Giải bài tập Vật lí – Học vẹt https://hocvet.com giáo dục cho mọi lứa tuổi Mon, 08 Nov 2021 03:29:13 +0000 vi-VN hourly 1 163425933 Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 7: Gương cầu lồi (Chương 1) https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-7-guong-cau-loi-chuong-1/ https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-7-guong-cau-loi-chuong-1/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:28:38 +0000 https://hocvet.com/?p=1134 Hocbai.edu.vn mời bạn đến với nội dung hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 7: Gương cầu lồi (Chương 1). Trong nội dung chia se dưới đây, Hocbai.edu.vn sẽ giúp các bạn nhanh chóng hoàn thành phần câu hỏi và bài tập SGK, đồng thời, thông qua bài viết chúng tôi hy vọng bạn sẽ củng cố thêm về các kiến thức lý thuyết liên quan đến bài Gương cầu lồi nói trên. Nội dung chi tiết về phần hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 7: Gương cầu lồi (Chương 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Hocbai.edu.vn mời bạn đến với nội dung hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 7: Gương cầu lồi (Chương 1). Trong nội dung chia se dưới đây, Hocbai.edu.vn sẽ giúp các bạn nhanh chóng hoàn thành phần câu hỏi và bài tập SGK, đồng thời, thông qua bài viết chúng tôi hy vọng bạn sẽ củng cố thêm về các kiến thức lý thuyết liên quan đến bài Gương cầu lồi nói trên.

Nội dung chi tiết về phần hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 – Chương 1 – Bài 7: Gương cầu lồi Chương 1) như sau:

A/- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

Câu 1.  Bố trí thí nghiệm như hình 7.1 (SGK Vật lí 7). Hãy quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và cho nhận xét ban đầu về các tính chất sau đây của ảnh:

1.. Ảnh đó có phải là ảnh ảo không? Vì sao?

2.. Trên gương cầu lồi ta nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật?

Hướng dẫn trả lời:

1.. Ảnh đó là ảnh ảo vì không hứng dược trên màn chắn.

2.. Trên gương cầu lồi ta nhìn thấy ảnh ảo nhỏ hơn vật.

Nhận xét: Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có các tính chất sau:

a). Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn

b). Ảnh ảo nhỏ hơn vật.

Câu 2.  So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi.

Hướng dẫn trả lời:

Khi nhìn vào gương cầu lồi, chúng ta sẽ quan sát được 1 vùng rộng lớn hơn nhiều lần so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.

Câu 3.  Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?

Hướng dẫn trả lời:

Lắp gương cầu lồi mang lại lợi thế nhiều hơn cho việc quan sát, tăng thêm sự an toàn khi điều khiển xe vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng giúp tài xế quan sát vùng phía sau xe rộng hơn.

Câu 3.  Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn (hình 7.4 – SGK). Gương đó giúp ích gì cho người lái xe?

Hướng dẫn trả lời:

Đảm bảo sự an toàn cho người điều khiển xe. Gương cầu lồi sẽ giúp cho tài xế có thể quan sát thấy ảnh của vật khuất ở đoạn đựờng gấp khúc, để có thể lái xe vào đường gấp khúc được an toàn.

B/- HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

Bài 1:

Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi?

A.. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.

B.. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.

C.. Hứng được trên màn, bằng vật.

D.. Khống hứng được trên màn, bằng vật.

Hướng dẫn giải:

Chọn câu A: Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.

Bài 2:

Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở phía trước mặt để quan sát các vật ỗ phía sau lưng có lợi gì hơn là dùng gương phẳng?

A.. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng.

B.. Ánh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phăng.

a.. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

D.. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phảng.

Hướng dẫn giải:

Chọn câu C: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

Bài 3:

Hãy tìm trong các đồ dùng ở nhà một vật có dạng giông một gương cầu lồi. Đặt một vật trước gương đó và quan sát ảnh của vật tạo bồi gương. Ảnh đó có độ lổn thay đổi thế nào khi ta đưa vật lại gần gương?

Hướng dẫn giải:

Mặt ngoài cái thìa bóng, cái nắp cốc bóng, cái vung nồi bóng. Càng đưa vật lại gần gương thì ảnh càng lớn.

Bài 4:

Trò chơi ô chữ (hình 7.1).

Theo hàng ngang:

1..Cái mà ta nhìn thấy trong gương phẳng.

2..Vật có mặt phản xạ hình cầu.

3..Hiện tượng xảy ra khi Trái Đất đi vào vùng bóng đen của Mặt Trăng.

4..Hiện tượng ánh sáng khi gặp gương phẳng thì bị hắt lại theo một hướng xác định.

5..Điểm sáng mà ta nhìn thấy trên trời, ban đêm, trời quang mây.

1

Từ hàng dọc trong ô in đậm là từ gì?

Hướng dẫn giải:

Từ hàng dọc trong ô in đậm là ẢNH ẢO.

2

Trên đây là nội dung về phần hướng dẫn trả lời các câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 7: Gương cầu lồi (Chương 1). Hy vọng bài viết của Hocbai.edu.vn có thể giúp bạn củng cố vững chắc những kiến thức cần ghi nhớ liên quan đến bài học này nhé!

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 7: Gương cầu lồi (Chương 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-7-guong-cau-loi-chuong-1/feed 0 1134
Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (Chương 1) https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-5-anh-cua-mot-vat-tao-boi-guong-phang-chuong-1/ https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-5-anh-cua-mot-vat-tao-boi-guong-phang-chuong-1/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:26:55 +0000 https://hocvet.com/?p=1129 Mời các em tham khảo tổng hợp nội dung trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng – Chương 1. Hocbai.edu.vn mong rằng với những thông tin từ bài viết này, các em sẽ củng cố thêm về kiến thức và rèn luyện tốt hơn trong việc giải các bài tập SGK liên quan đến bài học trên. Phần hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (Chương

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (Chương 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Mời các em tham khảo tổng hợp nội dung trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng – Chương 1. Hocbai.edu.vn mong rằng với những thông tin từ bài viết này, các em sẽ củng cố thêm về kiến thức và rèn luyện tốt hơn trong việc giải các bài tập SGK liên quan đến bài học trên.

Phần hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (Chương 1) chi tiết như sau:

A/- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Đưa một tấm bìa dùng làm màn chắn ra sau gương để kiểm tra dự đoán.

Kết luận: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.

Câu 2. Dùng viên phấn thứ hai đúng bằng viên phấn thứ nhất, đưa ra sau tấm kính để kiểm tra dự đoán về độ lớn của ảnh.

Kết luận: Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.

Câu 3. Hãy tìm cách kiểm tra xem AA’ có vuông gốc với MN không; A và A’ có cách đều MN không.

Kết luận: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bỏ’i gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.

Câu 4. Trên hình 5.4, vẽ một điểm sáng S (nguồn sáng nhỏ) đặt trước gương phẳng và hai tia sáng xuất phát từ S tới gương.

1

а). Hãy vẽ S’ của S tạo bởi gương phẳng bằng cách vận dụng tính

chất của ảnh.

b). Từ đó vẽ tia phản xạ ứng với hai tia tới SI và SK.

c). Đánh dấu một vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh S’

d). Giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh S’ mà không hửng được ảnh đó trên màn chắn.

Hướng dẫn trả lời:

a). – Xác định vị trí ảnh S’: Từ S kẻ tia SH ┴ với mặt phẳng gương, trên đó chọn điểm S’ sao cho SH = HS’

– Tia tới SI sẽ có tia ảnh là S’I, tương tự tia tới SK có tia ảnh là S’K.

b). Vẽ tia phản xạ IR theo phương SI và tia phản xạ KR theo phương S’K.

c). Mắt phải đặt ở vị trí hứng chùm tia phản xạ truyền tới mắt.

d). – Mắt ta nhìn thấy ảnh S’: vì các tia sáng lọt vào mắt là các tia phản xạ đi thẳng từ S’.– Không hứng được S’ trên màn chắn: vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S’ (đây là các tia sáng ảo) chứ không có ánh sáng thật đến S’.– Từ đó ta vẽ được chùm tia phản xạ như hình vẽ bên.

Câu 5. Hãy vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước một gương phẳng như hình 5.5.

3

Hướng dẫn trả lời:

– Xác định B’, A’ lần lượt là ảnh của B và A tạo bởi gương phẳng (tương tự như Câu 4 a).

– Nối B’A’ ta được ảnh của BA tạo bởi gương phẳng. B’A’ là ảnh ảo nên vẽ không liền nét.

Câu 6. Hãy giải đáp thắc mắc của bé Lan trong câu chuyện kể ở đầu bài.

Có thể xem mặt nước Hồ Gươm như một gương phẳng rộng, do đó ảnh của cái tháp tạo bởi mặt nước có chiều lộn ngược xuống nước như bé Lan đã thấy.

B/- HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

Bài 1.

Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bồi gương phẳng, câu phát biểu nào dưới đây là đúng?

A.. Hứng được trên màn và lớn băng vật.

B.. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

C.. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.

D.. Không hứng được trên màn và lớn hơn vật.

Hướng dẫn giải:

Chọn câu C: Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.

Bài 2.

Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 5 cm.

1/. Hãy vể ảnh của s tạo bởi gương theo hai cách:

a). Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

b). Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.

2/. Ảnh vẽ theo hai cách trên có trùng nhau không?

Hướng dẫn giải:

Vẽ như hình bên:a). Vẽ SS’ 1 gương và SH = S’Hb). Vẽ SI, SK và các pháp tuyến INi và KN2. Sau đó vẽ i = i’ thì ta có hai tia phản xạ IRi và KR2 kéo đài gặp nhau ở đúng điểm S’ mà ta đã vè trong câu a.

Bài 3.

Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình bên) Góc tạo bởi vật và mặt gương bằng 60°. Hãy vẽ ảnh của vật tạo bởi gương và tìm góc tạo bởi ảnh và mặt gương.

Hướng dẫn giải:

AA’ ┴ gương, AH = A’H, BB’ ┴ gương, BH = B’H. BK = B’K.Từ đó ta có AB và A’B’ gặp nhau ở I trên mặt gương.Góc tạo bởi ảnh A’B’ và mặt gương bằng 60°. Không cần chứng minh bằng hình học, chỉ cần vẽ chính xác 60°.

Bài 4.

Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng.

a). Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính chât của ảnh).

b). Vẽ một tia tới SI cho một tia phản xạ đi qua một điểm ở trưởc gương.

Hướng dẫn

a). Vẽ như hình bên: SS’ ┴ gương, SH = S’H.b). Các tia phản xạ kéo dài đều đi qua ảnh S’.Vẽ S’A cắt gương ở I. SI là tia tới cho tia phản xạ IR đi qua A.

Nội dung trên là phần giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (Chương 1). Hocbai.edu.vn hy vọng sự chia sẽ của chúng tôi có thể giúp ích được cho bạn trong mục tiêu mà mình cần tham khảo nhé!

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (Chương 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-5-anh-cua-mot-vat-tao-boi-guong-phang-chuong-1/feed 0 1129
Giải bài tập Vật Lý lớp 7 – Giáo án giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi https://hocvet.com/lop-7/vatly7/ https://hocvet.com/lop-7/vatly7/#respond Mon, 08 Nov 2021 02:11:27 +0000 https://hocvet.com/?p=1098 Giải bài tập Vật Lý lớp 7 trong sách giáo khoa, sách bài tập chương trình mới nhất 2016. Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Vật Lý 7 dành cho Giáo Viên hay nhất.

Bài viết Giải bài tập Vật Lý lớp 7 – Giáo án giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
1

Bài viết Giải bài tập Vật Lý lớp 7 – Giáo án giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/lop-7/vatly7/feed 0 1098
Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 phần Tổng kết chương 1: Quang học https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-phan-tong-ket-chuong-1-quang-hoc/ https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-phan-tong-ket-chuong-1-quang-hoc/#respond Mon, 08 Nov 2021 02:02:05 +0000 https://hocvet.com/?p=1084 Mời bạn cùng tham khảo nội dung giải bài tập SGK Vật lí lớp 7 phần Tổng kết chương 1: Quang học. Trong bài viết dưới đây, Hocbai.edu.vn sẽ tổng hợp toàn bộ phần hướng dẫn trả lời các câu hỏi và giải các bài tập SGK Vật lí 7 thuộc bài 9: Ôn tập chương 1. Nội dung trả lời câu hỏi và giải bài tập SGK Vật lí lớp 7 phần Tổng kết chương 1: Quang học được chúng tôi giới thiệu cụ thể như sau: A/- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK Câu 1.  Có 2 điểm

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 phần Tổng kết chương 1: Quang học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
A/- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK Câu 1.  Có 2 điểm sáng S1, S2 đặt trước gương phẳng như hình 9.1 (SGK). a). Hãy vẽ ảnh của mỗi điểm tạo bởi gương. b). Vẽ hai chùm tia tổi lớn nhất xuất phát từ S1, S2 và hai chùm tia phản xạ tương ứng trên gương. c). Đế mắt trong vùng nào sẽ nhìn thấy đồng thời ảnh của cả hai điểm sáng trong gương? Gạch chéo vùng đó. Hướng dẫn trả lời: a). Từ S1, S2 kẻ đoạn S1S1, S2S’2 lần lượt vuông góc với mặt phẳng gương sao cho khoảng cách từ S’1, S’2 đến gương lần lượt bằng khoảng cách từ S1, S2 đến gương => S’1, S’2 lần lượt là ảnh ảo của S1, S2 tạo bởi gương phẳng. b). Từ S1, S2 kẻ chùm tia sao cho hai tia ngoài cùng đến hai mép M, N của gương lần lượt ta vẽ được chùm tia phản xạ tương ứng. c). Mắt phải đặt trong vùng giữa haỉ tia phản xạ R’1, R’2 mới nhìn thấy đồng thời ảnh của 2 nguồn sáng S1, S2.
1
Câu 2.  Một người đứng trước ba cái gương (gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm), cách các gương một khoảng bằng nhau. Quan sát ảnh ảo của mình trong ba gương sẽ thấy chúng có tính chất gì giông nhau, khác nhau. Hướng dẫn trả lời: – Giống nhau: Các ảnh nhìn thấy trong ba gương (phẳng, lồi, lõm) đều là ảnh ảo. – Khác nhau:
  • Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng bằng người đứng trước gương.
  • Ảnh tạo bởi gương cầu lồi bé hơn người đứng trưđc gương.
  • Ảnh tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn người đứng trước gương.
Câu 3.  Có bốn học sinh đứng ỗ bốn vị trí quanh một cái tủ đứng như trong hình 9.2 (SGK). Hãy chỉ ra những cặp học sinh có thể nhìn thấy nhau…
2
Đánh dấu vào bảng những cặp học sinh có thể nhìn thấy nhau đó. Hướng dẫn trả lời: Vì tủ là chắn sáng, dựa vào định luật truyền thẳng ánh sáng ta chọn được kết quả sau:
An Thanh Hải
An X X
Thanh X X
Hải X X X
X
B/- TRÒ CHƠI Ô CHỮ Theo hàng ngang: 1..Vật hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó. 2..Vật tự nó phát ra ánh sáng. 3..Cái mà ta nhìn thấy trong gương phẳng. 4..Các chấm sáng mà ta nhìn thấy trên trời ban đêm khi không có mây. 5..Đường thẳng vuông góc với mặt gương. 6..Chỗ không nhận được ánh sáng trên màn chắn. 7..Dụng cụ để soi ảnh của mình hằng ngày. Từ hàng dọc trong ô in đậm là từ gì?
3
Hướng dẫn giải: Từ hàng dọc trong ô in đậm là ÁNH SÁNG.
4
Cảm ơn bạn đã tham khảo nội dung bài viết về phần hướng dẫn giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài Ôn tập Chương 1: Quang học do chúng tôi chia sẽ. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn nhanh chóng hoàn thành việc giải các bài tập thuộc phần ôn tập chương quang học nói trên nhé! Chúc bạn học tốt.

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 phần Tổng kết chương 1: Quang học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-phan-tong-ket-chuong-1-quang-hoc/feed 0 1084
Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng (Chương 1) https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-4-dinh-luat-phan-xa-anh-sang-chuong-1/ https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-4-dinh-luat-phan-xa-anh-sang-chuong-1/#respond Mon, 08 Nov 2021 01:58:22 +0000 https://hocvet.com/?p=1079 Bài viết dưới đây là phần tổng hợp nội dung trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng – Chương 1. Hocbai.edu.vn tin rằng bài viết sẽ giúp bạn củng cố chắc phần kiến thức lý thuyết cũng như nhanh chóng giải quyết các câu hỏi và bài tập SGK liên quan đến bài Định luật phản xạ ánh sáng nói trên. Nội dung chi tiết hướng dẫn giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 4 Chương 1: Định luật phản xạ ánh sáng được

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng (Chương 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Bài viết dưới đây là phần tổng hợp nội dung trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng – Chương 1. Hocbai.edu.vn tin rằng bài viết sẽ giúp bạn củng cố chắc phần kiến thức lý thuyết cũng như nhanh chóng giải quyết các câu hỏi và bài tập SGK liên quan đến bài Định luật phản xạ ánh sáng nói trên.

Nội dung chi tiết hướng dẫn giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 4 Chương 1: Định luật phản xạ ánh sáng được chúng tôi tổng hợp như sau:

A/- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Em hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gươụg phẳng.

Hướng dẫn trả lời:

Mặt nước yên tĩnh, bản kim loại nhẵn bóng v.v…

Câu 2. Cho tia tới SI đi là là trên mặt tờ giấy trắng. Mặt phẳng tờ giấy trắng chứa tia tới SI và đường pháp tuyến IN của mặt gương tại I. Hãy quan sát và cho biết tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng nào?

Hướng dẫn trả lời:

Tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến IN của mặt gương tại điểm tới I.

Kết luận: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới SI và đường pháp tuyến IN của mặt gương tại I.

Câu 3. Hãy vẽ tia phản xạ IR. (h.4.3)

1

Hướng dẫn trả lời:

Trong mặt phẳng.

– Dùng thước đo để đo góc SÎN = i

– Từ đó vẽ tia IR khác phía với tia tới SI sao cho góc NÎR = i’ = i => IR là tia phản xạ phải vẽ.

Câu 4. Trên hình 4.4 vẽ một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M.

2

a). Hãy vẽ tia phản xạ.

b).* Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gựơng như thế nào? Vẽ hình.

Hướng dẫn trả lời:

a). Từ I vẽ tia IN vuông góc với mặt phẳng gương và vẽ tia phản xạ tương tự cách thực hiện ở câu Câu 3.b).* Xác định cách đặt gương:Từ I vẽ tia IR thẳng đứng lên trên, hợp với tia tới SI một góc SÎR, vẽ phân giác IN’ của góc SÎR ta được SÎN’ = N’ÎR (hay i = i’). Quay gương sao cho mặt phẳng gương ┴ với IN’ đó là vị trí gương phải chọn.

B/- HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

Bài 1.

Trên hình bên vẽ một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Gốc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 30°. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ.

Hướng dẫn giải:

Vẽ pháp tuyến IR, góc i = i’. Góc phản xạ i = i’ = 60°. (hình bên)

Bài 2.

Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40°. Tìm giá trị góc tới. I

A.. 20°                  B.. 40°                  C.. 60°                  D.. 80°

Hướng dẫn giải:

Chọn câu A: 20°.

Bài 3.

Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng (hình bên).a). Vẽ tia phản xạ.b). Vế mọt vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang từ trái sang phải.

Hướng dẫn giải:

Vẽ IR. Pháp tuyến IN chia đôi góc SÎR thành hai góc i và i’ với i = r. Vẽ mặt gương vuông góc với pháp tuyến IN.

Bài 4.

Một gương phẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang, gần một bức tường, thẳng đứng (hình bên). Dùng đèn pin chiếu một tia sáng lên gương sao cho tia phản xạ gặp bức tường ở cùng một điểm M.

Hướng dẫn giải:

Biết tia phản xạ. IM, vẽ tia tới S1I như sau:Vẽ pháp tuyến IN rồi vẽ góc tới i bằng góc phản xạ i’ nghĩa là Tương tự như vậy ta vẽ được S2K.

Trên đây là toàn bộ phần hướng dẫn giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng (Chương 1). Mong là bài viết có thể giúp bạn hệ thống lại phần kiến thức lý thuyết cũng như giúp bạn giải quyết nhanh các câu hỏi và bài tập SGK liên quan đến bài Định luật phản xạ ánh sáng này nhé!

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng (Chương 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-4-dinh-luat-phan-xa-anh-sang-chuong-1/feed 0 1079
Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm (Chương 1) https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-8-guong-cau-lom-chuong-1/ https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-8-guong-cau-lom-chuong-1/#respond Sun, 07 Nov 2021 15:44:57 +0000 https://hocvet.com/?p=1057 Trong nội dung bài chia sẽ dưới đây, Hocbai.edu.vn tổng hợp phần hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm (Chương 1). Với mong muốn giúp các bạn nhanh chóng hoàn thành phần trả lời các câu hỏi và bài tập SGK. Đồng thời qua bài viết này, các bạn có thể củng cố lại khối kiến thức lý thuyết cần ghi nhớ liên quan đến bài học. Mời bạn tham khảo phần trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 – Chương

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm (Chương 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Trong nội dung bài chia sẽ dưới đây, Hocbai.edu.vn tổng hợp phần hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm (Chương 1). Với mong muốn giúp các bạn nhanh chóng hoàn thành phần trả lời các câu hỏi và bài tập SGK. Đồng thời qua bài viết này, các bạn có thể củng cố lại khối kiến thức lý thuyết cần ghi nhớ liên quan đến bài học.

Mời bạn tham khảo phần trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 – Chương 1 – Bài 8: Gương cầu lõm được chúng tôi cụ thể như sau:

A/- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

Câu 1.  Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm SGK là ảnh gì? So với cây nến thì lớn hơn hay nhỏ hơn?

Hướng dẫn trả lời:

Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn). So với cây nến thật thì ảnh lớn hơn.

Câu 2.  Hãy thực hiện một thí nghiệm để so sánh ảnh ảo của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của vật đó tạo bởi gương phẳng. Mô tả cách thí nghiệm và nêu kết quả.

Hướng dẫn trả lời:

* Thực hiện thí nghiệm: Đặt hai cây nến giống nhau thẳng đứng ở phía trước và cách đều hai gương (gương phẳng và gương cầu lõm) một khoảng bằng nhau.

* Kết quả: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng.

Câu 3.  Quan sát chùm tia phản xạ xem nó có đặc điểm gi?

Hướng dẫn trả lời:

Quan sát thấy chùm tia phản xạ trên gương cầu lõm giao nhau (hội tụ) tại một điểm ở trước gương.

Câu 4.  Hình 8.3 (SGK Vật lí 7) là một thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vật. Giải thích tại sao vật đó lại nóng lên.

Hướng dẫn trả lời:

Có thể hiểu chùm tia sáng song song từ mặt trời mang năng lượng (nhiệt) tới gương cầu lõm phản xạ trên gương và hội tụ tại một điểm (tập trung nhiệt lượng) làm cho điểm ấy nóng lên (vật đặt tại đó nóng lên).

Câu 5.  Xoay pha đèn đến vị trí thích hợp để thu được chùm phản xạ song song từ pha đèn chiếu ra. Giải thích tại sao nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ?

Hướng dẫn trả lời:

Trong pha đèn có một gương cầu lõm. Do dó khi xoay pha đèn đến một vị trí thích hợp thì chùm sáng phân kì phát ra từ đèn sẽ bị gương cầu lõm (trong pha đèn) biến đổi thành chùm tia phản xạ song song. Năng lượng của chùm tia sáng song song bị hao hụt ít khi truyền đi xa, nhờ đó ánh sáng truyền đi xa mà vẫn sáng rõ.

Câu 6.  Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn ra thì phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa hay lại gần gương?

Hướng dẫn trả lời:

Thí nghiệm cho thấy muốn được chùm tia phản xạ hội tụ, ta phải xoay pha đèn sao cho bóng đèn ra xa gương.

B/- HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

Bài 1:

Chuyện kể lại rằng: ngày xưa, nhà bác học Acsimét đã dùng gương cầu lõm lớn tập trung ánh sáng mặt trời để đốt cháy chiến thuyền quân giặc. Acsimét đã dựa vào tính châ’t nào của gương cầu lõm? Hãy vẽ sơ đồ bố trí một thí nghiệm để thực hiện ý tưởng nói trên của Acsimét bằng những gương phẳng nhỏ.

Hướng dẫn giải:

Xếp các gương phẳng nhỏ theo hình một chỏm cầu, mặt phản xạ tạo thành mặt lõm của gương cầu. Hướng gương cầu lõm lắp ráp này về phía Mặt Trời. Điều chỉnh cho ánh sáng hội tụ đúng vào thuyền giặc, (hình dưới)

2

Bài 2:

Tìm trong nhà một đồ dùng có tác dụng tương tự như một gương cầu lõm. Đặt một vật ở vịvtrí thích hợp trước gương cầu lõm đó đế nhìn thấy ảnh ảo của vật, di chuyển vật đó lại gần gương, độ lớn của ảnh đó như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Mặt lỏm của thìa, vung nồi.

Vật càng gần gương, ảnh ảo càng nhỏ.

Bài 3:

Hãy dùng lập luận để chứng tỏ rằng ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi luôn luôn bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm.

Hướng dẫn giải:

Ta có: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lồi bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng: A1B1 < AB  (1).

Mặc khác: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng: A2B2 > AB   (2).

Từ (1) và (2) ta suy ra: A2B2 > AB > A1B1

Nghĩa là A2B2 > A1B1

Nội dung trên là toàn bộ phần hướng dẫn trả lời các câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm (Chương 1). Mong rằng bạn có được điều mình cần khi tham khảo bài chia sẽ của Hocbai.edu.vn. Chúc bạn học tốt phân môn Vật lí lớp 7 này nhé!

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm (Chương 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-8-guong-cau-lom-chuong-1/feed 0 1057