Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài kiểm tra mẫu chương 2 – Động lực học chất điểm

gửi đến bạn đọc nội dung phần biên soạn giáo án mẫu bài kiểm tra chương 2: Động lực học chất điểm của phân môn Vật lí lớp 10 theo chương trình mới hiện nay. Mong rằng nội dung mà chúng tôi chia sẽ có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc tham khảo về cách thiết kế giáo án bài giảng và mẫu bài kiểm tra chương 2 – Động lực học chất điểm môn Vật lý 10 của mình nhé!

I-MỤC TIÊU

-Củng cố, khắc sâu kiến thức ở chương II.

-Rèn luyện đức tính trung thực, cần cù, cẩn thận, chính xác, khoa học, phát huy khả năng làm việc độc lập ở HS.

II-CHUẨN BỊ

Giáo viên

-Đề bài kiểm tra theo mẫu.

Học sinh

-Kiến thức của toàn chương II có sử dụng kiến thức chương I.

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinhTrợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1. Ổn định lớpGV kiểm tra sĩ số HS và nêu yêu cầu về kỉ luật đối với giờ kiểm tra.
Hoạt động 2. Làm bài kiểm traGV phát bài kiểm tra tới từng HS. Quản lí HS làm bài, đảm bảo tính công bằng, trung thực trong làm bài
Hoạt động 3.Tỏng kết giờ họcGV thu bài và nhận xét về kỉ luật giờ học. Bài tập về nhà: ôn lại quy tắc hình bình hành và điều kiện cân bằng của một chất điểm.

NỘI DUNG KIỂM TRA

I-BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1.. Khoanh tròn trước đáp án mà em lựa chọn (Chú ý : mỗi câu chỉ được chọn một đáp án).

Câu 1. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau :

a.. Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng lên các vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.

b.. Có thể tổng hợp hai lực đồng quy bằng quy tắc hình bình hành.

c.. Khi biểu diễn lực, lực tổng hợp và các lực thành phần phải có cùng tỉ lệ xích.

d.. Lực tổng hợp và các lực thành phần luôn nằm trên cùng một mặt phẳng.

Câu 2. Khi một vật chuyển động đều trên mặt sàn nằm ngang, nhận xét nào sau đây là đúng ?

a.. Lực tác dụng lên vật là các cặp lực trực đối.

b.. Lực tác dụng lên vật là các cặp lực cân bằng,

c.. Không có lực tác dụng lên vật.

d.. Cả ba kết luận trên đều đúng.

Câu 3. Định luật II Niu-tơn có nội dung gì ?

a.. Nói về trạng thái của vật khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không.

b.. Nói về trạng thái của vật khi hợp lực tác dụng lên vật khác không,

c.. Nói về sự tương tác giữa hai vật.

d.. Cả ba nội dung trên đều có trong định luật II.

KTC2- 1

Câu 4. Hai lực  hợp với nhau một góc bằng 90° có độ lớn lần lượt là 30° và 40°. Lực cân bằng với hợp của hai lực trên có độ lớn bao nhiêu ?

a.. 10°.

b.. 70°.

c.. 50°.

d.. – 50°.

Câu 5. Một vật ở Trái Đất có khối lượng 6 kg. Đưa vật đó lên Mặt Trăng thì trọng lượng của vật là bao nhiêu ? Lấy g =10 m/s2 và gia tốc trọng trường trên Mặt Trăng bằng 1/6 lần gia tốc trọng trường trên Trái Đất.

a.. 36 kg.

b.. 1 kg.

c.. 360 N.

d.. 10 N.

Câu 6. Một vật có trọng lượng 30 chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo 200 N. Hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là 0, 20. Tìm hợp lực tác dụng lên vật. Lấy g = 9,8 m/s2.

a.. 200 N.

b.. 194 N.

c.. 206 N.

d.. 141,2 N.

Câu 7. Một vật có khối lượng 3,6 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 36 N. Đưa vật lên độ cao cách mặt đất một đoạn bằng 2R (R là bán kính Trái Đất) thì vật có trọng lượng là bao nhiêu ?

a.. 4N.

b.. 9 N.

c.. 12 N.

d.. 18 N.

Câu 8. Viết phương trình quỹ đạo của một vật ném ngang với vận tốc ban đầu là 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2.

a.. y = 10t + 5t2.

b.. y = 10t + 10t2.

c.. y = 0,05x2.

d.. y = 0,1x2.

Câu 9. Từ độ cao h người ta cung cấp cho vật một vận tốc ban đầu 10 m/s. Sau 2s vật chạm đất. Tính độ cao h. Lấy g = 9,8 m/s2.

a.. 19,6 m.

b.. 20 m.

c.. 29,6 m.

d.. 39,6 m.

Câu 10. Đặt một miếng gỗ lên một tấm bìa phẳng nằm ngang rồi quay từ từ thì thấy miếng gỗ quay theo. Lực nào tác dụng lên vật đóng vai trò lực hướng tâm ?

a.. Lực ma sát trượt.

b.. Lực ma sát nghỉ.

c.. Lực hút của Trái Đất.

d.. Phản lực của miếng bìa.

2..Ghép phần bên trái với phần bên phải đê được một câu đúng

1.. Quán tínha). biếu thức của định luật II Niu-tơn.
2..Lực ma sát trượtb). biểu thức của định luật Húc.
c). không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
4.. Thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực đó.d). xuất hiện ở mặt tiếp xúc cả vật với bề mặt để giữ cho vật đứng yên trên bề mặt khi nó bị một lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc.
5.. Lực và phản lựce). biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn.
6.. Thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.f). tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
7.. Lực hấp dẫn giữa hai vật bất kìg). Tổng hợp lực.
h). tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
9.. Lực ma sát nghỉi). Phân tích lực.
k). phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

II.BÀI TẬP TỰ LUẬN

111

ĐÁP ÁN

I-BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1..Câu hỏi nhiều lựa chọn

KTC2- 6

2.. Câu hỏi ghép đôi

KTC2- 7

II-BÀI TẬP TỰ LUẬN

a). Biểu diễn lực (hình vẽ)

KTC2- 8

b). Tìm gia tốc của vật:

KTC2- 9
KTC2- 10

BIỂU ĐIẾM

I-BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1..      0,25 điểm/câu x 10 câu = 2,5 điểm.

2..      0,25 điểm/câu x 10 câu = 2,5 điểm.

II-BÀI TẬP Tự LUẬN

Biểu diễn lực: 1 điểm.

Tính được gia tốc a: 2 điểm.

Tính được thời gian: 1 điểm.

Tính được vận tốc ở chân dốc: 1 điểm.

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận