Dàn ý bài văn Thuyết minh về tết Trung Thu (bài chọn lọc chi tiết hay nhất)

Dàn ý bài văn Thuyết minh về tết Trung Thu (bài chọn lọc chi tiết hay nhất)

Mở bài

  • Ớ nước ta, mỗi năm được đón nhiều cái Tết như tết Nguyên Đán, tết Trung thu,…
  • Tết Nguyên Đán là tết của dân tộc ta. Ngày Tết chính là ngày các thành viên trong gia đình, trong dòng họ gặp gỡ nhau.
  • Tết Trung thu lại là Tết dành cho trẻ em (người ta còn gọi là tết Thiếu nhi). Trẻ em Việt Nam rất mong đợi được đón Tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơ như đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ. Ngoài ra một món bánh thường không thiếu mặt trong Tết này đó là bánh trung thu.
  • Ngày tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu? Trong ngày tết Trung thu thường có những hoạt động gì? Không khí chung của ngày tết Trung thu ra sao? Tết Trung thu có ý nghĩa gì?
  • Chúng ta cùng tìm hiểu để biết được điều đó.

Thân bài

Nguồn gốc

  • Cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác rằng, tết Trung thu có từ bao giờ và bắt nguồn từ đâu.
  • Theo một sô” nhà khảo cổ thì ở nước ta, hình ảnh trung thu đã được in trên mặt của trống đồng Ngọc Lũ.
  • Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam, có lẽ trung thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng châu thổ sông Ilồng.
  • Ở Trung Quôc có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa.
  • Hiện nay Việt Nam và Trung Quốc có ba truyện được lưu truyền trong dân gian có liên quan đến trung thu: Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và sự tích chú Cuội của Việt Nam.

Những hoạt động chính trong tết Trung thu.

  • Khâu chuẩn bị
  • Mua bánh trung thu.
  • Mua các loại trái cây, mía,… đổ bày mâm cỗ trung thu.
  • Mua các loại đòn như ông sao, cá chép, kéo quân,…
  • Nếu các cơ quan đoàn thể tổ chức thì có chuẩn bị mời các đoàn múa lân, múa sư tử, múa rồng về phục vụ.
  • Trong đêm trăng rằm
  • Mọi người tập trung ở một nơi nào đó vào đêm rằm tháng tám âm lịch.
  • Người lớn bày cỗ trung thu.
  • Trẻ em cầm các loại đèn trung thu cùng nhau đi vòng quanh sân đình, khu phố’ hoặc xóm làng,… Vừa đi vừa hát “Tùng… dinh… dinh…”
  • Nếu múa sư tử, thì các em lại hát bài:

“Thùng thình, thùng thình, trống rộn ràng ngoài đình Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang.”

  • Sau khi vui chơi, chờ trăng lên cao là mọi người phá cỗ. Tất cả vừa ăn vừa chuyện trò vui vẻ.

Ý nghĩa của tết Trung thu

  • Là dịp để mọi người gặp mặt, nhất là trẻ em.
  • Là dịp để người ta ngắm trăng và tiên đoán mùa màng và vận mệnh quôc gia (theo quan niệm của người xưa).

+ Nếu trăng hôm đó màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ.

+ Nếu trăng màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai.

+ Nếu trăng màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Kết bài

  • Ngày nay, tết Trung thu được tổ chức cho toàn thể trẻ em trong cả nước.
  • Những trẻ em bất hạnh, lang thang cơ nhỡ đều nhận được sự quan tâm nên được vui đón tết Trung thu như những bạn bè cùng trang lứa.
  • Điều đó thể hiện tính ưu Việt của xã hội chúng ta hôm nay.

GỢI Ý LÀM BÀI

  • Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề.
  • Ngày tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?
  • Trong ngày tết Trung thu thường có những hoạt động gì?
  • Không khí chung của ngày tết Trung thu ra sao?
  • Tết Trung thu có ý nghĩa gì?

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận