phương trình (Bài 6-7 Chương 3). Hy vọng những nội dung được chúng tôi chia sẽ có thể giúp các em củng cố thêm khối kiến thức cũng như tự rèn luyên kỹ năng giải các loại bài tập có liên quan đến bài học này nhé! Chúc các em học tốt!

Bài viết Giải bài tập Toán Đại số lớp 8: Giải toán bằng cách lập phương trình (Bài 6 Chương 3) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giai-bai-tap-toan-dai-so-lop-8-giai-toan-bang-cach-lap-phuong-trinh-bai-6-chuong-3/feed 0 988
Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa? https://hocvet.com/vi-sao-cac-nuoc-tu-ban-phuong-tay-day-manh-viec-xam-chiem-thuoc-dia/ https://hocvet.com/vi-sao-cac-nuoc-tu-ban-phuong-tay-day-manh-viec-xam-chiem-thuoc-dia/#respond Sat, 30 Oct 2021 16:04:49 +0000 https://hocvet.com/?p=983 9. Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa vì: Khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường của các nước tư bản Anh, Pháp trở nên cấp thiết khiến chính phủ các nước này càng đẩy mạnh việc xâm lược các nước phương Đông, đặc biệt là Ân Độ, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.

Bài viết Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
9. Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa vì: Khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường của các nước tư bản Anh, Pháp trở nên cấp thiết khiến chính phủ các nước này càng đẩy mạnh việc xâm lược các nước phương Đông, đặc biệt là Ân Độ, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.

Bài viết Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/vi-sao-cac-nuoc-tu-ban-phuong-tay-day-manh-viec-xam-chiem-thuoc-dia/feed 0 983