Giải bài tập Hóa Học lớp 12 – Giáo án bài giảng Hóa Học 12

Giải bài tập Hóa Học 12: Dạng bài tập về mô tả và giải thích hiện tượng

Mời bạn cùng tham khảo nội dung hướng dẫn giải bài tập Hóa Học 12 đối với dạng bài tập về mô tả và giải thích hiện tượng. Hocbai.edu.vn tin rằng nội dung bài viết được chia sẽ dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn những kiến thức trọng tâm và phương pháp giải các loại bài tập ở chương 9: Hóa học và vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường thuộc phân môn Hóa Học 12 mới hiện nay.

I-VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Đối với dạng bài tập tập về mô tả và giải thích hiện tượng trong chương trình Hóa Học lớp 12, bạn cần nắm vững và vận dụng tốt các kiến thức lí thuyết về hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường khi mô tả hay giải thích các hiện tượng được nêu.

II-MỘT SỐ DẠNG ĐỀ BÀI VÀ CÁCH GIẢI

Sau đây là các ví dụ kèm theo hướng dẫn giải bài tập chi tiết cho dạng bài về mô tả và giải thích hiện tượng. Mời bạn cùng tham khảo nhé!

Ví dụ 1:

Hãy lấy dẫn chứng, chứng tỏ ràng có thé sản xuất được các chất hoá học có tác dụng bao vệ và phát triển cây lương thực.

Bài giải:

Lấy thí dụ tên của một số thuốc trừ sâu, một số phân bón hoá học.

Thí dụ CuSO4: thuốc diệt nấm, phân đạm ure CO(NH2)2, phân supephotphat Ca(HPO4)2.

Ví dụ 2:

Loại thuốc thuộc loại gây nghiệm cho con người là:

A.. Penixilin, Amixilin

B.. Vitamin C, glucozơ

C.. Seđuxen, moocphin

D.. Thuốc cảm Pamin, Panadol.

Đáp án → Chọn câu C.

Ví dụ 3:

Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá, … ) bằng cách an toàn là:

A.. Dùng fomon, nước đá.

B.. Dùng phân đạm, nước đá.

C.. Dùng nước đá và nước đá khô.

D.. Dùng nước đá khô, fomon.

Đáp án → Chọn câu C.

Ví dụ 4:

HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng lọ HNO3 đặc trong phòng thí nghiệm có màu vàng hoặc nâu là vì sao?

Bài giải:

HNO3 phân húy một ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng.

HNO3 tự phân hủy theo phản ứng:

1

Hy vọng nhưng nội dung cơ bản về các giải quyết các loại bài tập hóa học lớp 12 với dạng bài tập về mô tả và giải thích hiện tượng nói trên có thể mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích để củng cố và học tốt hơn phân môn Hóa Học 12 theo chương trình mới hiện nay. Chúc bạn thành công!

Giải bài tập Hóa Học 12: Dạng bài tập về kim loại Ag – Zn – Au và hợp chất của chúng

Hocbai.edu.vn xin giới thiệu nội dung phần giải bài tập Hóa Học 12 đối với dạng bài tập về kim loại khác như Ag – Zn – Au và hợp chất của chúng. Bên cạnh hướng dẫn và lời giải chi tiết, bài viết còn giúp bạn hệ thống hóa lại khối kiến thức chủ điểm có liên quan đến những kim loại Ag – Zn – Au để bạn nắm bắt kỹ hơn nhé!

I-VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Đối với dạng bài tập về kim loại Ag – Zn – Au và hợp chất của chúng ở chương trình Hóa Học lớp 12, bạn cần nắm chắc phương pháp giải toán cụ thể sau:

Phương pháp:  Nắm vững tính chất hoá học của Ag, Zn, Au và các dạng hợp chất của chúng.

-Lưu ý:

+Au tan trong nước cường toan (dung dịch hỗn họp HNO3, HCl với tỉ lệ mol 1 : 3)

+Zn, ZnO, Zn(OH)2, Pb(OH)2 ,Sn(OH)2 có tính lưỡng tính.

+Khác với Al(OH)3 không tan trong dung dịch NH3, nhưng Zn(OH)2 tan được trong dung dịch NH3 do tạo phức [Zn(NH4)3]2+ tan.

II-MỘT SỐ DẠNG ĐỀ BÀI VÀ CÁCH GIẢI

Mời bạn tham khảo thêm các ví dụ kèm theo hướng dẫn giải bài tập về kim loại Ag – Zn – Au và hợp chất của chúng để nắm kỹ hơn vấn đề chúng ta đang đề cập đến nhé!

Ví dụ 1:

Ngâm một lá kẽm nặng 100 gam trong 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)3M lẫn với Pb(NO3)2 IM. Sau phản ứng, lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, khối lượng lá kẽm bằng bao nhiêu?

Bài giải:

1

Phản ứng (1) làm giảm: (65 – 64).0,3 = 0,3 (g)

Phản ứng (2) làm tăng: (207 – 65).0,1 = 14,2 (g)

→ Khối lượng lá kẽm tăng: 14,2 – 0,3 = 13,9 (g).

Ví dụ 2:

Hoà tan m gam kẽm vào dung dịch HCl dư thoát ra V1 lít khí (đktc). Hoà tan m gam kẽm vào dung dịch NaOH dư thoát ra V2 lít khí (đktc). Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra và so sánh V1 với V2.

Bài giải:

Zn + 2HCl →  ZnCl2+H2

Zn + 2NaOH   Na2ZnO2 + H2

Do khối lượng Zu ở hai phản ứng như nhau, nên với tỉ lệ phản ứng

→ V1 = V2.

Ví dụ 3:

23,8 gam kim loại X tan hết trong dung dịch HCl tạo ra ion x2+. Dung dịch tạo thành có thể tách dụng vừa đủ với 200 ml FeCl3 2M để tạo ra ion x4+. Viết phưcmg trinh hoá học cho phản ứng xảy ra và xác định kim loại X.

Bài giải:

2

Ví dụ 4:

Cho 40 gam hỗn họp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được 46,4 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M có khả năng phản ứng với chat rắn X là bao nhiêu?

Bài giải:

3

Vi dụ 5:

Ngâm một lá Zn trong 100ml dung dịch AgNO3 0,1M sau đó kéo thanh kẽm ra, rồi cho tiếp HCl vào dung dịch vừa thu được thì không thấy hiện tượng gì. Khối lượng lá Zn so với ban đầu là:

A.. tăng 0,755 gam

B.. giảm 0,567 gam

C.. tăng 2,16 gam

D.. tăng 1,08 gam

Bài giải:

Khi cho tiếp HCl vào mà không có hiện tượng gì chứng tỏ Zn và AgNOphản ứng hết với nhau:

4

=> Khối lượng lá Zn tăng là: 108.0,01 – 65.0,005 = 0,755 (g)

 Chọn câu A.

Bài viết nêu trên là một số nội dung trọng tâm về cách giải bài tập Hóa Học 12 đối với dạng bài tập về Cr, Fe, Cu tác dụng với dung dịch muối (hoặc hỗn hợp muối) của kim loại yếu hơn. Hy vọng bài viết hữu ích với mục tiêu của bạn cần tham khảo nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận