Chèo được xem như một dạng ca kịch đặc thù Việt Nam lấy âm nhạc làm phương tiện chủ yếu. Nói một cách khách quan thì âm nhạc được biểu thị qua các làn điệu hát, hát – nói và nói. Đặc biệt lời thoại vở chèo Quan Âm Thị Kính được thể hiện giai điệu một cách tự do. Thông qua tiết tấu cách điệu vô cùng nổi bật dựa trên lời thơ nhân vật đầy chất riêng. Tạo cho người đọc một cảm giác chân thực, sinh động qua nhiều tình tiết kịch tính, gay cấn.
Tìm hiểu lời thoại trong vở chèo Quan Âm Thị Kính
Đầu tiên, chúng ta sẽ phân tích những làn điệu hát – nói mang chất thơ của nhân vật vở chèo.
Một tối hôm nọ, Thiện Sĩ đang đọc sách thì bỗng dưng mệt mỏi. Chàng bèn ngã lưng xuống giường và kê đầu lên gối vợ – Thị Kính. Lúc này ta có thể thấy Thiện Sĩ trò chuyện “nói sử” vô cùng trìu mến, ngọt ngào với vợ:
“Nàng ơi, đã bao lâu soi kính bóng quế
Ta dùi mãi đợi hội long vân
Đêm nay nghe mỏi mệt tâm thần
Mượn kỉ này ta nghỉ lưng một lát.”
Nói xong chàng ngủ thiếp đi lúc nào không hay, Thị Kính ngắm nhìn khuôn mặt tuấn tú của chồng. Nàng bày tỏ tấm lòng “nói sử” vợ thương chồng một cách tâm tư, nhẹ nhàng mà sâu lắng :
“Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc,
Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta.
Râu làm sao một chiếc trồi ra?
Dị hình sắc dưới cằm mọc ngược
Khi chàng thức giấc biết làm sao được.
Nay đang cơn giấc ngủ mơ màng,
Dạ thương chồng, lòng thiếp sao an
Âu dao bén, thiếp xén tày một mực.”
- Tình cảm vợ chồng được cách điệu vô cùng chân thực, rõ nét và sâu sắc lòng người. Khiến cho người đọc cũng có thể say sưa tưởng tượng, tự hào một tình yêu hạnh phúc, lãng mạn. Cũng như cảm nhận đây là vợ chồng trai tài gái sắc ăn ở mực kính ái và hòa thuận.
-Tiếp theo, ta sẽ đi sâu vào những tình huống câu chuyện kịch tính, gay cấn. Và đặc biệt cảm nhận sự tiếc thương của người đọc với số phận éo le của Thị Kính.
Lúc này, Thị Kính cầm dao định tỉa sợi râu mọc ngược cho chồng. Bất chợt Thiện Sĩ tỉnh giấc, vì sinh nghi vợ giết chồng nên chàng đã hốt hoảng kêu la lên:
“Hỡi cha! Hỡi mẹ! Hỡi xóm! Hỡi làng!
Đêm hôm khuya khoắt bỗng làm sao thấy sự bất thường…”
Sùng ông và Sùng bà cũng vì tiếng vợ chồng cãi nhau lớn nên đã giật mình thức giấc. Bèn vội chạy đến hỏi nguyên do trong sự băn khoăn, hoảng hốt và khó hiểu:
(Sùng Bà) Làm sao đấy hở? Làm sao?
(Sùng Ông) Bất thường làm sao? Việc gì ban đêm không để xóm giềng ngủ. Vợ chồng lại rầm rĩ lên như thế?
Vì nghi ngờ mình bị vợ phản bội, Thiện Sĩ liền kể lại sự việc trong sự tức giận:
“Thưa cha mẹ, đêm hôm qua con ngồi học đã khuya
Vừa chợp mắt thấy dao kia kề cổ.
Con nói đây, có quỷ thần hai vai chứng tỏ
Dầu thực hư đôi lẽ con chưa tường.”
Nghe con trai kể, ông bà giật bắn mình, hoảng hốt liền tin ngay. Và khăng khăng đổ tội oan cho Thị Kính giết chồng và sống giả tạo :
(Sùng ông) Hú vía! Kề cổ mày hay kề cổ ai hở con?
(Sùng bà) Thôi đi, lại còn kề cổ ai vào đây nữa? Cái con mặt sứa gan lim này! Mày định giết con bà à?
(Dúi đầu Thị Kính ngã xuống) Úi chao! Tui đã bảo ông mà!
Lấy vợ cho con thì phải kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu kia mà!
Thị Kính uất ức, khóc nức nở, ngồi khụy gối van xin ông bà vô cùng thảm thương :
“Lạy cha, lạy mẹ! Cho con xin trình cha mẹ…”
Sùng bà tức giận hơn, đày đọa, vu khống Thị Kính với lời lẽ khinh miệt, kì thị, thậm tệ :
“Thôi câm đi! Lại còn dám mở mồm nữa à?”
“Giải kiếp! Giải kiếp!”
“Cả gan! Cả gan! Cái con này thật cả gan!”
“May cho con tao sực tỉnh giấc vàng,
Tỉnh tình tinh còn gì nữa mà không chết?
Này con kia! Mày có trót say hoa đắm nguyệt
Đã trên dâu dưới Bộc hẹn hò…”
“Ôi chao ơi là mặt!
Chém bổ băm vằm xả xích mặt!
Gái say trai lập chí giết chồng?”
Thị Kính vẫn cố gắng chịu đựng, van xin dù lòng đầy oan ức, bị xem thường :
“Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!
Chàng học khuya mỏi mệt.
Con thấy râu mọc ngược dưới cằm…”
Sùng bà không thèm nghe hay để ý, còn cắt ngang lời Thị Kính :
“Lại còn oan à? Rõ rành rành mười mắt đều trông. Phi mặt gái trơ như mặt thớt!”
Không dừng lại ở đó, Sùng bà còn lôi gia đình Thị Kính ra miệt thị, chửi rủa, coi thường :
“Này con kia! Tam tòng tứ đức nhà mày để ở đây hử?
Sao mày không sợ gươm trời búa nguyệt,
Cả gan thay cho bụng đàn bà,
Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo.”
“Này, bà bảo cho mà hay này: đồng nát thì về Cầu Nôm
Con gái nỏ mồm thì ở với cha, biết không?
Này! Nhà bà đây cao môn lệch tộc.
Mày là con nhà cua ốc
Cho nên chữ tam tòng mày ăn ở đơn sai
Chả công đâu bà đánh mắng cho hoài”
Thị Kính đau lòng, đầy nước mắt hướng về Thiện Sĩ. Mong một chút sự tin tưởng, hi vọng tình cảm vợ chồng bấy lâu nay :
“Oan thiếp lắm chàng ơi!”
Chẳng một câu đáp lại của Thiện Sĩ, mà còn phải hứng chịu thêm câu đày đọa của mẹ chồng:
“Rồi đây mẹ lấy cho con dăm vợ, tiếc gì cái đồ sát chồng kia nữa!”
Thế rồi lúc này, Sùng ông phải đến nhà cha của Thị Kính là Mãng ông. Với mục đích để kêu ông đem con về mà dạy dỗ lại, thêm đó là những câu trách móc :
“Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này…”
“…Ông chưa mở mắt ra mà trông đấy à? Đấy, con ông đấy, ông đem về mà dạy bảo. Từ giờ trở đi, ông hãy bớt cái mồm mà khoe khoang, nữ tắc với chả nữ công. Về đi!” (Nói xong Sùng ông dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào)
Thị Kính mới chạy lại đỡ cha, hai cha con ôm nhau khóc vô cùng thảm thiết. Bĩnh tĩnh lại người cha mới nhẹ nhàng từ từ hỏi Thị Kính :
“Con ơi! Con ăn ở ra sao mà nên nông nỗi này hở con!”
Thị Kính ôm cha, lòng đầy đau đớn, oan ức nói với cha trong nước mắt:
“Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!”
Mãng ông lúc này cũng chợt hiểu ra nhưng ông cũng không biết phải giải quyết sao. Ông khuyên bảo và thúc giục con :
“Oan cho con lắm à?
Con ơi! Dù oan dù nhẫn chẳng oan
Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào!
Thôi về cùng cha, con ơi!”
Thị Kính nghe vậy, quyết không muốn trở về với cha. Bởi nếu về thì xem như trốn tránh một lỗi lầm oan ức gì đó mà mình đã gây ra :
“Về cùng cha! Có trở về như vậy
Cũng không sao tránh khỏi tiếng mỉa mai.
Không, không, phải sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính…”
- Qua đoạn lời thoại nỗi oan hại chồng của nhân vật Thị Kính trên đây. Chúng ta có thể thấy người vợ phải cắn răng chịu nỗi giày vò, tủi nhục, oan khổ của mình. Thật xót xa khi nghe lời van xin nhận oan của Thị Kính “Giời ơi…Oan cho con lắm…”. Nhưng lúc đấy chẳng ai để tâm đến, đã vậy còn bị chửi rủa, kinh thường, đày đọa. Từ đầu đến cuối chỉ có người cha mới hiểu và thông cảm cho con gái mình.
- Đến đây, người đọc dường như rơi vào trong vòng xoáy của câu chuyện. Lời “chèo” của nhân vật vô cùng tự nhiên, chân thực, cuốn hút, với lối thơ mới mẻ, đặc thù. Đã tạo cho người đọc một cái nhìn mới về người phụ nữ trong xã hội thời xa xưa.
Tham khảo thêm bài viết – Hoàn cảnh gia đình chị Dậu
Hướng dẫn đọc lời thoại vở chèo đúng cách
Để diễn đạt lời nói biểu hiện tình cảm nhớ nhung da diết pha chút buồn thương. Chúng ta nên xử lí tiết tấu đạt tới sự hài hòa trong chuyển tiếp giữa đoạn trước và sau. Từ đó tạo nên cảm giác suy tư để bắt vào điệu hát một cách dễ dàng. Lưu ý, nếu bạn nói nhanh nói gấp, cảm giác không gợi cảm. Tất nhiên việc bắt vào điệu hát sau đó sẽ trở nên hụt hẫng, khô khan thiếu sức truyền cảm.
Mặt khác, nếu ở những tình huống căng thẳng dẫn đến những điệu hát gấp gáp. Thì chúng ta sử dụng tiết tấu nói lại phải nhanh, mạnh, căng thẳng mang tính kịch. Hoặc những cảnh vui thì cách nói phải linh hoạt theo tiết tấu vui, hòa nhã… Bởi một nghệ sĩ Chèo luôn vận dụng đúng tiết tấu của nói với nghệ thuật tinh tế, uyển chuyển.
Cùng với đó là việc xử lý đúng cao độ trong lời thoại vở chèo. Do đó việc tạo tiết tấu hợp lý sẽ mang lại một phong vị âm nhạc hài hoà. Đem lại sự cuốn hút, môi trường thuận lợi cho làn điệu Chèo một cách tự nhiên, không ngượng ép.
Trên đây là nội dung câu chuyện cũng như cách đọc lời thoại vở chèo Quan Âm Thị Kính. Qua đó, người đọc có thể hiểu được lời thoại chèo được diễn đạt ra sao. Thông qua những làn điệu hát biểu thị tình tiết ngọt, bùi, đắng, cay hay kịch tính, hồi hộp. Và một phần thương xót, cảm thông cho những số phận người phụ nữ trong xã hội thời phong kiến. Mong các bạn sẽ luôn ủng hộ những trang thông tin, nội dung của chúng tôi. Chúc các bạn luôn nhiều sức khỏe và may mắn!