Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài thực hành đo hệ số ma sát

Hocbai.edu.vn giới thiệu cùng độc giả phần thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý 10, bài 16: Bài thực hành đo hệ số ma sát. Đây là bài thiết kế giáo án theo chương trình SGK Vật lí lớp 10 mới hiện nay. Hy vọng, quý bạn đọc có thể tìm kiếm được những thông tin mình cần với nội dung được chúng tôi cung cấp nhé!

I-MỤC TIÊU

1-Về kiến thức

Bài 16 - 1
Bài 16 - 2

-Chứng minh được các công thức :  từ đó nêu được phương án thực nghiệm đo hệ số ma sát trượt  theo phương pháp động lực học (gián tiếp thông qua đo gia tốc a và góc nghiêng an-pha).

-Lắp ráp được thí nghiệm theo phương án đã chọn.

-Biết cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.

-Biết cách tính toán và viết được đúng kết quả phép đo.

I-CHUẨN BỊ

Cho mỗi nhóm HS

-Mặt phẳng nghiêng (MPN) có gắn thước đo góc và quả rọi.

-Nam châm điện gắn ở đầu MPN, có hộp công tắc đóng ngắt để giữ và thả vật.

-Giá đỡ MPN có thể thay đổi được độ cao.

-Trụ kim loại có đường kính 3 cm, cao 3 cm.

-Đồng hồ đo thời gian hiện số.

-Cổng quang điện E.

-Thước thẳng có độ chia nhỏ nhất đến mm.

-Miếng ke để xác định vị trí của vật.

Học sinh

-Ôn lại kiến thức về lực ma sát (đặc biệt là về lực ma sát trượt), phương trình động học của một vật trên MPN.

-Đọc trước cơ sở lí thuyết của bài thực hành, cách lắp ráp thí nghiệm và trình tự thực hành.

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinhTrợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1. (12 phút)Nhắc lại kiến thức và nhận thức vấn đề bài học.Cá nhân trả lời các câu hỏi của GV-Có ba loại lực ma sát: lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ.Công thức tính lực ma sát trượt: Trong đó  là hệ số ma sát trượt, hệ số này phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.-Phương trình động học: GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS :-Có mấy loại lực ma sát ? Công thức tính lực ma sát ? Hệ số ma sát trượt ?-Viết phương trình động lực học của vật chuyển động trên MPN, với góc nghiêng a so với mặt nằm ngang ?-Phương án thực hiện để đo hệ số ma sát trượt trên MPN ?GV có thể hướng dẫn HS : chiếu phương trình động học đã viết được lên hệ trục toạ độ gắn với MPN ta có :GV nhận xét câu trả lời của HS.
Hoạt động 2. (15 phút)Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.Cá nhân trả lời câu hỏi của GV.HS tiếp thu, ghi nhở.Cá nhân đọc SGK, mục IV.Làm việc theo nhóm để lắp ráp bộ thí nghiệm theo hướng dẫn.GV yêu cầu HS nhắc lại cách sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số.Hướng dẫn HS cách điều chỉnh mặt phẳng nghiêng sao cho dây dpi song song với mặt thước đo góc, cách đọc giá trị góc nghiêng (góc nghiêng là góc có giá trị bằng hiệu số giữa góc 90° với góc hợp bởi phương của dây dpi và phương song song với MPN).Yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu cách lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm.
Hoạt động 3. (50phút)Tiến hành thí nghiệmHS làm việc theo nhóm theo các bước :-Xác định góc nghiêng giới hạn α0 để vật bắt đầu trượt trên MPN.Đo hệ số ma sát trượt (bằng cách đo quãng đường vật trượt và thời gian vật trượt trên quãng đường đó rồi tính toán).Đối với phần này, yêu cầu GV làm trước thí nghiệm để có thể xác định được khoảng giá trị có thể có đối với các kết quả thí nghiệm, việc làm này sẽ giúp GV nhìn vào kết quả đo mà biết được các nhóm đã thao tác đúng hay sai trong quá trình thí nghiệm.Lưu ý cho HS : trong quá trình đo cần kiểm tra tính đúng đắn của kết quả đo, nếu có một kết quả đo sai lệch quá lớn so với các kết quả khác hoặc quá vô lí so với thực tế thì tức là đã có thao tác sai, cần tiến hành thí nghiệm lại.Trong quá trình HS làm thí nghiệm, GV có thể đi đến từng nhóm để kiểm tra các thao tác thí nghiệm của từng HS đồng thời quản lí được lớp, đảm bảo cho tất cả mọi HS đều tham gia làm thí nghiệm.
Hoạt động 4. (13 phút)Tổng kết bài họcHS thu dọn dụng cụ thí nghiệm và nhận nhiệm vụ học tập.GV kiểm tra và ghi nhận kết quả thực hành. Đánh giá giờ học.Bài tập về nhà : Hoàn thành nội dung bài báo cáo thực hành.Đọc bài tổng kết chương II và ôn tập kiểm tra 1 tiết.

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận