Soạn văn 7 – Học vẹt https://hocvet.com giáo dục cho mọi lứa tuổi Thu, 21 Oct 2021 07:59:08 +0000 vi-VN hourly 1 163425933 Bài tập về phép liệt kê https://hocvet.com/tag/bai-tap-ve-phep-liet-ke/ https://hocvet.com/tag/bai-tap-ve-phep-liet-ke/#respond Sun, 12 Sep 2021 15:06:27 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=912 Soạn bài Liệt Kê – Ngữ văn lớp 7 Soạn bài Liệt Kê – Ngữ văn lớp 7 I./ THẾ NÀO LÀ PHÉP LIỆT KÊ? 1) Đọc hai ý của Ghi nhớ cuối trang 105 SGK. 2) Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như tren để cho thấy sự bộn bề của khong gian trong đình, nơi “quan phụ mẫu” đang mải mê hưởng thụ sự êm ấm và đánh bài trong lúc ngoài kia “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít”. II./ CÁC KIỂU LIỆT KÊ 1)

Bài viết Bài tập về phép liệt kê đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Soạn bài Liệt Kê – Ngữ văn lớp 7

Soạn bài Liệt Kê – Ngữ văn lớp 7

I./ THẾ NÀO LÀ PHÉP LIỆT KÊ?

1) Đọc hai ý của Ghi nhớ cuối trang 105 SGK.

2) Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như tren để cho thấy sự bộn bề của khong gian trong đình, nơi “quan phụ mẫu” đang mải mê hưởng thụ sự êm ấm và đánh bài trong lúc ngoài kia “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít”.

II./ CÁC KIỂU LIỆT KÊ

1) Phép liệt kê ở – câu b, cấu tạo theo từng cặp.

– câu a, cấu tạo không theo từng cặp

2) a. Nếu đảo thứ tự của “tre, nứa, trúc, mai, vầu” thì các loài nhà tre từ xa lạ đến gần gũi thân thuộc. Nếu giữ nguyên thì nòi giông nhà tre sẽ được người đọc cảm nhận từ những cây quen thuộc đến những cây chưa quen biết nhiều, còn xa lạ.

b) Nếu đảo ngược hai đoạn in đậm thì đây là kiểu liệt kê không tăng tiến. Nếu giữ nguyên bản thì nó là liệt kê tăng tiến.

III./ LUYỆN TẬP

1) Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân ta”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sac.

  • Sức mạnh của tinh thần yêu nước.
  • Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương của các vị anh hùng dân tộc.
  • Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Pháp.

Chẳng hạn để làm sâu sắc và đầy đủ ý. Tác giả đã dùng liệt kê:

  • Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn.
  • Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn.
  • Nó nhấn chìm tất cả lủ bán nước và cướp nước.

2)a Trong đoạn này tác giả dùng hai lần phép liệt kê.

Lần 1: dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.

Lần 2:

+ Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng.

+ Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm.

+ Những xâu lạp xưởng lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm.

+ Cái rốn của một chú khách trưng ra giữa trời.

+ Một viên quạn uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập,

b. Phép liệt kê gồm:

Dòng thơ 2: Em đã sống lại rồi, em đã.sống!

Dòng thơ 3: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.

3) Đặt câu có sử dụng phép liệt kê.

– Tiếng chuông báo hết tiết thứ hai vừa reo lên thì lên thì ở các cổng lớp túa ra sân trường những đàn ong vỡ tổ. Nơi này tụm năm tụm ba những bạn gái nhảy dây, nơi kia những bạn trai đang thi nhau sút phạt quả llm vào gôn nơi giới hạn của hai hòn gạch, và đàng xa có một cuộc bịt mắt bắt dê thật huyên náo…

– Va-ren nói sẽ đem đến tự do cho Phan Bội Châu và tay nâng cái gông trên cổ Phan; hắn yêu cầu Phan phải trung thành và bán rẻ mình làm tay sai cho nước Pháp; hắn bày tỏ sự tôn trọng Phan và muốn cùng Phan hợp tác để mị dân Việt Nam; hắn yêu cầu cụ Phan bỏ ỷ nghĩ phục thù để cộng tác với người Pháp… Hàng loạt những lời nói của Va-ren, bị cái im lặng của cụ Phan khinh bỉ. Đó là những trò lô’ bịch đáng khinh tởm.

– Hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc đã hiện lên là một nhà cách mạng vĩ đại; một trái tim yêu nước nồng nàn; một đấng thiên sứ xả thân cho độc lập, tự do của dân tộc; một con người dùng sự im lặng để khinh bỉ những lời ngon ngọt từ một tên phản bội nay đã là toàn quyền Va-ren.

Bài viết Bài tập về phép liệt kê đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/tag/bai-tap-ve-phep-liet-ke/feed 0 912
Soạn bài văn lớp 7 đầy đủ chi tiết nhất https://hocvet.com/lop-7/nguvan7/soan-van-lop-7/ https://hocvet.com/lop-7/nguvan7/soan-van-lop-7/#respond Sun, 12 Sep 2021 10:13:08 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=864 Soạn bài Văn bản đề nghị Soạn bài Văn bản đề nghị – ngữ văn lớp 7 I./ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ Viết giấy đề nghị nhằm mục đích nêu lên ý kiến của mình cho các nơi có thẩm quyền để thỏa mãn một nhu cầu, một quyền lợi chính đáng của cá nhân hay tập thể. Đọc các văn bản Trả lời câu hỏi 1) Giấy đề nghị có những yêu cầu : – Nội dung: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? – Hình thức: + Trình bày trang trọng, ngan gọn, sang

Bài viết Soạn bài văn lớp 7 đầy đủ chi tiết nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Soạn bài Văn bản đề nghị

Soạn bài Văn bản đề nghị – ngữ văn lớp 7

I./ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

Viết giấy đề nghị nhằm mục đích nêu lên ý kiến của mình cho các nơi có thẩm quyền để thỏa mãn một nhu cầu, một quyền lợi chính đáng của cá nhân hay tập thể. Đọc các văn bản Trả lời câu hỏi

1) Giấy đề nghị có những yêu cầu :

– Nội dung: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì?

– Hình thức: + Trình bày trang trọng, ngan gọn, sang sủa + Theo một số mục quy định sẵn.

2) Một số tình huống:

– Đề nghị giáo viên chủ nhiệm cho phép dùng tiền của lớp mua trái bóng cho đội bóng của lớp.

– Đề nghị danh sách các hoc sinh được khen thưởng cuối học kì một vừa qua.

– Đề nghị chấm lại bài kiềm tra học kì môt môn toán.

3) Trong cầc tình huống sau đây, tình huống phải viết Giấy đề nghị.

a. Đề nghị nhà trường tổ chức cho lớp đi xem phim

b) Đề nghị cho lớp sinh hoạt để trao đổi về môn toán cho kì kiểm tra học kì sắp tới.

II./ CÁCH LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

1) Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị

a. Trình bày theo một quy định có sẵn.

– Nhất thiết phải có xác định trả lời một số câu hỏi:

+ Đề nghị ai?

+ Ai đề nghị?

– Đề nghị nội dung gì?

– Đề nghị để làm gl?

2) Cách ĩàm văn bản đề nghị (xem phần (2) và mục Ghi nhớ trang 126).

III./ LUYỆN TẬP

1) Viết đơn và viết Đề nghị đều đề đạt nguyện vọng của cá nhân hay tập thể lên một cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết.

Tuy nhiên, theo hai tình huống trên ta thấy có chút ít sự khác nhau.

Đơn chỉ cần trình bày lí do để đạt nguyện vọng.

Đề nghị không chỉ trĩnh bày lí dó mà có thể cần phải cắt nghĩa, nói rõ lí do ấy cho người tiếp nhận hiểu sự đúng vai trò giải quyết.

2) Lỗi trong văn bản Đề nghị có thê là viết dài dòng, luộm thuộm, không theo mẫu quy định.

Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy – ngữ văn lớp 7

I./ DẤU CHẤM LỬNG

1) Tìm hiểu chức năng của dấu châm lửng

  • Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa liệt kê.
  • Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt mỏi và quá hoảng sợ.
  • Dâu chấm lửng có chức năng làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện ngoài sự chờ đợi của từ bưu thiếp (Tấm bưu thiếp là khuôn khổ quá nhỏ khó mà viết được cuồn tiểu thuyết!)

2) Đọc và thuộc phần ghi nhớ trang 122 SGK.

II./ DẤU CHẤM PHẨY

1) Tìm hiểu chức năng của dấu chấm phẩy.

  • Dấu chấm phẩy dung để đánh dấu ranh giới giũa hai vế của một câu ghép có quan hệ chặt chẽ vói nhau về ý nghĩa, vế sau giải thích thêm ý nghĩa cho vế trước.

Trong câu trên có thể thay dấu chấm phẩy (;) bằng dấu phẩy (,) hoặc thậm chí bằng dấu chấm (.). Các câu ghép ở các vế có thể được phân cách bằng dấu phẩy.

Dấu chấm phẩy ở đây dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp nham giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê.

Ta không nên thay dấu chấm phẩy (;) bằng dấu phẩy (,)

2) Xem Ghi nhớ cuôi trang 122 SGK.

II./ LUYỆN TẬP

1) Để giải bài tập này, trước hết các em cần nắm được công dụng của dấu chấm lửng (xem Ghi nhớ của mục I, trang 122, SGK). Sau đó, cần đọc kĩ để hiểu nội dung các câu cho trong bài tập, đối chiếu từng trường hơp dung dấu chấm lửng với những công dụng của dấu chấm lửng đã được học để chỉ ra được công dụng của chúng trong từng câu cụ thể. Trong câu a dấu chấm lửng được dùng để biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng (- Dạ, bẩm…)-, câu b, biểu thị câu nói bị bỏ dở, câu c, biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.

2) Để giải bài tập này, trước hết các em cần nắm được công dụng của dấu chấm phẩy (xem lại Ghi nhớ của mục II, trang 122, SGK). Sau đó, cần đọc kĩ để hiểu nội dung và cấu tạo các câu cho trong bài tập, đối chiếu từng trường hơp dùng dầu châm phẩy với những công dụng của dấu chấm phẩy đã được học đề chỉ ra được công dụng của chúng trong từng câu cụ thể. Trong câu sau đây, dấu chấm phầy được dung để ngăn cách các vế của mọt câu ghép có cấu tạo phức tạp.

Dưới ánh trăng nay, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa hiển rộng, cờ đo sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lơn.

3) Học sinh cần nắm được công dụng cua dấu chấm lửng va dấu chấm phẩy để dùng chúng đúng chỗ, có hiêu quả.

Ví dụ:

  • Dùng dấu chấm lửng để bieu thị sự liệt kê chưa kể hết những bài hát và những làn điệu ca Huế.
  • Dùng dấu chấm phẩy để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp, miêu tả những nhạc cụ và đồ dùng của các nghệ nhân ca Huế.

Soạn bài Quan Âm Thị Kính

Soạn bài Quan Âm Thị Kính – Ngữ Văn lớp 7

I./ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1) Đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” có 5 nhân vật: Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà, Mảng ông.

Tất cả các nhân vật trên đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch. Nhưng có hai nhân vật chính thể hiện xung đột là Sùng bà và Thị Kính. Sùng bà thuộc loại nhân vật “mụ ác”, đại diện cho tang lớp địa chủ phong kiến; Thị Kinh thuộc loại nhân vật “nữ chính”, đại diện cho phụ nữ lao động, người dân thường. (3) khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng, tuy không gần gũi và phổ biến với nhân dân như cảnh “thiếp nón, chàng tơi”, “chồng cày, vợ cấy” nhưng cũng là ước mơ về hạnh phúc gia đình của nhân dân.

Qua lời và cử chỉ của Thị Kính, ta thấy Thị Kính rat ân cần, dịu dàng với chồng: khi chồng ngủ, dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng; thấy râu mọc ngược dưới cằm chồng thì ban khoăn lo lắng về sự dị hình chang lành.

=> Thị Kính là người vợ thương chồng. Tình cảm đối với chồng rất chân thật, tự nhiên.

2) Liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đốì với Thị Kính.

  • Hành động Sùng bà tàn nhẫn, thô bạo: “dúi đầu Thị Kính xuống”, “bắt Thị Kính ngửa mặt lên”, “không cho Thị Kính phân bua”, “dúi tay đẩy Thị Kính khụy xuống”.

Ngôn ngữ của Sùng bà toàn những lời đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả. Dường như mỗi lần mụ cất lời, Thị Kính lại thêm một tội. Mụ trút cho Thị Kính đủ tội, không cần hỏi rõ sự tình, không cần biết phải trái. Mụ muôn đuổi Thị Kính vì lí do khác hơn lí do giết chồng.

* Cụ thể:

+ Giống nhà bà đây giống phượng giống công – Tuồng bay mèo mả gà đồng. + Nhà bà đây cao môn lệnh tộc – Mày là con nhà cua ốc.

+ Trứng rồng lại nở ra rồng – Liu đìu lại nở ra dòng liu đìu.

=> Lời lẽ là vốn từ ngữ để phân biệt chuyện “thấp – cao” của mụ thật giàu có. Lúc này không phải là quan hệ mẹ chồng – nàng dâu nữa mà là quan hệ giai cấp. Lời lẽ của mụ qua các làn điệu hát sắp, nói lệch, múa hát càng bộc lộ thai độ trấn áp tàn nhẫn phủ phàng, giọng khinh thị người nghèo. Mâu thuẫn giai cấp trong vấn đề hôn nhân phong kiến rất sâu sắc.

Sùng bà là một trò trong một lớp nhưng rất tiêu biểu cho một loạt vai trong chèo cổ: Vai mụ ác (hợm của, khoe dòng giông…). Mụ là kẻ tạo ra “luật” và “lệ” trong gia đình.

3) Trong trích đoạn, 5 lần Thị Kính kêu oan. Trong đó có 4 lần tiếng kêu oan hướng về mẹ chồng và chồng:

  • Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm, mẹ ai!
  • Oan cho con lắm, mẹ ơi!
  • Oan cho thiếp lắm, chàng ơi!
  • Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!

Bốn lần kêu oan trên đều vô ích. Chồng nhu nhược, mẹ chồng cay nghiệt nên càng kêu, nỗi oan của nàng càng dày.

Lần kêu oan thứ 5, lần cuối là kêu với Mảng ông (cha đẻ), Thị Kính mới nhận được sự thông cảm. Nhưng đó là sự cảm thong đau khổ và bất lực. Cuối cùng nỗi oan không được giải và Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng.

4) Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà còn làm một điều tàn ác là: dựng lên một vở kịch lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, thực ra bắt ông sang nhạn con về, làm cho cha con Mãng ông nhục nhã. Hơn thế, còn thể hiện bang những hành động vũ phu với cha con họ.

Đây là chỗ xung đọt kịch tập trung cao nhất. Trên sân khâu chỉ còn lại hai cha con lẻ loi. Thị Kính thì bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau: gia đình chồng nghi oan, hạnh phúc tan vỡ, cha bị hành hạ, khinh bỉ. Canh cha con ôm nhau khóc là sự oan khuất mà bất lực. Sự bô trí dồn dập, xô đẩy, kéo dài những tình tiết kịch của sân khấu mang nhiều ý nghĩa.

5) Qua cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật, tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà: đau đớn vì bằng chứng của tình thủy chung bây giờ là dấu vết của sự thất tiết. Thị Kính đang bơ vơ trước cái vô định của cuộc đời, không biết sẽ về đâu?

Việc Thị Kính “trá hình nam tử đi tu hành” có ý nghĩa là giải thoát. Con đường giải thoát có hai mặt:

– Tích cực: muôn sông ở đời để tỏ rõ con người đoan chính.

– Tiêu cực: cho rằng mình khổ do số kiếp, tìm cửa Phật để tu tâm.

Đây không phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ vì người phụ nữ này chưa đủ ban lĩnh vượt lên hoàn cảnh, cam chịu bằng sự chịu đựng nhẫn nhục. Thị Kính có đấu tranh nhưng mới chi dừng ở những lời trách móc sô’ phận và ước muôn “nhật nguyệt sáng soi”.

Bài viết Soạn bài văn lớp 7 đầy đủ chi tiết nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/lop-7/nguvan7/soan-van-lop-7/feed 0 864
Lỗi diễn đạt là gì? https://hocvet.com/tag/loi-dien-dat-la-gi/ https://hocvet.com/tag/loi-dien-dat-la-gi/#respond Sun, 12 Sep 2021 09:59:06 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=844 Hiện nay, có rất nhiều bạn vẫn thắc mắc và chưa hiểu lỗi diễn đạt là gì? Trong khi nó là một vấn đề khá phổ biến với học sinh và cả những người đã đi làm. Vậy nên hôm nay chúng ta hãy cùng chúng tôi tìm chi tiết qua bài viêt sau. Lỗi diễn đạt là gì? Lỗi diễn đạt là lỗi rất thường gặp ở nhiều những đối tượng khác nhau. Nó thực chất là cách sử dụng chưa đúng về mặt ngôn ngữ, tư duy của người nói. Hay nói cách khác nó còn là lỗi

Bài viết Lỗi diễn đạt là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Hiện nay, có rất nhiều bạn vẫn thắc mắc và chưa hiểu lỗi diễn đạt là gì? Trong khi nó là một vấn đề khá phổ biến với học sinh và cả những người đã đi làm. Vậy nên hôm nay chúng ta hãy cùng chúng tôi tìm chi tiết qua bài viêt sau.

Lỗi diễn đạt là gì?

Lỗi diễn đạt là lỗi rất thường gặp ở nhiều những đối tượng khác nhau. Nó thực chất là cách sử dụng chưa đúng về mặt ngôn ngữ, tư duy của người nói. Hay nói cách khác nó còn là lỗi phi logic trong cách dùng từ, hành văn.

Người mắc lỗi diễn đạt thường gặp khó khăn trong việc hành văn sao cho mượt mà. Những lỗi mà chúng ta thường hay bắt gặp  đó chính là:

  • Viết sai chính tả, dùng từ sai chuẩn mực.
  • Sử dụng từ không đúng nghĩa, không hợp phong cách.
  • Sửu dụng lặp từ quá nhiều, thừa từ.
  • Sử dụng từ ngữ mang màu sắc địa phương,…

Tại sao phải sửa lỗi diễn đạt

Để viết được một bài văn hay, hấp dẫn thì phải có vốn từ phong phú. Hơn nữa, nó phải được sử dụng sao cho thật chính xác, linh hoạt. Việc dùng từ đúng lúc, đúng chỗ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cách diễn đạt hay. Nếu bạn có ý hay nhưng diễn đạt lỗi thì người đọc cũng sẽ không hiểu bạn nói gì.

Do đó, người viết cần phải tích lũy cho mình vốn từ phong phú. Ngoài ra, trong khi viết phải có ý thức lựa chọn từ ngữ phù hợp với từng hoàn cảnh. Khi bạn dùng từ đúng lúc, đúng chỗ sẽ lột tả được sự vật sự việc một cách cụ thể. Từ đó giúp người đọc hiểu rõ ý muốn mà người viết muốn diễn đạt.

Đọc thêm bài viết – Thành phần phụ chú là gì

Cách sửa lỗi diện đạt cho những ai hay mắc phải

Sau khi hiểu được lỗi diễn đạt là gì, bạn cần phải tìm cách để không mắc phải lỗi này. Để khắc phục bạn cần mở rộng vốn từ ngữ bằng cách đọc nhiều sách. Việc đọc nhiều sẽ giúp bạn học hỏi được lỗi hành văn chuẩn của các tác giả giàu kinh nghiệm. Từ đó bạn có thể học hỏi để nâng kỹ năng viết của mình.

Ngoài ra, việc rèn luyện bằng cách viết nhiều cũng sẽ giúp bạn cải thiện rất lỗi này rất tốt. Bạn có thể bắt đầu viết nhật ký hằng ngày về công việc, cuộc sống. Việc viết nhiều sẽ giúp bạn biết cách sắp xếp câu từ sao cho hợp lý. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy bản thân biết cách sử dụng dụng câu từ có tính logic hơn.

Lỗi diễn đạt là gì thực chất không phải là một lỗi quá lớn. Tuy nhiên nếu bạn không sửa thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến công việc cũng như cuộc sống. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích để cải thiện vấn đề này.

Bài viết Lỗi diễn đạt là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/tag/loi-dien-dat-la-gi/feed 0 844
Lời thoại vở chèo Quan Âm Thị Kính https://hocvet.com/tag/loi-thoai-vo-cheo-quan-am-thi-kinh/ https://hocvet.com/tag/loi-thoai-vo-cheo-quan-am-thi-kinh/#respond Sun, 12 Sep 2021 03:16:33 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=742 Chèo được xem như một dạng ca kịch đặc thù Việt Nam lấy âm nhạc làm phương tiện chủ yếu. Nói một cách khách quan thì âm nhạc được biểu thị qua các làn điệu hát, hát – nói và nói. Đặc biệt lời thoại vở chèo Quan Âm Thị Kính được thể hiện giai điệu một cách tự do. Thông qua tiết tấu cách điệu vô cùng nổi bật dựa trên lời thơ nhân vật đầy chất riêng. Tạo cho người đọc một cảm giác chân thực, sinh động qua nhiều tình tiết kịch tính, gay cấn. Tìm hiểu

Bài viết Lời thoại vở chèo Quan Âm Thị Kính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Chèo được xem như một dạng ca kịch đặc thù Việt Nam lấy âm nhạc làm phương tiện chủ yếu. Nói một cách khách quan thì âm nhạc được biểu thị qua các làn điệu hát, hát – nói và nói. Đặc biệt lời thoại vở chèo Quan Âm Thị Kính được thể hiện giai điệu một cách tự do. Thông qua tiết tấu cách điệu vô cùng nổi bật dựa trên lời thơ nhân vật đầy chất riêng. Tạo cho người đọc một cảm giác chân thực, sinh động qua nhiều tình tiết kịch tính, gay cấn.

Tìm hiểu lời thoại trong vở chèo Quan Âm Thị Kính

Đầu tiên, chúng ta sẽ phân tích những làn điệu hát – nói mang chất thơ của nhân vật vở chèo.

Một tối hôm nọ, Thiện Sĩ đang đọc sách thì bỗng dưng mệt mỏi. Chàng bèn ngã lưng xuống giường và kê đầu lên gối vợ – Thị Kính. Lúc này ta có thể thấy Thiện Sĩ trò chuyện “nói sử” vô cùng trìu mến, ngọt ngào với vợ:

“Nàng ơi, đã bao lâu soi kính bóng quế

Ta dùi mãi đợi hội long vân

Đêm nay nghe mỏi mệt tâm thần

Mượn kỉ này ta nghỉ lưng một lát.”

Nói xong chàng ngủ thiếp đi lúc nào không hay, Thị Kính ngắm nhìn khuôn mặt tuấn tú của chồng. Nàng bày tỏ tấm lòng “nói sử” vợ thương chồng một cách tâm tư, nhẹ nhàng mà sâu lắng :

“Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc,

Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta.

Râu làm sao một chiếc trồi ra?

Dị hình sắc dưới cằm mọc ngược

Khi chàng thức giấc biết làm sao được.

Nay đang cơn giấc ngủ mơ màng,

Dạ thương chồng, lòng thiếp sao an

Âu dao bén, thiếp xén tày một mực.”

  • Tình cảm vợ chồng được cách điệu vô cùng chân thực, rõ nét và sâu sắc lòng người. Khiến cho người đọc cũng có thể say sưa tưởng tượng, tự hào một tình yêu hạnh phúc, lãng mạn. Cũng như cảm nhận đây là vợ chồng trai tài gái sắc ăn ở mực kính ái và hòa thuận.

-Tiếp theo, ta sẽ đi sâu vào những tình huống câu chuyện kịch tính, gay cấn. Và đặc biệt cảm nhận sự tiếc thương của người đọc với số phận éo le của Thị Kính.

Lúc này, Thị Kính cầm dao định tỉa sợi râu mọc ngược cho chồng. Bất chợt Thiện Sĩ tỉnh giấc, vì sinh nghi vợ giết chồng nên chàng đã hốt hoảng kêu la lên:

      “Hỡi cha! Hỡi mẹ! Hỡi xóm! Hỡi làng!

       Đêm hôm khuya khoắt bỗng làm sao thấy sự bất thường…”

Sùng ông và Sùng bà cũng vì tiếng vợ chồng cãi nhau lớn nên đã giật mình thức giấc. Bèn vội chạy đến hỏi nguyên do trong sự băn khoăn, hoảng hốt và khó hiểu:

        (Sùng Bà) Làm sao đấy hở? Làm sao?

        (Sùng Ông) Bất thường làm sao? Việc gì ban đêm không để xóm giềng ngủ. Vợ chồng lại rầm rĩ lên như thế?

Vì nghi ngờ mình bị vợ phản bội, Thiện Sĩ liền kể lại sự việc trong sự tức giận:

“Thưa cha mẹ, đêm hôm qua con ngồi học đã khuya

Vừa chợp mắt thấy dao kia kề cổ.

Con nói đây, có quỷ thần hai vai chứng tỏ

Dầu thực hư đôi lẽ con chưa tường.”

Nghe con trai kể, ông bà giật bắn mình, hoảng hốt liền tin ngay. Và khăng khăng đổ tội oan cho Thị Kính giết chồng và sống giả tạo :

(Sùng ông) Hú vía! Kề cổ mày hay kề cổ ai hở con?

(Sùng bà) Thôi đi, lại còn kề cổ ai vào đây nữa? Cái con mặt sứa gan lim này! Mày định giết con bà à?

(Dúi đầu Thị Kính ngã xuống) Úi chao! Tui đã bảo ông mà!

Lấy vợ cho con thì phải kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu kia mà!

Thị Kính uất ức, khóc nức nở, ngồi khụy gối van xin ông bà vô cùng thảm thương :

“Lạy cha, lạy mẹ! Cho con xin trình cha mẹ…”

Sùng bà tức giận hơn, đày đọa, vu khống Thị Kính với lời lẽ khinh miệt, kì thị, thậm tệ :

“Thôi câm đi! Lại còn dám mở mồm nữa à?”

“Giải kiếp! Giải kiếp!”

“Cả gan! Cả gan! Cái con này thật cả gan!”

“May cho con tao sực tỉnh giấc vàng,

Tỉnh tình tinh còn gì nữa mà không chết?

Này con kia! Mày có trót say hoa đắm nguyệt

Đã trên dâu dưới Bộc hẹn hò…”

“Ôi chao ơi là mặt!

Chém bổ băm vằm xả xích mặt!

Gái say trai lập chí giết chồng?”

Thị Kính vẫn cố gắng chịu đựng, van xin dù lòng đầy oan ức, bị xem thường :

“Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!

Chàng học khuya mỏi mệt.

Con thấy râu mọc ngược dưới cằm…”

Sùng bà không thèm nghe hay để ý, còn cắt ngang lời Thị Kính :

“Lại còn oan à? Rõ rành rành mười mắt đều trông. Phi mặt gái trơ như mặt thớt!”

Không dừng lại ở đó, Sùng bà còn lôi gia đình Thị Kính ra miệt thị, chửi rủa, coi thường :

“Này con kia! Tam tòng tứ đức nhà mày để ở đây hử?

Sao mày không sợ gươm trời búa nguyệt,

Cả gan thay cho bụng đàn bà,

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo.”

“Này, bà bảo cho mà hay này: đồng nát thì về Cầu Nôm

Con gái nỏ mồm thì ở với cha, biết không?

Này! Nhà bà đây cao môn lệch tộc.

Mày là con nhà cua ốc

Cho nên chữ tam tòng mày ăn ở đơn sai

Chả công đâu bà đánh mắng cho hoài”

Thị Kính đau lòng, đầy nước mắt hướng về Thiện Sĩ. Mong một chút sự tin tưởng, hi vọng tình cảm vợ chồng bấy lâu nay :

“Oan thiếp lắm chàng ơi!”

Chẳng một câu đáp lại của Thiện Sĩ, mà còn phải hứng chịu thêm câu đày đọa của mẹ chồng:

“Rồi đây mẹ lấy cho con dăm vợ, tiếc gì cái đồ sát chồng kia nữa!”

Thế rồi lúc này, Sùng ông phải đến nhà cha của Thị Kính là Mãng ông. Với mục đích để kêu ông đem con về mà dạy dỗ lại, thêm đó là những câu trách móc :

“Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này…”

“…Ông chưa mở mắt ra mà trông đấy à? Đấy, con ông đấy, ông đem về mà dạy bảo. Từ giờ trở đi, ông hãy bớt cái mồm mà khoe khoang, nữ tắc với chả nữ công. Về đi!” (Nói xong Sùng ông dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào)

Thị Kính mới chạy lại đỡ cha, hai cha con ôm nhau khóc vô cùng thảm thiết. Bĩnh tĩnh lại người cha mới nhẹ nhàng từ từ hỏi Thị Kính :

“Con ơi! Con ăn ở ra sao mà nên nông nỗi này hở con!”

Thị Kính ôm cha, lòng đầy đau đớn, oan ức nói với cha trong nước mắt:

“Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!”

Mãng ông lúc này cũng chợt hiểu ra nhưng ông cũng không biết phải giải quyết sao. Ông khuyên bảo và thúc giục con :

“Oan cho con lắm à?

Con ơi! Dù oan dù nhẫn chẳng oan

Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào!

Thôi về cùng cha, con ơi!”

Thị Kính nghe vậy, quyết không muốn trở về với cha. Bởi nếu về thì xem như trốn tránh một lỗi lầm oan ức gì đó mà mình đã gây ra :

“Về cùng cha! Có trở về như vậy

Cũng không sao tránh khỏi tiếng mỉa mai.

Không, không, phải sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính…”

  • Qua đoạn lời thoại nỗi oan hại chồng của nhân vật Thị Kính trên đây. Chúng ta có thể thấy người vợ phải cắn răng chịu nỗi giày vò, tủi nhục, oan khổ của mình. Thật xót xa khi nghe lời van xin nhận oan của Thị Kính “Giời ơi…Oan cho con lắm…”. Nhưng lúc đấy chẳng ai để tâm đến, đã vậy còn bị chửi rủa, kinh thường, đày đọa. Từ đầu đến cuối chỉ có người cha mới hiểu và thông cảm cho con gái mình.
  • Đến đây, người đọc dường như rơi vào trong vòng xoáy của câu chuyện. Lời “chèo” của nhân vật vô cùng tự nhiên, chân thực, cuốn hút, với lối thơ mới mẻ, đặc thù. Đã tạo cho người đọc một cái nhìn mới về người phụ nữ trong xã hội thời xa xưa.

Tham khảo thêm bài viết – Hoàn cảnh gia đình chị Dậu

Hướng dẫn đọc lời thoại vở chèo đúng cách

Để diễn đạt lời nói biểu hiện tình cảm nhớ nhung da diết pha chút buồn thương. Chúng ta nên xử lí tiết tấu đạt tới sự hài hòa trong chuyển tiếp giữa đoạn trước và sau. Từ đó tạo nên cảm giác suy tư để bắt vào điệu hát một cách dễ dàng. Lưu ý, nếu bạn nói nhanh nói gấp, cảm giác không gợi cảm. Tất nhiên việc bắt vào điệu hát sau đó sẽ trở nên hụt hẫng, khô khan thiếu sức truyền cảm.

Mặt khác, nếu ở những tình huống căng thẳng dẫn đến những điệu hát gấp gáp. Thì chúng ta sử dụng tiết tấu nói lại phải nhanh, mạnh, căng thẳng mang tính kịch. Hoặc những cảnh vui thì cách nói phải linh hoạt theo tiết tấu vui, hòa nhã… Bởi một nghệ sĩ Chèo luôn vận dụng đúng tiết tấu của nói  với nghệ thuật tinh tế, uyển chuyển.

Cùng với đó là việc xử lý đúng cao độ trong lời thoại vở chèo. Do đó việc tạo tiết tấu hợp lý sẽ mang lại một phong vị âm nhạc hài hoà. Đem lại sự cuốn hút, môi trường thuận lợi cho làn điệu Chèo một cách tự nhiên, không ngượng ép.

Trên đây là nội dung câu chuyện cũng như cách đọc lời thoại vở chèo Quan Âm Thị Kính. Qua đó, người đọc có thể hiểu được lời thoại chèo được diễn đạt ra sao. Thông qua những làn điệu hát biểu thị tình tiết ngọt, bùi, đắng, cay hay kịch tính, hồi hộp. Và một phần thương xót, cảm thông cho những số phận người phụ nữ trong xã hội thời phong kiến. Mong các bạn sẽ luôn ủng hộ những trang thông tin, nội dung của chúng tôi. Chúc các bạn luôn nhiều sức khỏe và may mắn!

Bài viết Lời thoại vở chèo Quan Âm Thị Kính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/tag/loi-thoai-vo-cheo-quan-am-thi-kinh/feed 0 742