Bài viết số 5 lớp 8: thuyết minh về danh lam thắng cảnh nổi tiếng Hòn Đá Bạc

Dọc dải bờ biển Duyên Hải đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau có hai đảo biển tuyệt đẹp. Không to lớn như những đảo biển khác, Hòn Khoai và Hòn Đá Bạc là hai hòn đảo có diện tích khiêm nhường nằm ở biển đông và biển Tây của Cà Mau. Đây là những mảnh sót lại của tầng nham cổ sụt võng. Hai đảo này có từ hơn 180 triệu năm, là vùng có vị trí quan trọng trong việc khai thác biển, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và nhất là khai thác du lịch.

Hòn Đá Bạc thuộc ấp Đá Bạc B. Từ xa nhìn tới Hòn Đá Bạc trông sừng sững vươn lên trên dãy nhà xóm Kinh Hòa. Đây là cụm ba hòn đảo liền kề (Hòn Ông Ngộ, Hòn Trọi và Hòn Ngộ). Hòn Đá Bạc rộng khoảng 6,34ha, nơi cao nhất là 50m so với mặt nước biển, cách cửa biển Kinh Hòa chừng 700m. Những hòn đá granit chồng chất lên khắp hòn, được bàn tay huyền bí nào đó nhào nặn thành những hình thù kì lạ, tạo nên những Sân Tiên, Giếng Tiên, Bàn Chân Tiên, Bàn Tay Năm Ngón, ở Sân Tiên một bên đỉnh hòn có bia chiến thắng ghi nhận công lao các anh hùng. Cạnh đó là tượng đài chiến thắng chuyên án CM 12. Trên đỉnh đối diện là đền thờ Cá Ông, nơi trưng bày bộ xương cá voi lớn nhất. Hằng năm vào ngày 23 tháng 5 âm lịch, cư dân vùng này đều đổ về Hòn Đá Bạc tham dự lễ Nghinh Ông và nhắc nhau câu chuyện cá voi cứu người đi biển gặp nạn.

Với bóng cây bàng, tán bồ đề che rợp, Hòn Đá Bạc lúc nào cũng rì rào tiếng lá do gió biển xa ra. Được thế là nhờ Hòn Đá Bạc còn giữ được rừng và thảm thực vật nguyên sinh rất quý. Nhiều cây họ Ficus dã có hàng trăm năm, hàng ngàn năm tuổi với nhiều kiểu dáng tuyệt đẹp.

Những cây kiểng cổ thụ này rễ và thân cây ôm chặt vào đá để chịu đựng phong ba. Trên hòn có điểm phục vụ ăn uống các đặc sản như hàu nướng, mực nướng hoặc xào, cua đá…

Trên những hòn đá gập ghềnh quanh hồn, nơi hằng hà sa số hàu bám vào chân đá, một vài ngư dân với nón lá đội trên đầu cần mẫn câu từng con cá. Cảnh quan đặc sắc giúp Hòn Đá Bạc trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn, là nơi thư giãn tinh thần sau những ngày làm việc căng thẳng. Hòn Đá Bạc đã được ngành văn hóa thông tin Cà Mau hoàn thành hồ sơ đề nghị nhà nước xét công nhận di tích lịch sử cách mạng và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

BÀI LÀM 2: DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ HỒ GƯƠM

Mở bài

  • Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
  • Đó là một địa danh thiêng liêng đối với mỗi người dân đất Việt.

Thân bài

Vị trí địa lí, nguồn gốc và lịch sử về Hồ Gươm

  • Hồ Guơm thuộc quận Hoàn Kiêm, nằm ở trung tâm Thủ đô Ilà Nội.
  • Hồ chính là phần còn sót lại của sông Hồng vì trước đây hồ thông với sông Hồng.
  • Hồ có nhiều tên gọi:

+ Hồ Tả Vọng

+ Hồ Lục Thủy (vì nước hồ khi nào cũng màu xanh)

+ Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm, gọi tắt là Hồ Gươm. (Tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy).

Đặc điểm nổi bật của Hồ Gươm

  • Nước Hồ Gươm bôn mùa đều xanh.
  • Có rùa quý sông trong hồ.
  • Trong lòng hồ có hai đảo nổi: đảo Ngọc và đảo Rùa.

Quần thể di tích, kiến trúc gắn liền ven Hồ Gươm.

Quần thể di tích và lối kiến trúc độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm:

  • Tháp Bút, Đài Nghiên (do nhà nho Nguyễn Văn Siêu tu bổ, xây dựng).

+ Tháp được xây bằng đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông. Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (nghĩa là viết lên trời xanh).

+ Đài nghiên (nghiên mực được làm bằng đá, hình nửa quả đào bổ dọc, có hình ba con ếch đội).

  • Gầu Thê Húc (nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời) dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. cầu làm bằng gỗ, sơn màu đỏ, cong cong như hình con tôm.
  • Đền Ngọc Sơn: xây trôn Đảo Ngọc. Đền được xây theo kiểu kiến trúc mới. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau. Ngôi đền ở phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng)…
  • Tháp Rùa: được xây trôn Đảo Rùa giữa sóng nước lung linh. Tháp Rùa đẹp với vẻ đẹp rêu phong cổ kính.

Kết bài

  • Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng của nước ta.
  • Là nơi thường diễn ra hội hè, những hoạt động văn hóa quan trọng.
  • Thổ hiện truyền thống hiếu học qua hình ảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.
  • Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết vua,Lô Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng.
  • Mọi người đều tự hào khi nói về Hồ Gươm, khi nói về đất nước.

BÀI LÀM 3: THUYẾT MINH VỀ HỒ BA BỂ

Mở bài

  • Hồ Ba Bể là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất nưđc ta.
  • Hiện nay, hồ đang là điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách.

Thân bài

Vị trí lịch sử, nguồn gốc của hồ Ba Bể:

  • Ba Bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn.
  • Hồ được hình thành cách đây hơn 2000 năm.
  • Hồ nằm trên lưng chừng vùng núi đá vôi.
  • Hồ nằm ở độ cao khoảng 145 mét so với mặt nước biển.
  • Năm 1995, hồ Ba Bể được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới tổ chức tại Mĩ công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt của thế giới cần được bảo vệ.
  • Đây là một hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam.

Đặc điểm của hồ Ba Bể:

  • Hồ có diện tích mặt nước là 650ha. Chiều dài gần 8km, có thắt nút ở giữa hồ.
  • Hồ được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động và những suôi ngầm.
  • Độ sâu trung bình là từ 20 mót đến 25 mét.
  • Vào mùa cạn thì nước có chiều sâu khoảng từ 5 mét đến 10 mét.
  • Có hai đảo nhỏ nổi lên giữa hồ là đảo An Mã (đảo giống như con ngựa đóng cương đang lội nước) và đảo Bà Góa. (Truyện Sự tích hồ Ba Bể là cách giải thích của nhân dân ta về nguồn gốc của hồ Ba Bể.)
  • Ngày mồng 5 tháng giêng hằng năm, trên đảo An Mã có hội “lồng tồng” (lễ xuống đồng của người dân tộc sông trong vùng.)

Kết bài

  • Hồ Ba Bể được công nhận là một trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam.
  • Đây là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch trong cũng như ngoài nước.
  • Em tự hào về cảnh đẹp của quê hương, đất nước mình.

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận