Ngữ văn 6 – Học vẹt https://hocvet.com giáo dục cho mọi lứa tuổi Mon, 08 Nov 2021 03:44:21 +0000 vi-VN hourly 1 163425933 Kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử https://hocvet.com/ke-lai-mot-chuyen-tham-quan-di-tich-lich-su/ https://hocvet.com/ke-lai-mot-chuyen-tham-quan-di-tich-lich-su/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:43:52 +0000 https://hocvet.com/?p=1160 Kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử – bài văn hay lớp 6: Giờ sử tuần trước, cô chủ nhiệm giảng về cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta. Chủ nhật này, cô tổ chức cho cả lớp đi thăm Bảo tàng Lịch sử dể hiểu kĩ bài hơn. Từ mờ sáng, khi sương mai còn đẫm trên lá cây, đã có mấy bạn tập trung ở cổng trường. Đồng hồ chỉ bảy giờ, cô diểm danh, ai cũng dõi mắt chờ xe đến đón. Buổi tham quan hôm nay có thầy Hiệu phó, Ban chỉ

Bài viết Kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử – bài văn hay lớp 6: Giờ sử tuần trước, cô chủ nhiệm giảng về cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta. Chủ nhật này, cô tổ chức cho cả lớp đi thăm Bảo tàng Lịch sử dể hiểu kĩ bài hơn.

Từ mờ sáng, khi sương mai còn đẫm trên lá cây, đã có mấy bạn tập trung ở cổng trường. Đồng hồ chỉ bảy giờ, cô diểm danh, ai cũng dõi mắt chờ xe đến đón. Buổi tham quan hôm nay có thầy Hiệu phó, Ban chỉ huy liên đội cùng toàn thể học sinh lớp 5A chúng em.

Đang đứng đợi, mọi người giật mình trước tiếng reo hò vui mừng của các bạn nam: “Xe đến rồi!”. Cô giáo sắp chỗ cho cả lớp theo từng tổ, cô còn dặn đóng cửa xe trước khi khởi hành. Đó là một chiếc xe buýt, dài và rộng, có nhiều ô cửa nhỏ mở thoáng gió. Thầy dặn các bạn không nên thò đầu ra, vì rất nguy hiểm. Hôm nay đẹp quá, trời trong xanh hoà với gió nhẹ. Xe lao nhanh, để lại những hàng cây lùi dần sau lưng.

Trên xe, Ban chỉ huy liên đội điều khiển sinh hoạt, cả lớp vỗ tay reo hò thật lớn, người đi đường ai cũng nhìn theo. Hôm nay cả lớp đều mặc đẹp, ai cũng thắt khăn quàng đỏ. Các bạn nữ diện đầm đủ màu, kẹp nơ vàng, nơ đỏ như những con bướm. Các bạn nam mặc áo sọc xanh, áo sơ mi hay áo pull, chân di giày ba ta. Vì ở trưa, nên cô dặn các bạn đem thức ăn riêng cho mình. Chẳng mấy chốc, xe dừng lại khu triển lãm, nằm trên đường X… quận… Ngay lối vào, có một bản lớn màu đỏ trang trọng: “Bảo tàng Lịch sử”. Các bạn xếp bốn hàng dọc, lần lượt theo thầy cô vào tham quan.

Bước vào trong, cả một khoảng sân rộng được trồng bông và cây kiểng. Vài người khách nước ngoài cũng đi tham quan, đang nói chuyện và chỉ tay về phía vườn hoa. Đi một quãng, bãi dài giữ xe đủ loại. Xe hơi có, xe gắn máy có, xe đạp có… xếp san sát nhau. Hôm nay ngày chủ nhật nên nhiều người đi tham quan, có cả những em bé học lớp một cũng đi theo ba mẹ.

Đi sâu vào trong là khu triển lãm đông nghẹt người. Khu này chia thành nhiều phòng nhỏ, mỗi phòng đều được quét vôi sáng treo bao nhiêu tượng và ảnh xung quanh. Chính giữa phòng ở vị trí trang trọng đặt chiếc trống đồng, về trống dồng chúng em đã nghe cô giới thiệu từ lâu, bây giờ mấy trực tiếp thấy tận mắt. Trống to, đặt trong tủ kính, nổi rõ những đường hoa văn, ai cũng trầm trồ thích thú. Bên cạnh trống là những chiêng, trống con, chày, cối giã gạo thuở xưa.

Sang phòng kế tiếp, vô số bức tranh, ảnh dược treo gọn ghẽ trên tường. Đây là hình sông Bạch Đằng nơi Ngô Quyền đánh quân Nam Hán. Những cặp gỗ cắm đầy trên mặt nước. Kia là ảnh con sông Như Nguyệt nơi mà Lý Thường Kiệt sang sảng ngâm bài thơ Thần. Hấp dẫn hơn là tượng Hưng Đạo Vương oai phong đang chỉ giáo cầm quân ra trận. Rồi Lý Thái Tổ, Nguyễn Trãi… trang nghiêm cạnh bên những cây giáo, cây mác đã từng cùng các ông ra trận làm nên chiến công.

Đi đến đâu, cô đều giảng cặn kẻ cho chúng em nghe, ơ cuối phòng sừng sững bức tượng Phật Bà nghìn tay nghìn mắt, chung quanh tượng, nhang đèn sáng trưng. Tượng ở đây to lớn hơn hình vẽ trong sách giáo khoa mà bọn em đã thấy. Khách nước ngoài dừng lại xem tượng rất dông, họ chắp tay vái lạy và chụp hình lia lịa. Cô giáo dẫn chúng em sang phòng kế. Phòng này trưng bày những hiện vật thời Mĩ ngụy. Ngay góc phòng là sa bàn một trận ném bom dữ dội, máy bay ngập trời, bom đạn đầy đất. Rồi những em bé chen chân nhau chạy giặc, khóc gào thảm thiết. Hình ảnh bọn lính bắt dân ta, đánh đập dã man. Xa xa, các nhà tù của giặc mọc lên với vô vàn gông cùm, xiềng xích. Chúng tra tấn đến chết những chiến sĩ cách mạng dũng cảm.

Nạn nhân chiến tranh thật là tội nghiệp, có hình chụp người bị mất một cánh tay, tay kia máu chảy ròng ròng. Có cụ già chạy không kịp, lê đôi chân dập nát, nước mắt chảy đầm đìa. Vài bạn nữ lớp em đứng xem những hình ảnh ấy đều rơm rớm nước mắt. Cô dẫn chúng em di khắp phòng, đâu đâu cũng hiện lên tội ác của giặc Mỹ.

Trưa đến, cả lớp đều mỏi chân. Mọi người tập trung ngay vùng đất rộng sau Viện Bảo tàng để nghỉ ngơi và dùng bữa. Vừa ăn trưa, các bạn vừa bàn tán theo từng nhóm nhỏ, kể cho nhau nghe những gì mình đã thấy và đã nghe. Nghỉ một lát, xe đến đón chúng em ra về.

Ngồi trên xe, ai nấy đều thích thú nhớ lại chuyến thăm quan hôm nay. Nếu sáng nay em lười không đi thì thật đáng tiếc. Vừa được xem lại được nghe cô giảng về di tích lịch sử của đất nước. Em nghĩ rằng, về đến nhà em sẽ kể cho cả nhà cùng nghe.

Bài viết Kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/ke-lai-mot-chuyen-tham-quan-di-tich-lich-su/feed 0 1160
Ví dụ về ẩn dụ chuyển đổi cảm giác https://hocvet.com/tag/vi-du-ve-an-du-chuyen-doi-cam-giac/ https://hocvet.com/tag/vi-du-ve-an-du-chuyen-doi-cam-giac/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:09:56 +0000 https://hocvet.com/?p=1109 Soạn bài Ẩn Dụ – ngữ văn lớp 6 Soạn bài Ẩn Dụ – ngữ văn lớp 6 KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1./ Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi cảm cho lời văn. Ví dụ: Người cha mái tóc bạc / Đốt lửa cho anh nằm. (Minh Huệ) Minh Huệ đã dùng hình ảnh ẩn dụ Người cha để chỉ Bác Hồ. Cách nói ở đây cũng dùng phép so sánh, nhưng là so sánh ngầm (không có từ

Bài viết Ví dụ về ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Soạn bài Ẩn Dụ – ngữ văn lớp 6

Soạn bài Ẩn Dụ – ngữ văn lớp 6

KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1./ Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi cảm cho lời văn.

Ví dụ: Người cha mái tóc bạc / Đốt lửa cho anh nằm. (Minh Huệ)

Minh Huệ đã dùng hình ảnh ẩn dụ Người cha để chỉ Bác Hồ. Cách nói ở đây cũng dùng phép so sánh, nhưng là so sánh ngầm (không có từ so sánh, vật dùng đế so sánh). Cách nói như vậy sẽ tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

2./ Có hai kiểu ẩn dụ thường gặp là ẩn dụ hình tượng và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Ví dụ:

  • Ẩn dụ hình tượng:

Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (Ca dao)

+ Ân dụ thuyền: Chỉ người con trai đi xa.

+ Ẩn dụ bến: Chỉ người con gái ở nhà chờ đợi.

  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

“Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng” (Nguyễn Tuân).

Nắng giòn tan là một ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mà Nguyễn Tuân dùng nhằm tăng giá trị biểu cảm cho lời văn.

RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1: Dễ dàng thấy cách 3 là cách diễn đạt hay nhất và có tác dụng gợi cảm nhấy vì nhà thơ đã dùng phép ẩn dụ: người cha mái tóc bạc…

Bài tập 2: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Tục ngữ)

Ẩn dụ hình tượng                                 Nét tương đồng

  • Kẻ trồng cây ►        Chỉ người đã tạo ra thành quả đó
  • Ăn quả          ►        Chỉ việc hưởng thụ thành quả

Dựa vào câu a, các em làm câu b theo cách trên.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ân dụ hình tượng: Mặt trời

Nét tương đồng: Chỉ Bác Hồ (rực rỡ, tỏa sáng như mặt trời

Bài tập 3: Dựa vào câu c, các em làm câu d như trên.

  • Tìm ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
  1. … mùi hôi chín chảy qua mặt (Tô Hoài).
  2. Ánh nắng chảy đầy vai (Hoàng Trung Thông).
  3. Tiếng rơi rất mỏng… (Trần Đăng Khoa).
  4. Dựa vào cách tìm ở câu trên, các em tự làm câu này.
  • Các em tự phân tích tác dụng của những ẩn dụ này trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.

Bài viết Ví dụ về ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/tag/vi-du-ve-an-du-chuyen-doi-cam-giac/feed 0 1109
Cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong Bài học đường đời đầu tiên https://hocvet.com/cam-nghi-cua-em-ve-nhan-vat-de-men-trong-bai-hoc-duong-doi-dau-tien/ https://hocvet.com/cam-nghi-cua-em-ve-nhan-vat-de-men-trong-bai-hoc-duong-doi-dau-tien/#respond Sun, 07 Nov 2021 15:04:31 +0000 https://hocvet.com/?p=1013 Cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký của Tô Hoài – Tác giả Tô Hoài đã đưa ra cho tuổi thơ một tác phẩm thật hấp dẫn. Nhân vật trung tâm của truyện là Dế Mèn. Quang cảnh diễn ra cùng với những hoạt động của Dế Mèn thật sinh động, tạo nên nhiều cảm xúc, suy nghĩ cho em ở ngay đầu cuốn truyện. Đó là tháng ngày Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng. Thông minh, điều độ nên

Bài viết Cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong Bài học đường đời đầu tiên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký của Tô Hoài – Tác giả Tô Hoài đã đưa ra cho tuổi thơ một tác phẩm thật hấp dẫn. Nhân vật trung tâm của truyện là Dế Mèn. Quang cảnh diễn ra cùng với những hoạt động của Dế Mèn thật sinh động, tạo nên nhiều cảm xúc, suy nghĩ cho em ở ngay đầu cuốn truyện. Đó là tháng ngày Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng. Thông minh, điều độ nên chóng lớn. Dế Mèn đã trở thành một thanh niên cường tráng, hung hăng, hống hách, nghịch ngợm, khoác lác. Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc và đổ tội cho Dế Choắt vốn là người gầy gò yếu đuối đã tôn Dế Mèn làm anh. Chị Cốc nổi giận trung trị Dế Choắt. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ kẻo rước họa vào thân. Nhờ vậy mà Dế Mèn thức tỉnh để trở thành người tốt sau này. Câu chuyện làm cho em cảm phục. Dế Mèn là chú dế thông minh, biết sống tự lực. Đức tính ấy thật đáng quí. Không an phận với những gì còn chưa chắc chắn. Dế Mèn đã biết lo xa, đào hang sâu, chia làm hai ngả phòng khi gặp nguy hiểm. Em cảm phục cách sống của Dế Mèn bao nhiêu thì em lại ghét chú ấy bấy nhiêu. Với những cử chỉ làm dáng, quát mắng mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó và cách xưng hô với Dế Choắt cứ như là người lớn, khiến em buồn cười. Em giận Dế Mèn lắm, vì Dế Mèn đã ức hiếp Dế Choắt. Người khỏe mạnh mà ăn hiếp kẻ yếu cịuốĩ và bệnh hoạn là kẻ hèn, càng hèn hạ hơn nữa khi người yếu biết thủ phận. Ay thế mà Dế Mèn đã hại Dê Choắt. Vì Dế Mèn mà Dế Choắt phải chết. Dế Mèn thật đáng ghét. Tuy nhiên. Sự phục thiện của Dế Mèn đã làm em đổi từ ghét sang thương chứ. Bằng việc chôn cất Dế Choắt, đứng lặng giờ lâu, nghĩ về hài học đường đời đầu tiên, Dế Mèn đã chứng tỏ cho em thấy chú đã biết ăn năn, hối lôi. Với truyện Dế Mèn phiêu lưu ký, trong chương I của truyện, nhân vật Dế Mèn là mẫu người mới lớn biểu hiện ở những lời nói, cử chỉ đáng giận, đáng thương. Gấp lại sách, dư âm và sự hấp dẫn của truyện còn đó. Một cốt truyện hay của một tài năng viết văn. Tô Hoài đã làm cho chúng em nghĩ đúng và cảm nhận đúng về tác phẩm. Đọc hết tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, càng về sau em càng thấy thương yêu chú dế tinh nghịch ấy. BÀI LÀM 2 Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài, ơ đấy, nhà văn đã xây dựng một thế giới loài vật thật phong phú, sinh dộng, giàu ý nghĩa xã hội. Riêng em, tác phẩm dã để lại dấu ấn thật sâu đậm bởi hình tượng nhân vật chính: chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. An tượng đầu tiên mà Dế Mèn đã để lại trong em là hình ảnh một chàng dế thanh niên cường tráng. Với “đôi càng mẫm hóng, đôi cánh dài phủ kín xuống tận chấm đuôi, thân hình rung rinh một màu nâu hóng mỡ ưa nhìn, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Dế Mèn đã thật sự là niềm kiêu hãnh của xã hội loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài, vẻ đẹp bên ngoài dẫu không vĩnh cửu song rất dễ chinh phục, hấp dẫn người khác ở lần gặp đầu tiên. Dế Mèn đã làm em mến mộ ngay từ những trang đầu tiên của tác phẩm như vậy đó. Nét đẹp tâm hồn càng làm em yêu quý ở Mèn là tính thích sống tự lập. vẫn biết đó là “tục lệ lâu đời” của họ nhà dế nhưng nếu không ý thức một cách sâu sắc, không ham muốn chân tình thì đã không có một Dế Mèn hăm hở, háo hức, “hì hục đào đất” để tạo dựng, xây cất cho mình một ngôi nhà xinh xắn đến vậy. Hình ảnh Dế Mèn sau một ngày làm việc vất vả lại họp cùng anh chị em hàng xóm ca hát say sưa thật là đẹp và đáng yêu làm sao. Tình yêu cuộc sông và tính tự lập của Mèn từ bé thật đáng để tuổi thơ chúng em học tập, nuôi dưỡng tâm hồn. Đọc Dế Mèn phiêu lưu kí, có bạn nhỏ đã cảm thấy ghét thói hung hăn hống hách, kiêu căng của Mèn. Nhưng riêng em, thì không có ý nghĩ ấy. Không biết vì Mèn có quá nhiều cái tốt, cái đẹp mà em có thể bỏ qua thói xấu ấy ở Mèn. Có thể vì do em cho là tính xốc nổi, bồng bột của tuổi thơ thì ít nhiều ai mà không có, nên em thông cảm cho Mèn. Hậu quả của trò chơi trêu chọc chị Cốc để thỏa cái thói hống hách ấy ở Mèn gây ra cái chết thương tâm của Dế Choắt cũng đã khiến Mèn âm thầm hối hận lắm, Khi vào cuộc chơi, Mèn khoái chí, hả hê bao nhiêu thì giờ đây, trước thân thể gầy yếu đang nằm thoi thóp của Dế Choắt, Mèn lại thấy tội nghiệp cho Choắt bây nhiêu. Nghe lại lời than của Mèn: “Nào tôi đâu biết cơ sự ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại tôi cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ”, em thật sự hiểu và yêu Mèn hơn. Bởi, sớm biết ăn năn, hối lỗi đâu phải ai ai cũng có. Bồng bột, xốc nổi là hiện tượng chứ không phải là bản chất của Mèn. ơ Mèn, cái tình sâu nặng, trọn vẹn mới thật là đáng quý, đáng trân trọng. Sau bài học đầu đời thấm thìa, chán cảnh sống quẩn quanh, tầm thường bên bờ ruộng. Dế Mèn cất bước ra đi phiêu lưu để mở rộng tầm mắt, để tìm ý nghĩa cuộc đời. Trên đường phiêu lưu, Dế Mèn đã thấy nhiều cảnh lạ, gặp nhiều chuyện rủi, chuyện may. Dế Mèn kết làm anh em với Dề Trũi, cùng Dế Trũi đi đậy đó, trôi dạt nhiều nơi. Chính trong cuộc phiêu lưu ấy, cái tình thủy chung, son sắt của Dế Mèn đối với bạn càng làm em ;cúc động vô cùng. Hình ảnh Mèn cõng Trũi vượt khỏi sự đe dọa của vương quốc Êch Cốm; sự xuất hiện của Mèn trên võ đài kịp thời để cứu nguy cho Trũi, chuẩn bị giao đấu với võ sĩ Bọ Ngựa để tranh chức thủ lĩnh tổng Châu Chấn., chính là vẻ đẹp hình thể, về tài năng diệu kì, về những đường võ đẹp mắt và thật sự trân trọng, kính phục nhân cách cao cả của Mèn: sống trọn tình, trọn nghĩa. Một điểm nữa ở Mèn càng làm cho em khâm phục, đấy là Mèn sống dũng cảm, trung thực, giàu nghị lực và say mê lí tưởng cháy bỏng. Trước những điều ngang trái, bất công ở đời, Mèn bất bình và sẵn sàng ra tay dẹp bằng chính tài năng của mình. Trong cuộc phiêu lưu ấy, Mèn đã từng bị bắt giam trong hầm kín của lão Chim Trả, trải qua nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng Mèn đã không nản lòng, không lùi bước. Nghị lực sống mãnh liệt đó thật đáng để chúng ta kính nể. Lí tưởng cao đẹp mà Mèn xây đắp: muôn loài cùng nhau kết anh em càng làm cho em trân trọng, yêu quý Mèn hơn. Thì ra, trong trái tim bé nhỏ ấy vẫn luôn dạt dào nhịp đập của cuộc sống, cho con người. Cuộc hành trình của Mèn về đất Kiến, kêu gọi sự giúp đỡ của Kiến để thực hiện lí tưởng cao đẹp đâu chỉ cho ta thấy Mèn thông minh như thế nào mà còn là một biểu hiển đẹp của tình yêu lí tưởng và khát vọng hòa bình thật đáng trân trọng. Lẽ sống của Mèn thật đáng để mọi người, nhất là tuổi trẻ noi theo. Gấp lại trang sách nhỏ của nhà văn lớn Tô Hoài, trong em lại hiện lên rất rõ hình ảnh của chú Dế Mèn thật đẹp, thật đáng quý, đáng yêu. Và em nghĩ rằng, tất cả những ai yêu văn học, yêu những khát vọng cao cả đều có cùng suy nghĩ và tình cám như em vậy về nhân vật chính của Dế Mèn phiêu lưu kí. LẬP DÀN Ý LÀM BÀI
  • MỞ BÀI:
  • Tác giả Tô Hoài đã đưa đến cho chúng em một tác phẩm hấp dẫn: Dế Men phiêu lưu kí.
  • Ớ chương I của tác phẩm, gợi cho em nhiều cảm xúc và suy nghĩ.
  • THÂN BÀI:
  • Tóm tắt nội dung của chương I:
Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng… nhờ vậy mà Dế Mèn thức tỉnh để trở thành người tốt sau này.
  • Phát biểu cảm nghĩ:
+ Cảm phục Dế Mèn là chú dế thông minh, biết sống tự lập. + Ghét cái tính cà khịa, hung ác táo tợn của Dế Mèn. + Thương Dế Mèn vì chú ta biết phục thiện.
  • Dế Mèn, trong chương I của truyện, đúng là mẫu người mới lớn.
  • KẾT LUẬN:
Cảm nghĩ của em khi dọc Dế Mèn phiêu lưu kí.

Bài viết Cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong Bài học đường đời đầu tiên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/cam-nghi-cua-em-ve-nhan-vat-de-men-trong-bai-hoc-duong-doi-dau-tien/feed 0 1013
Soạn bài Cô Tô – ngữ văn lớp 6 https://hocvet.com/tag/bai-co-to-ngu-van-6/ https://hocvet.com/tag/bai-co-to-ngu-van-6/#respond Sun, 12 Sep 2021 15:09:48 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=919 Soạn bài Cô Tô – ngữ văn lớp 6 KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG Qua nghệ thuật diễn tả, người đọc cảm thấy vui thích như được thưởng thức một áng thơ hay, ngọt ngào hương sắc bằng một loạt ẩn dụ về so sánh sắc biển, bầu trời. Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bằng tài hoa của mình, Nguyễn Tuân làm

Bài viết Soạn bài Cô Tô – ngữ văn lớp 6 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Soạn bài Cô Tô – ngữ văn lớp 6

KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

Qua nghệ thuật diễn tả, người đọc cảm thấy vui thích như được thưởng thức một áng thơ hay, ngọt ngào hương sắc bằng một loạt ẩn dụ về so sánh sắc biển, bầu trời.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bằng tài hoa của mình, Nguyễn Tuân làm cho người đọc nhận thấy bao nhiêu vẻ đẹp của đảo Cô Tô.

Tác giả đã vận dụng ngôn ngữ miêu tả rất phong phú, độc đáo và đầy ấn tượng để làm nổi bật phong cách con người ở đảo Cô Tô, trong đó cảnh mặt trời mọc và sinh hoạt .của con người là những nét cảm nhận tinh tế nhất.

Ghi nhớ: Bài viết thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên tinh tế của Nguyễn Tuân. Nhà văn không những có vốn từ ngữ phong phú mà còn có niềm say mê, gắn bó với thiên nhiên, đất nước.

Để miêu tả vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả đã dùng hàng loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng như tươi sáng, trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mướt, lam biếc… Các hình ảnh miêu tả được chọn lọc để làm nổi rõ cảnh sắc một vùng biển và đảo như bầu trời, nước biển, cây trẽn núi đảo, bãi cát…

RÈN KĨ NĂNG ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN (trả lời câu hỏi SGK)

1./ Bài văn chia ra 3 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến theo mùa sóng ở đây: Bức tranh toàn cảnh đảo Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng.
  • Đoạn 2: Từ Mặt trời lại rọi lên đến là là nhịp cánh: Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô. Đây là bức tranh thiên nhiên có vẻ đẹp tráng lệ, rực rỡ và rộng lớn.
  • Đoạn 3: Từ Khi mặt trời đã lẽn đến hết: Bức tranh sinh hoạt và lao động của những người dân chài trên đảo vào buổi sáng sớm quanh cái giếng ở rìa đảo.

2./ Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được miêu tả như thê nào? Nhận xét?

Để miêu tả vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua, tác giả đã đùng các tính từ chỉ ánh sáng và màu sắc: Trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mướt, lam biếc, vàng giòn…

Những hình ảnh miêu tả được chọn lọc để làm nổi rõ cảnh sắc một vùng biển cả và đảo: Bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát (Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa).

3./ Tìm; những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ và tráng lệ.

Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ và tráng lệ. Bức tranh này được đặt trong khung cảnh rộng lớn, trong trẻo, sáng sủa: Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh để tả cảnh đẹp của mặt trời mọc trên biển, vẻ đẹp của thiên nhiên rất gợi tả, gợi cảm:

  • Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
  • Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biền ủng hồng.

4./ Cảnh sinh hoạt và lao dộng của người dân trên đảo được miêu tả như thế nào?

Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo trong một buổi sáng sớm được tác giả miêu tả tập trung vào địa điểm là quanh cái giếng nước ngọt ở rìa đảo.

+ Những chi tiết thể hiện cảnh sinh hoạt tấp nập, khẩn trương: Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Trân sớm nay có không biết bao nhiêu là người gánh và múc… Từ đoàn thuyền sấp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về…

+ Vẻ thanh bình của cuộc sông còn được thể hiện qua hình ảnh: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng, yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền móm cá cho lũ con lành.

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em quan sát được:

Nhà em nằm ngay đầu làng sát bờ biển. Sáng nào dậy tập thể dục em cũng nhìn ra phía biển để xem mặt trời mọc.

Mặt trời lúc đầu như quả cầu lửa nhô lên từ mặt biển, nhưng’chỉ một lát sau trở thành một vầng sáng đầy màu sắc. Và rồi như thu bớt hình hài lại, mặt trời tròn trĩnh như quả bóng chúng em thường chơi với nhau, tỏa ra một thứ ánh nắng vàng dịu.

Mặt nước biển được làn gió thổi nhẹ tạo nên những lớp sóng lân tăn nhuộm màu…

Trời không gợn một áng mây, có lẽ hôm nay trời sẽ hâm nóng bãi cát trắng phẳng lì trước nhà và tráng bạc cho vùng biển quê em.

Bài viết Soạn bài Cô Tô – ngữ văn lớp 6 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/tag/bai-co-to-ngu-van-6/feed 0 919
Cảm nhận về 2 khổ thơ cuối bài Lượm https://hocvet.com/tag/cam-nhan-ve-2-kho-tho-cuoi-bai-luom/ https://hocvet.com/tag/cam-nhan-ve-2-kho-tho-cuoi-bai-luom/#respond Sun, 12 Sep 2021 09:52:27 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=832 Lượm là bài thơ về em bé giao liên đã dũng cảm hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Em ra đi mãi mãi trên đường đang làm nhiệm vụ. Bài thơ viết theo dòng thời gian từ khi tác giả gặp Lượm cho đến khi em mất. Dưới đây là cảm nhận về 2 khổ thơ cuối bài Lượm, cũng là 2 khổ thơ giàu cảm xúc nhất. Mở đầu bài thơ, Tố Hữu đã phác họa hình ảnh chú bé Lượm tinh nghịch, hồn nhiên. “Con chim chích” không chỉ nói về vóc dáng nhỏ bé mà còn

Bài viết Cảm nhận về 2 khổ thơ cuối bài Lượm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Lượm là bài thơ về em bé giao liên đã dũng cảm hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Em ra đi mãi mãi trên đường đang làm nhiệm vụ. Bài thơ viết theo dòng thời gian từ khi tác giả gặp Lượm cho đến khi em mất. Dưới đây là cảm nhận về 2 khổ thơ cuối bài Lượm, cũng là 2 khổ thơ giàu cảm xúc nhất.

Mở đầu bài thơ, Tố Hữu đã phác họa hình ảnh chú bé Lượm tinh nghịch, hồn nhiên. “Con chim chích” không chỉ nói về vóc dáng nhỏ bé mà còn thể hiện sự nhanh nhẹn, tươi vui. Cậu bé lém lỉnh gọi người chú của mình là “đồng chí” và mang trong mình lý tưởng cao đẹp. Nhưng rồi, cũng trong một lần làm nhiệm vụ đưa thư “thượng khẩn”, em đã ra đi mãi mãi.

Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng…

Lượm và tác giả không chỉ là quan hệ chú – cháu đơn thuần mà còn là tình đồng chí. Là tình cảm thiêng liêng giữa những con người có cùng lý tưởng cách mạng. Không phân chia tuổi tác, xuất thân, khi đã là đồng chí thì đều “chung câu quân hành”. Trước sự ra đi của Lượm, tác giả đã gọi em bằng xưng hô trang trọng là “chú đồng chí nhỏ”. Sự hy sinh của em vừa thiêng liêng, vừa xúc động và khiến cho tác giả phải cảm phục. Một em bé thiếu nhi anh hùng mang trong tim tình yêu nước đã anh dũng ngã xuống. Lượm xứng đáng được gọi với danh xưng ấy.

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…

Tham khảo thêm bài viết – Các biện pháp tu từ trong bài Tiếng gà trưa

Hai khổ thơ cuối bài sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp lại khổ thơ thứ hai và thứ ba. Phép điệp vừa như gợi nhớ lại hình ảnh “chú bé loắt choắt” sinh động trong quá khứ. Cũng vừa là sự khẳng định Lượm vẫn sống mãi cùng với quê hương đất nước. Sống mãi trong lòng tác giả như một người lính thực thụ trong cuộc kháng chiến khốc liệt của dân tộc. Chú bé liên lạc ấy thật hồn nhiên mà dũng cảm, kiên cường và đáng khâm phục. Lượm cũng là hình ảnh của rất nhiều chiến sĩ nhỏ đã anh dũng hy sinh bảo vệ đất nước. Lòng quả cảm ấy đã tiếp thêm sức mạnh và ý chí cho lòng yêu nước của chính tác giả. Bài thơ kết thúc nhưng hình ảnh chú bé đáng yêu ấy vẫn đọng lại mãi trong lòng người đọc.

Lượm là một em bé ngoan, một thiên thần dũng cảm mang trong trái tim lý tưởng cao đẹp. Cái chết của em cũng thật đẹp: ra đi trong vòng tay đất mẹ, trong vòng ôm lúa chín. Cảm nhận về 2 khổ thơ cuối bài Lượm cho thấy dù em ra đi nhưng em vẫn sống mãi. Lượm vẫn luôn là chú chim chích nhỏ nhắn vui tươi và hồn nhiên trên bầu trời văn thơ cách mạng.

Bài viết Cảm nhận về 2 khổ thơ cuối bài Lượm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/tag/cam-nhan-ve-2-kho-tho-cuoi-bai-luom/feed 0 832
Bài thơ Lượm chế https://hocvet.com/tag/bai-tho-luom-che/ https://hocvet.com/tag/bai-tho-luom-che/#respond Sun, 12 Sep 2021 06:40:26 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=787 Gần đây bài thơ Lượm chế rộ lên rất nhiều trên các trang mạng xã hội của học sinh. Một phần vì xả stress sau thi cử, một phần là vì nghỉ dịch rảnh rỗi. Do đó, nhiều bạn với sự tinh nghịch và sáng tạo đã chế nhiều bài thơ từ bài”Lượm”. Cùng tìm hiểu bài thơ thú vì này xem sao nhé! Bài thơ “Lượm” được tác giả Tố Hữu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc tên Lượm hồn nhiên nhưng nhiệt tình.

Bài viết Bài thơ Lượm chế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Gần đây bài thơ Lượm chế rộ lên rất nhiều trên các trang mạng xã hội của học sinh. Một phần vì xả stress sau thi cử, một phần là vì nghỉ dịch rảnh rỗi. Do đó, nhiều bạn với sự tinh nghịch và sáng tạo đã chế nhiều bài thơ từ bài”Lượm”. Cùng tìm hiểu bài thơ thú vì này xem sao nhé!

Bài thơ “Lượm” được tác giả Tố Hữu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc tên Lượm hồn nhiên nhưng nhiệt tình. Cho dù cậu đã hi sinh nhưng hình ảnh dũng cảm của em còn mãi với quê hương, đất nước.

Thế nhưng, các cô cậu học trò của chúng ta đã cho ra đời nhưng vẫn thơ đầy sự hóm hỉnh. Dưới đây là một trong những bài thơ Lượm chế có phần nối bật, được khá nhiều người truyền tay:

Cậu bé loắt choắt
Cái dáng xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Mũ thì đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim nhỏ
Nhảy trên đường làng
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Cậu học sinh nhỏ
Bỏ sách ba lô
Băng qua đường lộ
Bụi bay mịt mù
Vì sợ muộn học
Cắm cổ chạy nhanh
Bóng dáng của cậu
Nhấp nhô trên đường
Bỗng tiếng trống trường
Vang lên giòn dã
Báo hiệu giờ học
Cổng trường đã đóng
Thôi rồi Lượm ơi
Cậu học sinh nhỏ
Áo ướt mồ hôi
Tim đập thình thịch
Tay nắm chặt tay
Viết bản tường trình
Vì đi học trễ.”

Có lẽ khi mới đọc qua, nhiều khi chúng ta cũng quên đi bản gốc bài thơ của Tố Hữu. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì chúng ta cũng sẽ nhận ra bài “Lượm”. Từng câu chữ vẫn giữ được tính chất hồn nhiên của một cậu bé tinh ngịch. Nên bài thơ Lượm chế đã mang lại không ít tiếng cười cho người đọc.

Tham khảo thêm bài viết – Các văn bản nhật dụng 6,7,8,9

Tuy nhiên, khác với sự bi thương ẩn dấu trong bài Lượm của tác giả Tố Hữu. Trong này này, chúng ta có thể thấy rằng nó kể về câu chuyện một cậu học sinh bị trễ học. Và chính vì vậy nên cậu đã bị “phạt” bằng cách viết bản tưởng trình sự việc. Có lẽ, khi đi học nhiều bạn cũng bắt gặp hình ảnh của mình trong đây.

Do được sáng chế lại từ tác giả tay ngang, có lẽ là một cô cậu học trò nào đó. Vậy nên, bài thơ chế này cũng không mấy đúng vần đúng luật. Nếu có thời gian bạn có thể tìm thấy rất nhiều bài thơ chế khác từ bài thơ gốc. Tuy nhiên, có thể nói đây cũng là một nét sáng tạo và kỷ niệm đáng nhớ của tuổi học trò.

Vậy nên khi đọc bài thơ Lượm chế này các bạn cũng đừng quá hà khắc và soi xét nhé. Thay vào đó hãy cùng hòa mình vào sự hồn nhiên, vui tươi này. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy sự sáng tạo của lứa tuổi học trò là vô bờ bến đúng không nào?

Bài viết Bài thơ Lượm chế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/tag/bai-tho-luom-che/feed 0 787
Bình luận về tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký https://hocvet.com/tag/binh-luan-ve-tac-pham-de-men-phieu-luu-ky/ https://hocvet.com/tag/binh-luan-ve-tac-pham-de-men-phieu-luu-ky/#respond Sun, 12 Sep 2021 03:21:34 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=751 Dế Mèn phiêu lưu ký là tập truyện đã đồng hành cùng ký ức tuổi thơ của biết bao người. Dưới đây là vài dòng bình luận về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài. Dế Mèn phiêu lưu ký là tập truyện trẻ em khá dài, do đó được chia làm từng chương nhỏ. Nội dung chính xoay quanh hành trình phiêu lưu và trưởng thành kỳ thú của chú dế mèn ham chơi. Trên con đường thiên lý, nhân vật chính Dế Mèn đã đi đến nhiều vùng đất, gặp gỡ bạn bè.

Bài viết Bình luận về tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Dế Mèn phiêu lưu ký là tập truyện đã đồng hành cùng ký ức tuổi thơ của biết bao người. Dưới đây là vài dòng bình luận về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài.

Dế Mèn phiêu lưu ký là tập truyện trẻ em khá dài, do đó được chia làm từng chương nhỏ. Nội dung chính xoay quanh hành trình phiêu lưu và trưởng thành kỳ thú của chú dế mèn ham chơi. Trên con đường thiên lý, nhân vật chính Dế Mèn đã đi đến nhiều vùng đất, gặp gỡ bạn bè. Các nhân vật phụ như Dế Choắt, Dế Trũi đều mang những đặc trưng tính cách đáng yêu. Xã hội của con người cũng được khắc họa một cách tự nhiên, lôi cuốn qua ngòi bút tác giả.

Nhân vật chính trong tác phẩm là Dế Mèn, một anh chàng đẹp mã mới lớn. Tô Hoài đã miêu tả Dế Mèn với những nét khỏe mạnh và ấn tượng: “Đôi càng mẫm hóng, đôi cánh dài phủ kín xuống tận chấm đuôi, thân hình rung rinh một màu nâu hóng mỡ ưa nhìn, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Dế Mèn vừa có sức khỏe, vừa có vẻ đẹp hùng dũng, trẻ trung trong thế giới loài vật. Chú Dế Mèn đã có hành trình phiêu lưu với những người bạn thú vị. Đặc biệt, mỗi nhân vật phụ xuất hiện trong truyện đều mang một màu sắc khác nhau. Chúng là điển hình cho tính cách và lối sống của con người, phản ánh xã hội thực tại. Qua câu chuyện của Dế Mèn, các bạn nhỏ có thể hình dung về các vai thiện – ác. Cách diễn tả vừa gần gũi, vừa sinh động khiến cho độc giả rất dễ dàng hòa cùng mạch truyện.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn trải qua rất nhiều tình huống dở khóc dở cười. Trong đó có những tình tiết đơn giản mà cảm động như khi Dế Trũi “hy sinh” cho Dế Mèn. Cả hai đều đang rất đói, Dế Trũi thương bạn nên đã nói Dế Mèn hãy ăn cái càng của mình. Dế Mèn nhất quyết không chịu, thế là hai người bạn ôm nhau khóc. Chắc hẳn các độc giả nhí cũng sẽ rất “mau nước mắt” khi đọc đến đoạn này. Hoặc đoạn chú Cóc hóm hỉnh than vãn khi trời hạn hán: “Con cóc là cậu ông trời. Bấy lâu thằng cháu bận quá, bận đến nỗi quên cả cho cậu nó uống nước”.

Đọc thêm tác phẩm – Cảm nhận về 2 khổ thơ cuối bài Lượm

Dế Mèn là một trong những tác phẩm ý nghĩa nhất để giáo dục và giải trí cho trẻ em. Thông qua hình tượng Dế Mèn vui tính, nghĩa khí, các bé học được sự kiên cường và nghị lực. Tinh thần không ngại khó, ngại khổ, không khoanh tay trước bất công, tình bạn thắm thiết… Dù đôi khi cuộc sống đẩy Dế Mèn vào những hiểm cảnh bất ngờ, nhưng chú ta vẫn vượt qua. Đó chính là bài học đầu đời rất đáng quý dành cho những bạn đọc nhỏ tuổi.

Vài dòng bình luận về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký không đủ để nói hết cái hay của tác phẩm. Để cảm nhận được tinh thần phiêu lưu của Tô Hoài, hãy thử hòa mình cùng trang sách. Dù ở độ tuổi nào, bạn cũng sẽ thấy mình “sống” lại nhiệt huyết của những năm tháng tuổi trẻ.

Bài viết Bình luận về tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/tag/binh-luan-ve-tac-pham-de-men-phieu-luu-ky/feed 0 751
Tính cách của nhân vật Dế Mèn https://hocvet.com/tag/tinh-cach-cua-nhan-vat-de-men/ https://hocvet.com/tag/tinh-cach-cua-nhan-vat-de-men/#respond Sun, 12 Sep 2021 02:07:21 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=692 Tính cách của nhân vật Dế Mèn là điểm nổi bật trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký. Nhà văn Tô Hoài đã khắc họa tính cách này vô cùng sâu sắc và rõ nét. Đi kèm với những tình tiết trong câu chuyện, mang đến cho người xem bài học nhân văn.   Dế mèn – Nhân vật điển hình gần gũi với giới trẻ  Dế mèn là một nhân vật quen thuộc, mang tính hình tượng trong Dế Mèn phiêu lưu ký. Đại diện cho tính cách của một ‘’đứa trẻ chưa lớn’’ với sự ngây ngô, bồng

Bài viết Tính cách của nhân vật Dế Mèn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Tính cách của nhân vật Dế Mèn là điểm nổi bật trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký. Nhà văn Tô Hoài đã khắc họa tính cách này vô cùng sâu sắc và rõ nét. Đi kèm với những tình tiết trong câu chuyện, mang đến cho người xem bài học nhân văn.  

Dế mèn – Nhân vật điển hình gần gũi với giới trẻ 

Dế mèn là một nhân vật quen thuộc, mang tính hình tượng trong Dế Mèn phiêu lưu ký. Đại diện cho tính cách của một ‘’đứa trẻ chưa lớn’’ với sự ngây ngô, bồng bột của tuổi trẻ. Dế ta luôn tự tin, yêu đời và hãnh diện vào vẻ bề ngoài và sức mạnh của chính mình. Cảm thấy bản thân đẹp đẽ, khỏe khoắn và to lớn hơn người. Có thể nói là điển hình cho  ‘’ếch ngồi đáy giếng’’. 

Dế mèn luôn cậy mạnh tỏ vẻ, người ta không chấp thì lại nghĩ họ sợ mình. Vì thế lại càng không coi ai ra gì. Vô cùng kiêu căng, hống hách và tự cao. Luôn coi thường kẻ yếu.  

Đặc biệt, dế mèn ngạo mạn không bao giờ để lời khuyên của mọi người vào tai. Lúc nào cũng chủ trương tự làm theo ý mình. Không bao giờ nghĩ đến hậu quả. Lắm lúc làm phiền, gây họa cho người khác. Còn bản thân thì lại chẳng hề hấn gì. Bởi thế nên chàng ta lấy làm đắc ý lắm. Càng ngày càng bày ra những trò tinh ranh quấy rối mọi người. 

Đọc thêm bài viết –Bình luận về tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký

Bài học của Dế mèn bởi chính tính cách của mình

Cũng chính vì tính cách này của mình mà dế mèn đã học được một bài học nhớ đời. Đáng buồn thay là bài học này lại nhận được từ cái chết đau thương của kẻ khác – Đó là dế choắt. Chỉ vì dế mèn kiêu căng chọc ghẹo chị Cốc. Sau đó trốn lủi đi vào hang của mình. Chị Cốc tìm kiếm kẻ chọc ghẹo mình và bắt được dế choắt ở gần đó. Dế choắt yếu ớt quá không chịu được những cú mổ của chị Cốc, vì thế nên lìa đời. 

Chính vì chuyện này mà dế mèn vô cùng hối hận. Khi mà vì sự kiêu căng của mình làm hại đến tính mạng của người khác. Để người khác phải chịu lấy hậu quả đáng lẽ mình phải chịu. Giống như lời căn dặn của dế choắt trước khi chết:  “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”. Chính điều này đã thức tỉnh dế mèn, khiến chàng ta bớt xốc nổi. Sống khiêm tốn và có ích hơn cho đời. 

Rõ ràng có thể thấy tính cách của nhân vật dế mèn chính là khởi nguồn của mọi vấn đề. Tạo nên sự cố trong câu chuyện. Từ đó truyền cho người xem những thông điệp quý giá trong cuộc sống. Cảm ơn các bạn vì đã đón đọc bài viết.

Bài viết Tính cách của nhân vật Dế Mèn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/tag/tinh-cach-cua-nhan-vat-de-men/feed 0 692
Phân tích nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký https://hocvet.com/phan-tich-nhan-vat-de-men-trong-truyen-de-men-phieu-luu-ky/ https://hocvet.com/phan-tich-nhan-vat-de-men-trong-truyen-de-men-phieu-luu-ky/#respond Sat, 11 Sep 2021 16:11:02 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=645 Phân tích nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu kí là một tác phẩm xuất sắc, rất nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm viết về cuộc phiêu lưu kì thú, đầy sóng gió của chú Dế Mèn. Nhân vật rất đỗi quen thuộc đối với trẻ thơ này đã để lại ấn tượng, những tình cảm phong phú và sâu sắc trong lòng người đọc. Thân hài: Đọc Dế Mèn phiêu lưu kí người đọc có lúc không đồng tình, có thái

Bài viết Phân tích nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Phân tích nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu kí là một tác phẩm xuất sắc, rất nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm viết về cuộc phiêu lưu kì thú, đầy sóng gió của chú Dế Mèn. Nhân vật rất đỗi quen thuộc đối với trẻ thơ này đã để lại ấn tượng, những tình cảm phong phú và sâu sắc trong lòng người đọc.

Thân hài: Đọc Dế Mèn phiêu lưu kí người đọc có lúc không đồng tình, có thái độ phê phán thói kiêu ngạo của Dế Mèn. Cậy mình cường tráng, Mèn “dám cà khịa với tất cả mọi người bà con trong xóm”. Người ta nể Mèn, nhường nhịn Mèn, nhưng chú lại cứ tưởng họ sợ mình “không ai dám ho he”. Dế Mèn đã quát mắng mấy chị Cào Cào, thỉnh thoảng lại ngứa chân đá anh Gọng Vó. Dế Mèn có tính kiêu ngạo, không thèm nhìn ai, xốc nổi, lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba, tưởng mình là tay “ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Chú có biết đâu đó chỉ là thói hung hăng, hống hách hão, những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình mà thôi.

Với tính kiêu ngạo, hung hăng, hống hách, Dế Mèn đã trêu chị Cốc, đem đến cho Dế Choắt một tai họa khôn lường. Bất chấp lời khuyên can của Choắt, cho rằng mình không còn biết sợ ai hơn mình nữa, Mèn đã trêu chọc chị Cốc. Nhưng đến khi chị Cốc phản ứng lại thì Mèn lại hèn nhát chui sâu vào trong hang của mình, để mặc cho Choắt bị đòn oan. Hành động của Mèn thật đáng chê trách.

Sự nghịch ranh của Dế Mèn đã gây nên cái chết thê thảm của Dế Choắt. Khi Choắt bị chị Cốc mổ làm quẹo xương sống không sao dậy được nữa, Mèn rất hối hận. Dế Mèn hiểu rõ ràng cái chết của Dế Choắt chính là do “cái tội ngông cuồng dại dột” của mình gây ra. Mèn đem xác Choắt đi chôn với sự hối hận, đau đớn chân thành. Sự ăn năn, hối hận của Mèn đã gợi lên trong lòng người đọc một thái độ cảm thông, chia sẻ.

Hình ảnh Dế Mèn trong đoạn trích Tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa có sức hấp dẫn thực sự đối với người đọc, đặc biệt là đối với những bạn đọc nhỏ tuổi. Người đọc cảm thấy đầy hào hứng khi theo dõi cuộc tỉ thí giữa Dế Mèn với Bọ Ngựa. Chăm chỉ theo dõi từng hiệp đấu, người đọc khi thì hồi hộp, khi thì lo lắng, khi hả hê trước chiến thắng vẻ vang của Mèn. Ai cũng khâm phục võ nghệ cao cường và lòng dũng cảm của Mèn. Qua lần chạm trán với Bọ Ngựa trong cửa hàng và cuộc tranh hùng với Bọ ngựa, người ta thấy Dế Mèn dã trưởng thành, trở nên chững chạc, chín chắn hơn, và vì thế, người đọc cũng có thiện cảm hơn đối với Mèn.

Lí tưởng của Dế Mèn là “muôn loài cùng nhau kết làm anh em”, cùng nhau chung sống hòa bình. Đó là một mơ ước tốt đẹp. Dế Mèn đã không quản muôn vàn khó khăn gian khổ, đi tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện mơ ước dó. Dế Mèn đã cùng với Dế Chũi và Xiến Tóc lên đường đến vùng kiến để nhờ họ hàng nhà kiến truyền đi muôn nơi lời kêu gọi hòa bình. Do có sự hiểu lầm mà cả làng cả họ nhà kiến kéo nhau đến đánh đoàn du lịch của Dế Mèn. Dế Mèn đã chủ động gặp gỡ Kiến Chúa để thông cảm với nhau, cùng nhau nhận ra sự nhầm lẫn tai hại! Dế Mèn đã dõng dạc tuyên đọc kêu gọi hòa bình và đã được tất cả mọi loài vật reo hò, hưởng ứng. Muôn loài gần xa đều nhắn tin về hoan nghênh lời hịch hòa bình. Ước mơ và hành động đó của Dế Mèn có sức hấp dẫn và lôi cuốn tuổi trẻ giàu mơ ước và khát vọng.

Kết bài: Qua chương I, Chương VI và Chương IX của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, tính nết của Dế Mèn đã thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Thời gian đầu, Dế Mèn hiếu thắng, nông nổi, càng về sau, Dế Mèn càng trở nên từng trải, chín chắn hơn. Hình ảnh chàng “Dế Mèn yêu lao động, thích vui chơi, biết mơ ước, rất ghét đứa làm ác, cho nên khi gặp lí tưởng thì Dế Mèn giác ngộ và có lí tưởng” (Tô Hoài) là nhân vật tiêu biểu nhất cho hệ thống nhân vật phiêu lưu của Tô Hoài. Dế Mèn cũng là một nhân vật có sức sống mãnh liệt đã từ trang sách bước ra ngoài đời, chiếm được cảm tình và có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người đọc, nhất là với lứa tuổi thiếu niên.

BÀI LÀM 2:  Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích mà em đã đọc ở tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài.

Hôm qua trên đường đi học về, qua bãi cỏ đầu làng, em đạp phải một cậu dế làm cậu ta tắt thở. Hình ảnh con dế nằm phơi bụng lên cỏ làm em thương lắm! Và bất ngờ nó gợi cho em nhớ lại một chàng Dế Mèn trong tác phẩm De Mền phiêu lưu kí mà em đã từng thương, từng yeu mến.

Trước đây em cứ nghĩ rằng Dế là con vật thích đánh đá, không có gì đáng quí cả. Nhưng khi học tác phẩm Dế Mèn phièv. lưu kí em thay Dế Mèn có tính cách cao quí như một con người. Có phải chăng Tô Hoài đã mượn hình ảnh Dế Mèn đển nói đến chúng ta. Nói đến lứa tuổi bắt đầu biết suy nghĩ. Ngay từ nhỏ, Dế đã sống độc lập một mình, dần dần lớn lên và đã bắt dẫu CO tính kiêu ngạo. Vì không được ai dạy bảo nên càng lớn, Dế Mèn càng tự hào về mình, phá phách ngang ngạnh không ai chịu nổi. Cái thói xấu này của Dế Mèn đáng chê trách lắm. Nó giống như một số người trong cuộc sống: kiêu căng, tự phụ. Khi Dế Mèn trưởng thành mà hư hỏng. Nó chọc phá người khác, bắt nạt kể that thế. Cái chết thương tâm của Dế Choat do một lẳn đùa nghịch của Dế Mèn đã thức tỉnh hắn ta một lần sống dậy. Lúc này, Mèn không còn đáng chê trách nữa mà là kẻ đáng thương. Còn gì cao quí bằng khi biết lôi thì hối hận và suy nghĩ. Mèn khóc thật nhiều bên mộ Dế Choắt, đứng suy ngẫm về bài học đường đời đầu tiên. Bây giờ Mèn thật sự sống cho mình. “Mọt lần ngã thì một lần trót dại”. Chúng ta có thể cảm thông cho Dế Mèn, qua đó, em cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm, sống phải thương yêu, hòa nhã với bạn bè.

Bài viết Phân tích nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/phan-tich-nhan-vat-de-men-trong-truyen-de-men-phieu-luu-ky/feed 0 645
Nghệ thuật trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký https://hocvet.com/tag/nghe-thuat-trong-tac-pham-de-men-phieu-luu-ky/ https://hocvet.com/tag/nghe-thuat-trong-tac-pham-de-men-phieu-luu-ky/#respond Sat, 11 Sep 2021 15:52:08 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=627 Nghệ thuật trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký tạo nên sự thu hút đối với người đọc. Giúp tác phẩm trở nên đặc sắc, thú vị hơn và không hề bị thô cứng. Đặc biệt là truyền đạt bài học đằng sau một cách linh động, dễ hiểu. Cực kỳ phù hợp đối với độ tuổi thiếu nhi.  Dế mèn phiêu lưu ký và nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc Dế mèn phiêu lưu ký gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ con người Việt Nam. Tác phẩm này nổi bật với cách

Bài viết Nghệ thuật trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Nghệ thuật trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký tạo nên sự thu hút đối với người đọc. Giúp tác phẩm trở nên đặc sắc, thú vị hơn và không hề bị thô cứng. Đặc biệt là truyền đạt bài học đằng sau một cách linh động, dễ hiểu. Cực kỳ phù hợp đối với độ tuổi thiếu nhi. 

Dế mèn phiêu lưu ký và nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc

Dế mèn phiêu lưu ký gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ con người Việt Nam. Tác phẩm này nổi bật với cách sử dụng nghệ thuật xây dựng nhân vật linh hoạt, đặc sắc. Nhân hóa có thể là nghệ thuật quan trọng nhất được sử dụng trong truyện. Nhờ có nhân hóa mà các con vật như được thổi hồn. 

Từ dế mèn, dế choắt, chị Cốc, bác Xén tóc,… đều được khắc họa khác biệt. Có thể nhận thấy thông qua ngoại hình lẫn tính cách của từng con vật. Mỗi con vật là mỗi vẻ: Dế mèn thì hống hách và nghịch ngợm. Dế choắt thì gầy còm và yếu đuối. Chị Cốc lại hung dữ và to lớn,… Đặc biệt là những nhân vật với tính cách này đều luôn đầy rẫy trong xã hội. Phản ánh một xã hội thu nhỏ vô cùng chân thực và ý nhị. Vừa mới mẻ mà vừa quen thuộc. 

Một thế giới nhân vật muôn hình muôn vẻ như hiện lên trước mắt chúng ta. Chắp cánh cho trí tưởng tượng phong phú bay cao, bay xa mãi. Bối cảnh của bộ truyện cũng được khai thác ở những nơi quen thuộc với trẻ con. Luôn xuất hiện trong tuổi thơ của những đứa trẻ con làng quê, khu vực ngoại ô. Chính vì thế nên dế mèn phiêu lưu ký được đông đảo thiếu nhi yêu thích. Ai cũng yêu thích hòa cùng một thế giới như vậy. 

Đọc thêm bài viết – Bình luận về tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký

Những biện pháp nghệ thuật sử dụng trong Dế mèn phiêu lưu ký

Ngoài nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng nhân hóa. Trong dế mèn phiêu lưu ký còn sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật khác. Tạo nên những nét chấm phá độc đáo trong tác phẩm. Giúp nó dễ tiếp cận với người đọc. Cụ thể như sử dụng những ngôn từ quen thuộc, bình dân. Lúc miêu tả nhân vật Tô Hoài dùng nhiều từ láy gây ấn tượng với người đọc. 

Biện pháp so sánh cũng được sử dụng triệt để. Có thể thấy dế mèn và dế choắt có sự đối lập rõ ràng. Một người khỏe mạnh và hống hách. Một người gầy yếu nhưng lại thấu hiểu cuộc sống. Và cũng chính vì thế mới tạo nên tình huống câu chuyện và thông điệp truyền tải. 

Như vậy, nghệ thuật trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký vô cùng đặc sắc. Tạo nên sức hút khó cưỡng cho tác phẩm đối với người đọc. Từ già trẻ gái trai lớn bé đều yêu thích tác phẩm này. Quả thực là một bức tường thành của văn học Việt Nam.

Bài viết Nghệ thuật trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/tag/nghe-thuat-trong-tac-pham-de-men-phieu-luu-ky/feed 0 627