Phép liệt kê là một trong những kiến thức vô cùng quan trọng đối với học sinh THCS. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp giải đáp câu hỏi phép liệt kê là gì? Đồng thời đưa ra các ví dụ cụ thể để các em học sinh hiểu hơn về kiến thức này.
Định nghĩa về phép liệt kê
Phép liệt kê là cách thức đưa ra hàng loạt các từ, cụm từ nối tiếp nhau. Các từ hoặc cụm từ này thường cùng loại. Chúng được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.
Phép liệt kê xuất hiện rất phổ biến trong mọi văn bản. Từ các tác phẩm văn thơ, nghệ thuật cho tới các văn bản hành chính thông thường. Cách thức này giúp làm rõ ý hơn cho một ý, một câu nào đó. Giúp người viết hoặc nói biểu đạt đầy đủ trạng thái cảm xúc, các vấn đề, các khía cạnh được đề cập…
Các kiểu liệt kê thường gặp
Phép liệt kê thường được chia thành các kiểu khác nhau. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, thái độ, ý tưởng của người nói mà cách sử dụng cũng khác nhau.
Nếu dựa vào cấu tạo, các kiểu liệt kê sẽ có:
– Liệt kê theo từng cặp.
– Liệt kê không theo cặp.
Nếu dựa vào ý nghĩa, các kiểu liệt kê sẽ có:
– Liệt kê tăng tiến.
– Liệt kê không tăng tiến.
Ví dụ về phép liệt kê
Như vậy, định nghĩa trên đã giúp độc giả hiểu được phép liệt kê là gì. Để nắm bắt kiến thức cụ thể hơn, chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ về phép liệt kê dưới đây:
– Liệt kê theo từng cặp
Ví dụ:
Trong vườn nhà cô ấy có rất nhiều loại cây như: cây na và cây bưởi, củ cải và cà rốt, khoai lang và khoai tây…
– Liệt kê không theo cặp
Ví dụ:
Trong vườn nhà cô ấy có rất nhiều loại cây như: cây na, cây bưởi, củ cải, cà rốt, khoai lang, khoai tây…
– Liệt kê tăng tiến
Ví dụ:
Lớp em có rất nhiều chức vụ như: tổ phó, tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng… Các bạn đều là những thành viên nổi bật, học giỏi và ngoan ngoãn của lớp.
Sau khi nghe xong, cô ấy vô cùng ngỡ ngàng, ngơ ngác, ngạc nhiên rồi tức giận…
– Liệt kê không tăng tiến
Ví dụ:
Trên đường phố, hàng loạt phương tiên giao thông như: xe tải, xe taxi, xe máy, xe đạp, xe thồ… vô cùng đông đúc, tấp nập.
Trong bức tranh có rất nhiều cảnh vật: dòng sông, cánh đồng, hàng cây, con đường làng…
Bài viết trên đây đã giải nghĩa phép liệt kê là gì. Kèm theo đó là một số ví dụ cụ thể về phép liệt kê. Khi đã hiểu đúng, học sinh cần biết áp dụng linh hoạt khi làm bài. Chúc các em luôn học tốt!
Soạn bài Liệt Kê – Ngữ văn lớp 7
I./ THẾ NÀO LÀ PHÉP LIỆT KÊ?
1) Đọc hai ý của Ghi nhớ cuối trang 105 SGK.
2) Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như tren để cho thấy sự bộn bề của khong gian trong đình, nơi “quan phụ mẫu” đang mải mê hưởng thụ sự êm ấm và đánh bài trong lúc ngoài kia “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít”.
II./ CÁC KIỂU LIỆT KÊ
1) Phép liệt kê ở – câu b, cấu tạo theo từng cặp.
– câu a, cấu tạo không theo từng cặp
2) a. Nếu đảo thứ tự của “tre, nứa, trúc, mai, vầu” thì các loài nhà tre từ xa lạ đến gần gũi thân thuộc. Nếu giữ nguyên thì nòi giông nhà tre sẽ được người đọc cảm nhận từ những cây quen thuộc đến những cây chưa quen biết nhiều, còn xa lạ.
b) Nếu đảo ngược hai đoạn in đậm thì đây là kiểu liệt kê không tăng tiến. Nếu giữ nguyên bản thì nó là liệt kê tăng tiến.
III./ LUYỆN TẬP
1) Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân ta”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sac.
- Sức mạnh của tinh thần yêu nước.
- Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương của các vị anh hùng dân tộc.
- Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Pháp.
Chẳng hạn để làm sâu sắc và đầy đủ ý. Tác giả đã dùng liệt kê:
- Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn.
- Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn.
- Nó nhấn chìm tất cả lủ bán nước và cướp nước.
2)a Trong đoạn này tác giả dùng hai lần phép liệt kê.
Lần 1: dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.
Lần 2:
+ Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng.
+ Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm.
+ Những xâu lạp xưởng lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm.
+ Cái rốn của một chú khách trưng ra giữa trời.
+ Một viên quạn uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập,
b. Phép liệt kê gồm:
Dòng thơ 2: Em đã sống lại rồi, em đã.sống!
Dòng thơ 3: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
3) Đặt câu có sử dụng phép liệt kê.
– Tiếng chuông báo hết tiết thứ hai vừa reo lên thì lên thì ở các cổng lớp túa ra sân trường những đàn ong vỡ tổ. Nơi này tụm năm tụm ba những bạn gái nhảy dây, nơi kia những bạn trai đang thi nhau sút phạt quả llm vào gôn nơi giới hạn của hai hòn gạch, và đàng xa có một cuộc bịt mắt bắt dê thật huyên náo…
– Va-ren nói sẽ đem đến tự do cho Phan Bội Châu và tay nâng cái gông trên cổ Phan; hắn yêu cầu Phan phải trung thành và bán rẻ mình làm tay sai cho nước Pháp; hắn bày tỏ sự tôn trọng Phan và muốn cùng Phan hợp tác để mị dân Việt Nam; hắn yêu cầu cụ Phan bỏ ỷ nghĩ phục thù để cộng tác với người Pháp… Hàng loạt những lời nói của Va-ren, bị cái im lặng của cụ Phan khinh bỉ. Đó là những trò lô’ bịch đáng khinh tởm.
– Hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc đã hiện lên là một nhà cách mạng vĩ đại; một trái tim yêu nước nồng nàn; một đấng thiên sứ xả thân cho độc lập, tự do của dân tộc; một con người dùng sự im lặng để khinh bỉ những lời ngon ngọt từ một tên phản bội nay đã là toàn quyền Va-ren.