Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Mở bài

Nếu ca dao dân ca là tiếng nói tình cảm của nhân dân ta thì tục ngữ lại là những kinh nghiệm quý báu được đúc kết qua bao thực tế cuộc sông của cha ông ta.

Có những kinh nghiệm đúng hoàn toàn cho đến ngày nay. Nhưng cũng có những kinh nghiệm, ngày nay chúng ta cần bổ sung thêm cho hoàn chỉnh.

Vì vậy, khi bàn luận với nhau về ý nghĩa của các câu tục ngữ thường cổ những ý kiến chưa thông nhất. Ví dụ khi bàn về câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng” có ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”.

Để thuyết phục bạn, chúng ta cùng nhau trao đổi.

Thân bài

a) Nội dung của câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”

* Nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ

  • Nghĩa đen:

+ Gần mực thì đen: Nghĩa là gần mực viết màu đen thì người viết dỗ bị dây mực vào quần áo, tay chân làm cho bị đen (Ngày xưa không có những lọ mực mà là thỏi mực tàu màu đen được mài trong nghiên, khi viết dùng bút lông chấm vào mực rồi viết. Không cẩn thận mực sẽ rất dỗ dây vào quần áo tay chân. Ngày nay, có đủ loại mực. Khi viết nếu không cẩn thận, người viết cũng dễ bị lấm lem tay chân quần áo).

+ Gần đèn thì rạng. Nghĩa là đèn khi được thắp lên thì sáng. Người đứng bên đèn sẽ được tiếp nhận ánh sáng của đèn. Nhờ vậy, người ta không còn thấy tối nữa mà thấy mình trở nên sáng hơn nhờ ánh sáng của đèn.

  • Nghĩa bóng

+ Gần mực thì đen: Nghĩa là trong cuộc sống hàng ngày, nếu ta thường xuyên tiếp xúc với những người xấu thì ta cũng dỗ bị tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu của họ.

+ Gần đèn thì rạng: Nghĩa là trong cuộc sông hằng ngày, ta luôn tiếp xúc với những người tốt thì ta cũng rất dỗ học tập được những đức tính tốt của họ.

* Nội dung của câu tục ngữ

  • Môi trường vô cùng quan trọng đôi với cuộc sống của chúng ta.
  • Môi trường tác động rất lớn đôn sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân.

Ỷ kiến của người bạn

“Gần mực chưa chắc đã đen”, nghĩa là nếu gần mực mà ta cần thận thì mực cũng không làm tay chân, quần áo ta dây bẩn được. Cùng có nghĩa là gần những người xấu nhưng nếu ta có bản lĩnh, có ý thức rèn luyện, ta cũng sẽ không bị ảnh hưởng cái xấu của họ. Có khi ta còn tác động đến bạn, cảm hóa bạn, giúp bạn bỏ được những thói hư tật xấu. Như vậy, ta không bị mỏi trường làm ảnh hưởng mà chính ta lại cải tạo được môi trường.

Ví dụ: Có những bạn học sinh sinh ra và lớn lên trong một môi trường không tốt, bố mẹ, anh em gây gổ, chửi thề, trộm cắp,…. hàng xóm, láng giềng thì xì ke, ma túy, cờ bạc, rượu chè bô tha. Nhưng với nghị lực và lòng quyết tầm cao độ, bạn học sinh đó vẫn học tập tốt và vượt lên được hoàn cảnh của mình. Tuy nhiên những trường hợp như vậy cũng không nhiều.

“Gần dần chưa chắc đã rạng”, nghĩa là sinh ra và lớn lên trong một môi trường rất tốt. nhưng nếu ta không thường xuyên rèn luyện, không thường xuyên trau dồi thi ta cũng chẳng trở thành một người có ích.

Ý kiến dế thuyết phục hạn

Ý kiến của bạn chỉ đúng với một vài trường hợp đặc biệt.

Câu tục ngữ đúng với những gì xảy ra trong cuộc sông hôm nay. Sinh ra và lớn lên trong môi trường tốt ta sẽ nhận được sự tác động tốt. Đó chính là cơ sở, là tiền đề, là điều kiện ban đầu để giúp ta phấn đấu học tập, lao động tốt. Lớn lên, ta là người có ích cho gia đình, cho xã hội.

Kết bài

Môi trường có tầm quan trọng rất lớn đôi với sự phát triển nhân cách của mỗi người.

Nếu được sinh ra và lớn lên trong một trường tốt, ta cần biết phát huy những cái tốt để nó tốt hơn.

Nếu sinh ra và lớn lên trong một môi trường chưa tốt, chúng ta cần có nghị lực, có lòng quyết tâm, kiên trì phấn đấu vươn lên hoàn cảnh và cải tạo hoàn cảnh.

Kinh nghiệm của người xưa gửi gắm trong câu tục ngữ có thề giúp ta có một bài học bố ích. Từ đó, chúng ta cần sống tốt hơn, đẹp hơn.

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận