Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 7: Gương cầu lồi (Chương 1)

Hocbai.edu.vn mời bạn đến với nội dung hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 7: Gương cầu lồi (Chương 1). Trong nội dung chia se dưới đây, Hocbai.edu.vn sẽ giúp các bạn nhanh chóng hoàn thành phần câu hỏi và bài tập SGK, đồng thời, thông qua bài viết chúng tôi hy vọng bạn sẽ củng cố thêm về các kiến thức lý thuyết liên quan đến bài Gương cầu lồi nói trên.

Nội dung chi tiết về phần hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 – Chương 1 – Bài 7: Gương cầu lồi Chương 1) như sau:

A/- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

Câu 1.  Bố trí thí nghiệm như hình 7.1 (SGK Vật lí 7). Hãy quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và cho nhận xét ban đầu về các tính chất sau đây của ảnh:

1.. Ảnh đó có phải là ảnh ảo không? Vì sao?

2.. Trên gương cầu lồi ta nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật?

Hướng dẫn trả lời:

1.. Ảnh đó là ảnh ảo vì không hứng dược trên màn chắn.

2.. Trên gương cầu lồi ta nhìn thấy ảnh ảo nhỏ hơn vật.

Nhận xét: Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có các tính chất sau:

a). Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn

b). Ảnh ảo nhỏ hơn vật.

Câu 2.  So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi.

Hướng dẫn trả lời:

Khi nhìn vào gương cầu lồi, chúng ta sẽ quan sát được 1 vùng rộng lớn hơn nhiều lần so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.

Câu 3.  Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?

Hướng dẫn trả lời:

Lắp gương cầu lồi mang lại lợi thế nhiều hơn cho việc quan sát, tăng thêm sự an toàn khi điều khiển xe vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng giúp tài xế quan sát vùng phía sau xe rộng hơn.

Câu 3.  Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn (hình 7.4 – SGK). Gương đó giúp ích gì cho người lái xe?

Hướng dẫn trả lời:

Đảm bảo sự an toàn cho người điều khiển xe. Gương cầu lồi sẽ giúp cho tài xế có thể quan sát thấy ảnh của vật khuất ở đoạn đựờng gấp khúc, để có thể lái xe vào đường gấp khúc được an toàn.

B/- HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

Bài 1:

Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi?

A.. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.

B.. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.

C.. Hứng được trên màn, bằng vật.

D.. Khống hứng được trên màn, bằng vật.

Hướng dẫn giải:

Chọn câu A: Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.

Bài 2:

Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở phía trước mặt để quan sát các vật ỗ phía sau lưng có lợi gì hơn là dùng gương phẳng?

A.. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng.

B.. Ánh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phăng.

a.. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

D.. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phảng.

Hướng dẫn giải:

Chọn câu C: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

Bài 3:

Hãy tìm trong các đồ dùng ở nhà một vật có dạng giông một gương cầu lồi. Đặt một vật trước gương đó và quan sát ảnh của vật tạo bồi gương. Ảnh đó có độ lổn thay đổi thế nào khi ta đưa vật lại gần gương?

Hướng dẫn giải:

Mặt ngoài cái thìa bóng, cái nắp cốc bóng, cái vung nồi bóng. Càng đưa vật lại gần gương thì ảnh càng lớn.

Bài 4:

Trò chơi ô chữ (hình 7.1).

Theo hàng ngang:

1..Cái mà ta nhìn thấy trong gương phẳng.

2..Vật có mặt phản xạ hình cầu.

3..Hiện tượng xảy ra khi Trái Đất đi vào vùng bóng đen của Mặt Trăng.

4..Hiện tượng ánh sáng khi gặp gương phẳng thì bị hắt lại theo một hướng xác định.

5..Điểm sáng mà ta nhìn thấy trên trời, ban đêm, trời quang mây.

1

Từ hàng dọc trong ô in đậm là từ gì?

Hướng dẫn giải:

Từ hàng dọc trong ô in đậm là ẢNH ẢO.

2

Trên đây là nội dung về phần hướng dẫn trả lời các câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 7: Gương cầu lồi (Chương 1). Hy vọng bài viết của Hocbai.edu.vn có thể giúp bạn củng cố vững chắc những kiến thức cần ghi nhớ liên quan đến bài học này nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận