Dàn ý phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ

Dàn ý phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

  • Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (nay là Nhân Quyền, Bình Giang, Hải Dương). Ông sông vào thời buổi loạn lạc nôn luôn muốn ẩn cư.
  • Vũ trung tuỳ bút (Tuỳ bút viết trong những ngày mưa) gồm 88 mẩu truyện nhỏ, được Phạm Đình IIỔ viết vào đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ XIX). Chuyện củ trong Phủ chúa Trịnh là một trong những mẩu truyện trích trong tác phẩm Vũ trung tuỳ bút.
  • Phân tích Chuyện củ trong phủ chúa Trịnh, ta thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh.

Thân bài

Trịnh Sâm là người ăn chơi xa hoa

  • Chí lo ăn chơi, hưởng thụ
  • Thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp: Thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý…. Mỗi tháng ba bốn lần ra chơi cung Thuỵ Liên trên bờ Tây Hồ.
  • Bắt binh lính dàn hầu phòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần thì bịt khăn, mặc quần áo đàn bà bày hàng hoá xung quanh bờ hồ để bán.
  • Bọn nhạc công thì ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc hoặc dưới gốc cây chơi vài bản nhạc.
  • Tìm mọi cách để chiêm chim quý, thú lạ… trong nhân dân.
  • Trong phủ bày ra hình núi non bộ trông như bôn bể đầu non.
  • Xây đình đài liên miên.

Bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động và tiêu biểu, tác giả đã miêu tả được một cách chân thực và khách quan thói ăn chơi xa hoa vô độ của Trịnh Sâm. Trịnh Sâm đã bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém. Không những thế, Trịnh Sâm còn cho tìm thu nhưng thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về làm của riêng cho mình. Mặc dù không đan xen lời bình nào khi miêu tả nhưng qua đoạn văn, ta thấy được phần nào thái độ phê phán của tác giả trước thói ăn chơi vô độ của Trịnh Sâm.

Bọn hoạn quan, cung giám tác oai, tác quái

  • Chúng đắc lực giúp chúa bày các trò ăn chơi hưởng lạc.
  • Chúng ỷ thế chúa mà hoành hành, tác oai, tác quái trong nhân dân.
  • Bọn chúng vừa ăn cướp vừa la làng. Bọn hoạn quan vơ vét đầy túi tham lại vừa được tiếng mẫn cán trong việc nhà chúa “họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào phá huỷ tường dể khiêng ra…”
  • Chúng vu oan cho các nhà giàu dể kiếm tiền.
  • Đặc biệt, tác giả đã kể lại một câu chuyện có thật của gia đình mình làm cho câu chuyện tăng thêm sức thuyết phục. Gia đình tác giả thuộc gia đình quan lại quý tộc. Trước sự tác oai, tác quái của bọn hoạn quan, mẹ của tác giả phải sai người chặt đi những cây cảnh rất đẹp để tránh tai hoạ. Đó là Một cây lé cao vài mươi trượng, lúc nở hoa trắng xoá thơm lừng, hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông rất dẹp.

Kết bài

  • Tác giả phô phán bộ mặt tham lam, ghê tởm của bọn quan lại thời Lê – Trịnh, vạch trần sự thối tha trong phủ chúa.
  • Chuyện củ trong phủ chúa Trịnh có giá trị lịch sử sâu sắc. Chỉ một bài viết ngắn nhưng toàn bộ cảnh ăn chơi, xa hoa của bọn vua chúa, hành động ăn cướp của bọn tay chân được lột tả thật dầy đủ, sinh động.
  • Qua bài viết, chúng ta phần nào hiểu được cuộc sông của bọn vua chúa thời Lê – Trịnh cuối thế kỉ XVIII, hiểu được nỗi thông khổ của người dân trong xã hội phong kiến.

Gợi ý làm bài

  • Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề.
  • Đọc lại đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
  • Nêu lên và phân tích được cuộc sống xa hoa của vua chúa.
  • Nêu lên và phân tích được sự nhũng nhiễu của bọn quan lại.
  • Nêu lên suy nghĩ của em về bọn quan lại và về những người dân trong xã hội phong kiến.

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận