Giải bài tập Vật lý 9 Bài 3: Thực hành xác định điện trở của dây dẫn bằng Ampe và Vôn kế
Hocbai.edu.vn chia sẽ đến bạn cách giải bài tập Vật lý lớp 9 Bài 3: Thực hành xác định điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế.
Mục tiêu chung của bài này chính là giúp học sinh hiểu và thực hiện được việc mắc mạch điện để đo điện trở. Mời bạn cùng tham khảo.
Nội dung của bài học và cách giải bài tập Vật lý lớp 9 Bài 3: Thực hành xác định điện trở của dây dẫn bằng Ampe và Vôn kế như sau:
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
+ Biết cách mắc mạch điện để đo điện trở, sử dụng được các dụng cụ đo điện như vôn kế, ampe kế.
+ Xác định được điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế.
B-BÀI HỌC Ở LỚP
a.Chuẩn bị: Như SGK.
b.Nội dung thực hành
+ Lý thuyết của phép đo điện trở là dựa vào định luật ôm, suy ra công thức xác định điện trở là
+ Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một dây dẫn có điện trở, một nguồn điện, một công tắc, một vôn kế và một ampe kế.
+ Lăp mạch điện theo sơ đô.
+ Đo được các giá trị U và I.
+ Tính được giá trị của điện trở từ công thức:
- Áp dụng công thức tính được điện trở:
Trả lời câu hỏi:
a).Viết công thức tính điện trở :
b).Muốn đo hiệu điện thế thì ta dùng vôn kế mắc song song với dây dẫn cần đo hiệu điện thế, chốt (+) của vôn kế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện.
c).Muốn đo cường độ dòng điện ta phải dùng ampe kế mắc nối tiếp với dây dẫn cần đo cường độ dòng điện, chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện.
GHI NHỚ
Biết cách mắc mạch điện để đo điện trở, sử dụng được các dụng cụ đo điện như vôn kế, ampe kế. Xác định được điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế
C. BÀI TẬP RÈN LUYỆN Ở NHÀ.
Câu 1: Ket luận nào sau đây nói về cách dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua một điện trở là đúng ?
Đe đo cường độ dòng điện chạy qua một điện trở :
A.Dùng ampe kế mắc nối tiếp với dây dẫn cần đo sao cho chốt (+) về phía cực dương, chốt (-) về phía cực âm của nguồn điện.
B.Dùng ampe kế mắc song song với dây dẫn cần đo sao cho chốt (+) về phía cực dương, chốt (-) về phía cực âm của nguồn điện.
C.Dùng ampe kế mắc nối tiếp với dây dẫn cần đo sao cho chốt (-) về phía cực dương, chốt (+) về phía cực âm của nguồn điện.
D.Dùng ampe kế mắc song song với dây dẫn cần đo sao cho chốt (-) về phía cực dương, chốt (+) về phía cực âm của nguồn điện.
Trả lời: Chọn A
Câu 2: Kết luận nào sau đây nói về cách dùng vôn kế để đo hiệu điện thế hai đầu dây dẫn là đúng ?
Để đo hiệu điện thế hai đầu dây dẫn :
A.Dùng vôn kế nối tiếp với dây dẫn cần đo sao cho chốt (+) về phía cực dương, chốt (-) về phía cực âm của nguồn điện.
B.Dùng vôn kế mắc song song với dây dẫn cần đo sao cho chốt (+) về phía cực dương, chốt (-) về phía cực âm của nguồn điện.
C.Dùng vôn kế mắc nối tiếp với dây dẫn cần đo sao cho chốt (-) về phía cực dương, chốt (+) về phía cực âm của nguồn điện.
D.Dùng vôn kế mắc song song với dây dẫn cần đo sao cho chốt (-) về phía cực dương, chốt (+) về phía cực âm của nguồn điện.
Trả lời: Chọn B
Câu 3: Dùng ampe kế đo cường độ dòng điện qua hai dây dẫn, thấy số chỉ của ampe kế là như nhau thì có thể kết luận được là điện trở của các dây dẫn bằng nhau không? Tại sao?
Trả lời: Không thể kết luận như vậy được, vì theo định luật Ôm dòng điện không chỉ phụ thuộc vào điện trở mà còn phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Kết luận trên chỉ đúng khi hiệu điện thế đặt vào hai dây dẫn là như nhau.
Câu 4: Trình bày sơ đồ cách mắc các dụng cụ cần thiết, quá trình thao tác dùng để đo điện trở của một dây dẫn bàng vôn kế và ampe kế lí tưởng.
Trả lời:
1).Mắc sơ đồ mạch đo như hình vẽ 2. Chú ý mắc đúng chốt dương và chốt âm của vôn kế và ampe kế trong sơ đồ.
2).Đóng khóa K đọc giá trị của vôn kế và am pe kế đo được, lặp lại thao tác nhiều lần và ghi vào bảng sau :
Lần đo | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
U(vạch chia) | |||||
I (vạch chia) |
3) Tính toán các giá trị của R theo các số liệu ghi trên bảng và tính giá trị trung bình của R trong các lần đo