Lớp 7 – Học vẹt https://hocvet.com giáo dục cho mọi lứa tuổi Mon, 08 Nov 2021 03:29:13 +0000 vi-VN hourly 1 163425933 Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 7: Gương cầu lồi (Chương 1) https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-7-guong-cau-loi-chuong-1/ https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-7-guong-cau-loi-chuong-1/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:28:38 +0000 https://hocvet.com/?p=1134 Hocbai.edu.vn mời bạn đến với nội dung hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 7: Gương cầu lồi (Chương 1). Trong nội dung chia se dưới đây, Hocbai.edu.vn sẽ giúp các bạn nhanh chóng hoàn thành phần câu hỏi và bài tập SGK, đồng thời, thông qua bài viết chúng tôi hy vọng bạn sẽ củng cố thêm về các kiến thức lý thuyết liên quan đến bài Gương cầu lồi nói trên. Nội dung chi tiết về phần hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 7: Gương cầu lồi (Chương 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Hocbai.edu.vn mời bạn đến với nội dung hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 7: Gương cầu lồi (Chương 1). Trong nội dung chia se dưới đây, Hocbai.edu.vn sẽ giúp các bạn nhanh chóng hoàn thành phần câu hỏi và bài tập SGK, đồng thời, thông qua bài viết chúng tôi hy vọng bạn sẽ củng cố thêm về các kiến thức lý thuyết liên quan đến bài Gương cầu lồi nói trên.

Nội dung chi tiết về phần hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 – Chương 1 – Bài 7: Gương cầu lồi Chương 1) như sau:

A/- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

Câu 1.  Bố trí thí nghiệm như hình 7.1 (SGK Vật lí 7). Hãy quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và cho nhận xét ban đầu về các tính chất sau đây của ảnh:

1.. Ảnh đó có phải là ảnh ảo không? Vì sao?

2.. Trên gương cầu lồi ta nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật?

Hướng dẫn trả lời:

1.. Ảnh đó là ảnh ảo vì không hứng dược trên màn chắn.

2.. Trên gương cầu lồi ta nhìn thấy ảnh ảo nhỏ hơn vật.

Nhận xét: Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có các tính chất sau:

a). Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn

b). Ảnh ảo nhỏ hơn vật.

Câu 2.  So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi.

Hướng dẫn trả lời:

Khi nhìn vào gương cầu lồi, chúng ta sẽ quan sát được 1 vùng rộng lớn hơn nhiều lần so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.

Câu 3.  Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?

Hướng dẫn trả lời:

Lắp gương cầu lồi mang lại lợi thế nhiều hơn cho việc quan sát, tăng thêm sự an toàn khi điều khiển xe vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng giúp tài xế quan sát vùng phía sau xe rộng hơn.

Câu 3.  Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn (hình 7.4 – SGK). Gương đó giúp ích gì cho người lái xe?

Hướng dẫn trả lời:

Đảm bảo sự an toàn cho người điều khiển xe. Gương cầu lồi sẽ giúp cho tài xế có thể quan sát thấy ảnh của vật khuất ở đoạn đựờng gấp khúc, để có thể lái xe vào đường gấp khúc được an toàn.

B/- HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

Bài 1:

Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi?

A.. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.

B.. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.

C.. Hứng được trên màn, bằng vật.

D.. Khống hứng được trên màn, bằng vật.

Hướng dẫn giải:

Chọn câu A: Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.

Bài 2:

Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở phía trước mặt để quan sát các vật ỗ phía sau lưng có lợi gì hơn là dùng gương phẳng?

A.. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng.

B.. Ánh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phăng.

a.. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

D.. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phảng.

Hướng dẫn giải:

Chọn câu C: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

Bài 3:

Hãy tìm trong các đồ dùng ở nhà một vật có dạng giông một gương cầu lồi. Đặt một vật trước gương đó và quan sát ảnh của vật tạo bồi gương. Ảnh đó có độ lổn thay đổi thế nào khi ta đưa vật lại gần gương?

Hướng dẫn giải:

Mặt ngoài cái thìa bóng, cái nắp cốc bóng, cái vung nồi bóng. Càng đưa vật lại gần gương thì ảnh càng lớn.

Bài 4:

Trò chơi ô chữ (hình 7.1).

Theo hàng ngang:

1..Cái mà ta nhìn thấy trong gương phẳng.

2..Vật có mặt phản xạ hình cầu.

3..Hiện tượng xảy ra khi Trái Đất đi vào vùng bóng đen của Mặt Trăng.

4..Hiện tượng ánh sáng khi gặp gương phẳng thì bị hắt lại theo một hướng xác định.

5..Điểm sáng mà ta nhìn thấy trên trời, ban đêm, trời quang mây.

1

Từ hàng dọc trong ô in đậm là từ gì?

Hướng dẫn giải:

Từ hàng dọc trong ô in đậm là ẢNH ẢO.

2

Trên đây là nội dung về phần hướng dẫn trả lời các câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 7: Gương cầu lồi (Chương 1). Hy vọng bài viết của Hocbai.edu.vn có thể giúp bạn củng cố vững chắc những kiến thức cần ghi nhớ liên quan đến bài học này nhé!

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 7: Gương cầu lồi (Chương 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-7-guong-cau-loi-chuong-1/feed 0 1134
Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (Chương 1) https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-5-anh-cua-mot-vat-tao-boi-guong-phang-chuong-1/ https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-5-anh-cua-mot-vat-tao-boi-guong-phang-chuong-1/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:26:55 +0000 https://hocvet.com/?p=1129 Mời các em tham khảo tổng hợp nội dung trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng – Chương 1. Hocbai.edu.vn mong rằng với những thông tin từ bài viết này, các em sẽ củng cố thêm về kiến thức và rèn luyện tốt hơn trong việc giải các bài tập SGK liên quan đến bài học trên. Phần hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (Chương

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (Chương 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Mời các em tham khảo tổng hợp nội dung trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng – Chương 1. Hocbai.edu.vn mong rằng với những thông tin từ bài viết này, các em sẽ củng cố thêm về kiến thức và rèn luyện tốt hơn trong việc giải các bài tập SGK liên quan đến bài học trên.

Phần hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (Chương 1) chi tiết như sau:

A/- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Đưa một tấm bìa dùng làm màn chắn ra sau gương để kiểm tra dự đoán.

Kết luận: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.

Câu 2. Dùng viên phấn thứ hai đúng bằng viên phấn thứ nhất, đưa ra sau tấm kính để kiểm tra dự đoán về độ lớn của ảnh.

Kết luận: Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.

Câu 3. Hãy tìm cách kiểm tra xem AA’ có vuông gốc với MN không; A và A’ có cách đều MN không.

Kết luận: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bỏ’i gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.

Câu 4. Trên hình 5.4, vẽ một điểm sáng S (nguồn sáng nhỏ) đặt trước gương phẳng và hai tia sáng xuất phát từ S tới gương.

1

а). Hãy vẽ S’ của S tạo bởi gương phẳng bằng cách vận dụng tính

chất của ảnh.

b). Từ đó vẽ tia phản xạ ứng với hai tia tới SI và SK.

c). Đánh dấu một vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh S’

d). Giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh S’ mà không hửng được ảnh đó trên màn chắn.

Hướng dẫn trả lời:

a). – Xác định vị trí ảnh S’: Từ S kẻ tia SH ┴ với mặt phẳng gương, trên đó chọn điểm S’ sao cho SH = HS’

– Tia tới SI sẽ có tia ảnh là S’I, tương tự tia tới SK có tia ảnh là S’K.

b). Vẽ tia phản xạ IR theo phương SI và tia phản xạ KR theo phương S’K.

c). Mắt phải đặt ở vị trí hứng chùm tia phản xạ truyền tới mắt.

d). – Mắt ta nhìn thấy ảnh S’: vì các tia sáng lọt vào mắt là các tia phản xạ đi thẳng từ S’.– Không hứng được S’ trên màn chắn: vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S’ (đây là các tia sáng ảo) chứ không có ánh sáng thật đến S’.– Từ đó ta vẽ được chùm tia phản xạ như hình vẽ bên.

Câu 5. Hãy vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước một gương phẳng như hình 5.5.

3

Hướng dẫn trả lời:

– Xác định B’, A’ lần lượt là ảnh của B và A tạo bởi gương phẳng (tương tự như Câu 4 a).

– Nối B’A’ ta được ảnh của BA tạo bởi gương phẳng. B’A’ là ảnh ảo nên vẽ không liền nét.

Câu 6. Hãy giải đáp thắc mắc của bé Lan trong câu chuyện kể ở đầu bài.

Có thể xem mặt nước Hồ Gươm như một gương phẳng rộng, do đó ảnh của cái tháp tạo bởi mặt nước có chiều lộn ngược xuống nước như bé Lan đã thấy.

B/- HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

Bài 1.

Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bồi gương phẳng, câu phát biểu nào dưới đây là đúng?

A.. Hứng được trên màn và lớn băng vật.

B.. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

C.. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.

D.. Không hứng được trên màn và lớn hơn vật.

Hướng dẫn giải:

Chọn câu C: Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.

Bài 2.

Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 5 cm.

1/. Hãy vể ảnh của s tạo bởi gương theo hai cách:

a). Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

b). Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.

2/. Ảnh vẽ theo hai cách trên có trùng nhau không?

Hướng dẫn giải:

Vẽ như hình bên:a). Vẽ SS’ 1 gương và SH = S’Hb). Vẽ SI, SK và các pháp tuyến INi và KN2. Sau đó vẽ i = i’ thì ta có hai tia phản xạ IRi và KR2 kéo đài gặp nhau ở đúng điểm S’ mà ta đã vè trong câu a.

Bài 3.

Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình bên) Góc tạo bởi vật và mặt gương bằng 60°. Hãy vẽ ảnh của vật tạo bởi gương và tìm góc tạo bởi ảnh và mặt gương.

Hướng dẫn giải:

AA’ ┴ gương, AH = A’H, BB’ ┴ gương, BH = B’H. BK = B’K.Từ đó ta có AB và A’B’ gặp nhau ở I trên mặt gương.Góc tạo bởi ảnh A’B’ và mặt gương bằng 60°. Không cần chứng minh bằng hình học, chỉ cần vẽ chính xác 60°.

Bài 4.

Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng.

a). Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính chât của ảnh).

b). Vẽ một tia tới SI cho một tia phản xạ đi qua một điểm ở trưởc gương.

Hướng dẫn

a). Vẽ như hình bên: SS’ ┴ gương, SH = S’H.b). Các tia phản xạ kéo dài đều đi qua ảnh S’.Vẽ S’A cắt gương ở I. SI là tia tới cho tia phản xạ IR đi qua A.

Nội dung trên là phần giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (Chương 1). Hocbai.edu.vn hy vọng sự chia sẽ của chúng tôi có thể giúp ích được cho bạn trong mục tiêu mà mình cần tham khảo nhé!

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (Chương 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-5-anh-cua-mot-vat-tao-boi-guong-phang-chuong-1/feed 0 1129
Giải bài tập Vật Lý lớp 7 – Giáo án giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi https://hocvet.com/lop-7/vatly7/ https://hocvet.com/lop-7/vatly7/#respond Mon, 08 Nov 2021 02:11:27 +0000 https://hocvet.com/?p=1098 Giải bài tập Vật Lý lớp 7 trong sách giáo khoa, sách bài tập chương trình mới nhất 2016. Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Vật Lý 7 dành cho Giáo Viên hay nhất.

Bài viết Giải bài tập Vật Lý lớp 7 – Giáo án giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
1

Bài viết Giải bài tập Vật Lý lớp 7 – Giáo án giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/lop-7/vatly7/feed 0 1098
Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 phần Tổng kết chương 1: Quang học https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-phan-tong-ket-chuong-1-quang-hoc/ https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-phan-tong-ket-chuong-1-quang-hoc/#respond Mon, 08 Nov 2021 02:02:05 +0000 https://hocvet.com/?p=1084 Mời bạn cùng tham khảo nội dung giải bài tập SGK Vật lí lớp 7 phần Tổng kết chương 1: Quang học. Trong bài viết dưới đây, Hocbai.edu.vn sẽ tổng hợp toàn bộ phần hướng dẫn trả lời các câu hỏi và giải các bài tập SGK Vật lí 7 thuộc bài 9: Ôn tập chương 1. Nội dung trả lời câu hỏi và giải bài tập SGK Vật lí lớp 7 phần Tổng kết chương 1: Quang học được chúng tôi giới thiệu cụ thể như sau: A/- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK Câu 1.  Có 2 điểm

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 phần Tổng kết chương 1: Quang học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
A/- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK Câu 1.  Có 2 điểm sáng S1, S2 đặt trước gương phẳng như hình 9.1 (SGK). a). Hãy vẽ ảnh của mỗi điểm tạo bởi gương. b). Vẽ hai chùm tia tổi lớn nhất xuất phát từ S1, S2 và hai chùm tia phản xạ tương ứng trên gương. c). Đế mắt trong vùng nào sẽ nhìn thấy đồng thời ảnh của cả hai điểm sáng trong gương? Gạch chéo vùng đó. Hướng dẫn trả lời: a). Từ S1, S2 kẻ đoạn S1S1, S2S’2 lần lượt vuông góc với mặt phẳng gương sao cho khoảng cách từ S’1, S’2 đến gương lần lượt bằng khoảng cách từ S1, S2 đến gương => S’1, S’2 lần lượt là ảnh ảo của S1, S2 tạo bởi gương phẳng. b). Từ S1, S2 kẻ chùm tia sao cho hai tia ngoài cùng đến hai mép M, N của gương lần lượt ta vẽ được chùm tia phản xạ tương ứng. c). Mắt phải đặt trong vùng giữa haỉ tia phản xạ R’1, R’2 mới nhìn thấy đồng thời ảnh của 2 nguồn sáng S1, S2.
1
Câu 2.  Một người đứng trước ba cái gương (gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm), cách các gương một khoảng bằng nhau. Quan sát ảnh ảo của mình trong ba gương sẽ thấy chúng có tính chất gì giông nhau, khác nhau. Hướng dẫn trả lời: – Giống nhau: Các ảnh nhìn thấy trong ba gương (phẳng, lồi, lõm) đều là ảnh ảo. – Khác nhau:
  • Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng bằng người đứng trước gương.
  • Ảnh tạo bởi gương cầu lồi bé hơn người đứng trưđc gương.
  • Ảnh tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn người đứng trước gương.
Câu 3.  Có bốn học sinh đứng ỗ bốn vị trí quanh một cái tủ đứng như trong hình 9.2 (SGK). Hãy chỉ ra những cặp học sinh có thể nhìn thấy nhau…
2
Đánh dấu vào bảng những cặp học sinh có thể nhìn thấy nhau đó. Hướng dẫn trả lời: Vì tủ là chắn sáng, dựa vào định luật truyền thẳng ánh sáng ta chọn được kết quả sau:
An Thanh Hải
An X X
Thanh X X
Hải X X X
X
B/- TRÒ CHƠI Ô CHỮ Theo hàng ngang: 1..Vật hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó. 2..Vật tự nó phát ra ánh sáng. 3..Cái mà ta nhìn thấy trong gương phẳng. 4..Các chấm sáng mà ta nhìn thấy trên trời ban đêm khi không có mây. 5..Đường thẳng vuông góc với mặt gương. 6..Chỗ không nhận được ánh sáng trên màn chắn. 7..Dụng cụ để soi ảnh của mình hằng ngày. Từ hàng dọc trong ô in đậm là từ gì?
3
Hướng dẫn giải: Từ hàng dọc trong ô in đậm là ÁNH SÁNG.
4
Cảm ơn bạn đã tham khảo nội dung bài viết về phần hướng dẫn giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài Ôn tập Chương 1: Quang học do chúng tôi chia sẽ. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn nhanh chóng hoàn thành việc giải các bài tập thuộc phần ôn tập chương quang học nói trên nhé! Chúc bạn học tốt.

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 phần Tổng kết chương 1: Quang học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-phan-tong-ket-chuong-1-quang-hoc/feed 0 1084
Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng (Chương 1) https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-4-dinh-luat-phan-xa-anh-sang-chuong-1/ https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-4-dinh-luat-phan-xa-anh-sang-chuong-1/#respond Mon, 08 Nov 2021 01:58:22 +0000 https://hocvet.com/?p=1079 Bài viết dưới đây là phần tổng hợp nội dung trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng – Chương 1. Hocbai.edu.vn tin rằng bài viết sẽ giúp bạn củng cố chắc phần kiến thức lý thuyết cũng như nhanh chóng giải quyết các câu hỏi và bài tập SGK liên quan đến bài Định luật phản xạ ánh sáng nói trên. Nội dung chi tiết hướng dẫn giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 4 Chương 1: Định luật phản xạ ánh sáng được

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng (Chương 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Bài viết dưới đây là phần tổng hợp nội dung trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng – Chương 1. Hocbai.edu.vn tin rằng bài viết sẽ giúp bạn củng cố chắc phần kiến thức lý thuyết cũng như nhanh chóng giải quyết các câu hỏi và bài tập SGK liên quan đến bài Định luật phản xạ ánh sáng nói trên.

Nội dung chi tiết hướng dẫn giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 4 Chương 1: Định luật phản xạ ánh sáng được chúng tôi tổng hợp như sau:

A/- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Em hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gươụg phẳng.

Hướng dẫn trả lời:

Mặt nước yên tĩnh, bản kim loại nhẵn bóng v.v…

Câu 2. Cho tia tới SI đi là là trên mặt tờ giấy trắng. Mặt phẳng tờ giấy trắng chứa tia tới SI và đường pháp tuyến IN của mặt gương tại I. Hãy quan sát và cho biết tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng nào?

Hướng dẫn trả lời:

Tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến IN của mặt gương tại điểm tới I.

Kết luận: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới SI và đường pháp tuyến IN của mặt gương tại I.

Câu 3. Hãy vẽ tia phản xạ IR. (h.4.3)

1

Hướng dẫn trả lời:

Trong mặt phẳng.

– Dùng thước đo để đo góc SÎN = i

– Từ đó vẽ tia IR khác phía với tia tới SI sao cho góc NÎR = i’ = i => IR là tia phản xạ phải vẽ.

Câu 4. Trên hình 4.4 vẽ một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M.

2

a). Hãy vẽ tia phản xạ.

b).* Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gựơng như thế nào? Vẽ hình.

Hướng dẫn trả lời:

a). Từ I vẽ tia IN vuông góc với mặt phẳng gương và vẽ tia phản xạ tương tự cách thực hiện ở câu Câu 3.b).* Xác định cách đặt gương:Từ I vẽ tia IR thẳng đứng lên trên, hợp với tia tới SI một góc SÎR, vẽ phân giác IN’ của góc SÎR ta được SÎN’ = N’ÎR (hay i = i’). Quay gương sao cho mặt phẳng gương ┴ với IN’ đó là vị trí gương phải chọn.

B/- HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

Bài 1.

Trên hình bên vẽ một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Gốc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 30°. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ.

Hướng dẫn giải:

Vẽ pháp tuyến IR, góc i = i’. Góc phản xạ i = i’ = 60°. (hình bên)

Bài 2.

Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40°. Tìm giá trị góc tới. I

A.. 20°                  B.. 40°                  C.. 60°                  D.. 80°

Hướng dẫn giải:

Chọn câu A: 20°.

Bài 3.

Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng (hình bên).a). Vẽ tia phản xạ.b). Vế mọt vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang từ trái sang phải.

Hướng dẫn giải:

Vẽ IR. Pháp tuyến IN chia đôi góc SÎR thành hai góc i và i’ với i = r. Vẽ mặt gương vuông góc với pháp tuyến IN.

Bài 4.

Một gương phẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang, gần một bức tường, thẳng đứng (hình bên). Dùng đèn pin chiếu một tia sáng lên gương sao cho tia phản xạ gặp bức tường ở cùng một điểm M.

Hướng dẫn giải:

Biết tia phản xạ. IM, vẽ tia tới S1I như sau:Vẽ pháp tuyến IN rồi vẽ góc tới i bằng góc phản xạ i’ nghĩa là Tương tự như vậy ta vẽ được S2K.

Trên đây là toàn bộ phần hướng dẫn giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng (Chương 1). Mong là bài viết có thể giúp bạn hệ thống lại phần kiến thức lý thuyết cũng như giúp bạn giải quyết nhanh các câu hỏi và bài tập SGK liên quan đến bài Định luật phản xạ ánh sáng này nhé!

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng (Chương 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-4-dinh-luat-phan-xa-anh-sang-chuong-1/feed 0 1079
Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan https://hocvet.com/phan-tich-bai-tho-qua-deo-ngang-cua-ba-huyen-thanh-quan/ https://hocvet.com/phan-tich-bai-tho-qua-deo-ngang-cua-ba-huyen-thanh-quan/#respond Mon, 08 Nov 2021 01:44:33 +0000 https://hocvet.com/?p=1064 Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Việt Nam có rất nhiều cảnh dẹp. Núi cao, sông rộng, phong cảnh hữu tình trải dài trên khắp lãnh thổ. Hoành Sơn thuộc dãy Trướng Sơn của miền Trung có cảnh núi non rất hùng vĩ. Đèo Ngang là một trong những nơi có cảnh dẹp nổi tiếng mà bao thi sĩ đã tốn nhiều giấy mực dể ca ngợi. Nhưng có lẽ được mọi người yêu thích và biết nhiều nhất là bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Nhà thơ đến đèo Ngang

Bài viết Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Việt Nam có rất nhiều cảnh dẹp. Núi cao, sông rộng, phong cảnh hữu tình trải dài trên khắp lãnh thổ. Hoành Sơn thuộc dãy Trướng Sơn của miền Trung có cảnh núi non rất hùng vĩ. Đèo Ngang là một trong những nơi có cảnh dẹp nổi tiếng mà bao thi sĩ đã tốn nhiều giấy mực dể ca ngợi. Nhưng có lẽ được mọi người yêu thích và biết nhiều nhất là bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Nhà thơ đến đèo Ngang thì trời vừa tối:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Nơi đây, phong cảnh rất đẹp, cây cối tươi tốt. Cảnh rừng nguyên sơ hoang vắng, núi non hùng vĩ. Cả cây chen vào đá để vươn lên đón ánh nắng mặt trời. Từ những thân cây bao nhiêu lá xanh um đang chen nhau với hoa khoe sắc. Phải có sự quan sát tinh tế, cộng với tài năng miêu tả tài tình, tác giả mới có thể tạo nên một vần thơ vừa chính xác vừa biểu cảm đến như vậy. Buổi chiều tà nơi rừng núi thật ảm đạm bởi bốn bên đèu vắng vẻ, hoang lạnh. Nơi đèo cao heo hút, nhà thơ như thu vào tầm mắt cảnh núi non trùng điệp để tìm kiếm hình bóng con người, mong xua tan bớt cảm giác trống vắng.

Bóng dáng của sự sống hiện ra dưới chân núi qua hình ảnh của những người tiều phu:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bèn sông chợ mấy nhà.

Thấp thoáng xa xa có bóng dáng con người nhưng chỉ là vài chú tiều phu chăm chỉ nhặt củi. Dáng “lom khom” của mấy chú tiều tạo nên một hình ảnh đối lập giữa không gian bao la và thân phận nhỏ bé của con người. Mấy chú tiều phu là những nét động cho bức tranh yên tĩnh của núi rừng khi trời vừa tối. Tuỹ nhiên nét động ấy chỉ càng gợi nên cái ảm đạm làm lòng người càng thêm u hoài.

Tầm nhìn của tác giả từ gần đến xa, dưới chân núi đã buồn là thế, xa hơn nữa cảnh vật cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Bên sông có lác đác vài mái nhà tranh nhỏ bé, điều đó không những không xua tan được sự trống vắng mà ngược lại càng tạo cho quang cảnh cái hiu hắt đượm sầu. Trước đây có người cho rằng tác giả viết “rợ mấy nhà” tức chỉ có vài mái nhà tranh của những người dân tộc thiểu số, nhưng cũng có người cho là “chợ mấy nhà”. Dù lá từ “chợ” hay “rợ” thì cả hai từ đều nói lên sự vắng vẻ, tàn tạ, ảm đạm của núi cao heo hút.

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Thật vậy, lòng người buồn miên man, tâm tư trĩu nặng một nỗi sầu thì nhìn cảnh vật làm sao vui được. Bà Huyện Thanh Quan đến Đèo

Ngang vừa lúc trời chìm dần vào đêm tối. Cảnh hoàng hôn mấy ai cho là vui, là sống động? Khi kết thúc một ngày, mọi vật đều vội vã trở về nơi trú ẩn. Con người càng thấy bơ vơ, lẻ loi khi đứng một mình giữa không gian bao la. Nhà thơ biết phải về đâu, về đâu đây khi nước mất nhà tan?

Cảnh vật hiện lên trong bài thơ là bức tranh đầy đủ của cuộc sống. Ở đây Có cỏ cây, hoa lá, có đá núi, có chợ và có cả con người. Âm thanh cuộc sông vọng lại là tiếng gọi buồn. Tiếng chim kêu khắc khoải của con cuốc cuốc khơi gợi nỗi đau cho lòng người. Hai cặp câu 3, 4, 5, 6 đối nhau càng gợi lên cái nghẹn ngào, gút mắc mà không có hướng giải tỏa.

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Đèo Ngang đẹp hùng vĩ là thế mà nhà thơ chỉ cảm nhận được một nỗi buồn trĩu nặng. Bởi lẽ tâm trạng nhà thơ đang buồn bã u hoài. Đây không phải là những vần thơ tức cảnh sinh tình để ướm vào câu thơ cái man mác, hắt hiu của buổi chiều đông, mà đây là nỗi buồn trăn trở, thấm sâu vào tim của người nữ sĩ, một con người đang sống cảnh nứớc mất nhà tan. Sao mất nước lại đau lòng con cuốc cuốc? Sao tan nhà là nát ruột cái gia gia? Phải chăng đó là tiếng lòng của nhà thơ đang ngân lên tiếng khóc thương nghẹn ngào? Mượn cảnh để ngụ tình là một thành công lớn trong cách thể hiện, tâm sự của nhà thơ. Tiếng con chim kêu chiều nghe sao mà khắc khoải đến đau lòng. Nhà thơ gán cho con chim mang nỗi đau mất nước, thương nhà. Đó cũng chính là tâm sự ấp ủ trong tim, tất lòng yêu quê hương đang đè nặng tâm tư của người nữ sĩ, để rồi bất giác buông một tiếng thở dài tiếc nuối cảnh thanh bình xưa:

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Chỉ có ta đối diện với lòng mình thôi, biết cùng ai san sẻ bây giờ? Đọc vần thơ ta nghe sao não nề quá, buồn bã quá… Một mảnh tình riêng trong không gian bao la rộng lớn như càng gợi thêm nỗi cô đơn thầm lặng mà day dứt khôn nguôi. Chỉ có “ta vớỉ ta” ở đây thôi, ta đối diện với lòng mình mà nghe nỗi buồn trào dâng nhói buốt tâm can.

Tiếng thơ đã dứt mà ý thơ cứ ngân mãi trong lòng người đọc. Nỗi buồn thương, nỗi u hoài thấm đượm các tứ thơ đã phát họa nên bức chân dung của người nữ sĩ. Bà Huyện Thanh Quan trở thành một nữ sĩ tài hoa hiếm hoi của nền văn học Việt Nam. Hơn cả tài năng là tấm lòng yêu nước thiết tha, đó là những tình cảm chân thành, day dứt nhất trong lòng bà. Qua bao thời gian, bài thơ trở thành kiệt tác và vẫn làm rung động lòng người bởi tài năng và tấm lòng của người nữ sĩ.

Bài viết Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/phan-tich-bai-tho-qua-deo-ngang-cua-ba-huyen-thanh-quan/feed 0 1064
Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm (Chương 1) https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-8-guong-cau-lom-chuong-1/ https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-8-guong-cau-lom-chuong-1/#respond Sun, 07 Nov 2021 15:44:57 +0000 https://hocvet.com/?p=1057 Trong nội dung bài chia sẽ dưới đây, Hocbai.edu.vn tổng hợp phần hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm (Chương 1). Với mong muốn giúp các bạn nhanh chóng hoàn thành phần trả lời các câu hỏi và bài tập SGK. Đồng thời qua bài viết này, các bạn có thể củng cố lại khối kiến thức lý thuyết cần ghi nhớ liên quan đến bài học. Mời bạn tham khảo phần trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 – Chương

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm (Chương 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Trong nội dung bài chia sẽ dưới đây, Hocbai.edu.vn tổng hợp phần hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm (Chương 1). Với mong muốn giúp các bạn nhanh chóng hoàn thành phần trả lời các câu hỏi và bài tập SGK. Đồng thời qua bài viết này, các bạn có thể củng cố lại khối kiến thức lý thuyết cần ghi nhớ liên quan đến bài học.

Mời bạn tham khảo phần trả lời câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 – Chương 1 – Bài 8: Gương cầu lõm được chúng tôi cụ thể như sau:

A/- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

Câu 1.  Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm SGK là ảnh gì? So với cây nến thì lớn hơn hay nhỏ hơn?

Hướng dẫn trả lời:

Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn). So với cây nến thật thì ảnh lớn hơn.

Câu 2.  Hãy thực hiện một thí nghiệm để so sánh ảnh ảo của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của vật đó tạo bởi gương phẳng. Mô tả cách thí nghiệm và nêu kết quả.

Hướng dẫn trả lời:

* Thực hiện thí nghiệm: Đặt hai cây nến giống nhau thẳng đứng ở phía trước và cách đều hai gương (gương phẳng và gương cầu lõm) một khoảng bằng nhau.

* Kết quả: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng.

Câu 3.  Quan sát chùm tia phản xạ xem nó có đặc điểm gi?

Hướng dẫn trả lời:

Quan sát thấy chùm tia phản xạ trên gương cầu lõm giao nhau (hội tụ) tại một điểm ở trước gương.

Câu 4.  Hình 8.3 (SGK Vật lí 7) là một thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vật. Giải thích tại sao vật đó lại nóng lên.

Hướng dẫn trả lời:

Có thể hiểu chùm tia sáng song song từ mặt trời mang năng lượng (nhiệt) tới gương cầu lõm phản xạ trên gương và hội tụ tại một điểm (tập trung nhiệt lượng) làm cho điểm ấy nóng lên (vật đặt tại đó nóng lên).

Câu 5.  Xoay pha đèn đến vị trí thích hợp để thu được chùm phản xạ song song từ pha đèn chiếu ra. Giải thích tại sao nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ?

Hướng dẫn trả lời:

Trong pha đèn có một gương cầu lõm. Do dó khi xoay pha đèn đến một vị trí thích hợp thì chùm sáng phân kì phát ra từ đèn sẽ bị gương cầu lõm (trong pha đèn) biến đổi thành chùm tia phản xạ song song. Năng lượng của chùm tia sáng song song bị hao hụt ít khi truyền đi xa, nhờ đó ánh sáng truyền đi xa mà vẫn sáng rõ.

Câu 6.  Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn ra thì phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa hay lại gần gương?

Hướng dẫn trả lời:

Thí nghiệm cho thấy muốn được chùm tia phản xạ hội tụ, ta phải xoay pha đèn sao cho bóng đèn ra xa gương.

B/- HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

Bài 1:

Chuyện kể lại rằng: ngày xưa, nhà bác học Acsimét đã dùng gương cầu lõm lớn tập trung ánh sáng mặt trời để đốt cháy chiến thuyền quân giặc. Acsimét đã dựa vào tính châ’t nào của gương cầu lõm? Hãy vẽ sơ đồ bố trí một thí nghiệm để thực hiện ý tưởng nói trên của Acsimét bằng những gương phẳng nhỏ.

Hướng dẫn giải:

Xếp các gương phẳng nhỏ theo hình một chỏm cầu, mặt phản xạ tạo thành mặt lõm của gương cầu. Hướng gương cầu lõm lắp ráp này về phía Mặt Trời. Điều chỉnh cho ánh sáng hội tụ đúng vào thuyền giặc, (hình dưới)

2

Bài 2:

Tìm trong nhà một đồ dùng có tác dụng tương tự như một gương cầu lõm. Đặt một vật ở vịvtrí thích hợp trước gương cầu lõm đó đế nhìn thấy ảnh ảo của vật, di chuyển vật đó lại gần gương, độ lớn của ảnh đó như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Mặt lỏm của thìa, vung nồi.

Vật càng gần gương, ảnh ảo càng nhỏ.

Bài 3:

Hãy dùng lập luận để chứng tỏ rằng ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi luôn luôn bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm.

Hướng dẫn giải:

Ta có: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lồi bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng: A1B1 < AB  (1).

Mặc khác: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng: A2B2 > AB   (2).

Từ (1) và (2) ta suy ra: A2B2 > AB > A1B1

Nghĩa là A2B2 > A1B1

Nội dung trên là toàn bộ phần hướng dẫn trả lời các câu hỏi và giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm (Chương 1). Mong rằng bạn có được điều mình cần khi tham khảo bài chia sẽ của Hocbai.edu.vn. Chúc bạn học tốt phân môn Vật lí lớp 7 này nhé!

Bài viết Giải bài tập SKG Vật lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm (Chương 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giai-bai-tap-skg-vat-li-lop-7-bai-8-guong-cau-lom-chuong-1/feed 0 1057
Bài văn biểu cảm về cây Dừa – văn lớp 7 https://hocvet.com/bai-van-bieu-cam-ve-cay-dua-van-lop-7/ https://hocvet.com/bai-van-bieu-cam-ve-cay-dua-van-lop-7/#respond Sun, 07 Nov 2021 15:30:44 +0000 https://hocvet.com/?p=1036 Bài văn biểu cảm về cây Dừa – văn lớp 7 Mở bài Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bến Tre nôn từ bé em đã gắn bó với cây dừa. Cây dừa có mặt trong cuộc sống của gia đình em, của bà con cô bác trong vùng. Ai cũng thấy dừa thân quen như một “người bạn”. Dừa mang lại lợi ích rất nhiều cho cuộc sông của mọi người. Với riêng em, em yêu thích cây dừa vì dừa gắn với nhưng kỉ niệm tuổi thơ của em. Thân bài Em yêu thích cây dừa vì

Bài viết Bài văn biểu cảm về cây Dừa – văn lớp 7 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Bài văn biểu cảm về cây Dừa – văn lớp 7

Mở bài

  • Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bến Tre nôn từ bé em đã gắn bó với cây dừa.
  • Cây dừa có mặt trong cuộc sống của gia đình em, của bà con cô bác trong vùng. Ai cũng thấy dừa thân quen như một “người bạn”.
  • Dừa mang lại lợi ích rất nhiều cho cuộc sông của mọi người.
  • Với riêng em, em yêu thích cây dừa vì dừa gắn với nhưng kỉ niệm tuổi thơ của em.

Thân bài

Em yêu thích cây dừa vì dừa có những dặc điểm đáng quý

  • Dừa sống được ở nhiều loại đất khác nhau và trong nhiều vùng khí hậu khác nhau. Dừa có mặt ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. ớ miền nào thì dừa cũng đều tươi tốt và cho thu hoạch cao.
  • Dừa có khả năng chịu mặn tốt. Những vùng quê ven biển của nước ta đều giống như một “rừng dừa”.

Em yêu thích cây dừa vì dừa có nhiều công dụng đối với cuộc sống của người Việt Nam

Tất cả các bộ phận rỗ, thân, tàu lá, hoa, quả dừa đều sử dụng được.

  • Rỗ dừa có thổ dùng để làm củi đun.
  • Thân dừa có thể làm cầu bắc qua những con kênh, con mương nhỏ, làm cột nhà, làm máng nưức…
  • Tàu dừa có thể dùng làm mái lợp nhà. Xương dừa (vót ra từ lá) có thể làm chổi quét.
  • Vỏ và xơ dừa có thể dùng để bộn chảo, bện thừng hoặc làm nhiên liệu để sản xuất than củi.
  • Gáo dừa có thể dùng làm đồ mĩ nghệ.
  • Nước dừa dùng để giải khát.
  • Cùi dừa có thể dùng để làm kẹo, làm mứt, làm dầu dừa…
  • Những hàng dừa nằm hai bên bờ kênh, tỏa bóng mát xuôhg mặt nước trong xanh, tạo nên vẻ đẹp tho mộng cho làng quê.

Em yêu thích cây dừa vì dừa gắn với kỉ niệm tuổi thơ của em.

  • Những buổi chiều hè, em cùng nội dạo mát dưới bóng dừa mát rượi.
  • Vào buổi trưa hè, li nước dừa giúp em thấy khoan khoái dễ chịu vô cùng.
  • Em ngồi bên nội đọc cho nội nghe những bài thơ về cây dừa còn nội ngồi bộn những cây chổi bằng xương dừa.
  • Vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc, cả nhà quây quần bên đĩa kẹo và hộp mứt dừa thơm ngon…

Kết bài

  • Cây dừa có rất nhiều ích lợi cho cuộc sông của con người
  • Dừa ỉà nguồn đề tài vô tận cho những sáng tác nghệ thuật: thơ, ca, họa, nhạc. Dừa đi vào bài hát “Dáng đứng Bến Tre”. Dừa đi vào những trang thơ của Trần Đăng Khoa (bài thư Cây dừa).
  • Dừa sẽ mãi mãi là người bạn thân thiết của người Việt Nam.
  • Em yêu lắm cây dừa của quê hương đất nước Việt Nam.

GỢI Ý LÀM BÀI

  • Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề.
  • Đôi tượng miêu tả: cây dừa.
  • Nội dung cần miêu tả:

+ Miêu tả những nét tiêu biểu về đặc điểm của cây dừa.

+ Tầm quan trọng của cây dừa đối với đời sông của con người.

  • Tình cảm, suy nghĩ của em đối với cây dừa em vừa miêu tả (trọng tâm).

Bài viết Bài văn biểu cảm về cây Dừa – văn lớp 7 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/bai-van-bieu-cam-ve-cay-dua-van-lop-7/feed 0 1036
Dàn bài cảm nghĩ về thầy cô giáo những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai https://hocvet.com/cam-nghi-ve-co-giao-bai-van-bieu-cam-lop-7/ https://hocvet.com/cam-nghi-ve-co-giao-bai-van-bieu-cam-lop-7/#respond Sun, 07 Nov 2021 15:29:13 +0000 https://hocvet.com/?p=1033 Lập Dàn ý chi tiết Cảm nghĩ về cô giáo – bài văn biểu cảm lớp 7 Mở bài Năm lớp 6, em học với nhiều thầy cô khác nhau. Thầy cô nào cũng đều đế lại trong em những ấn tượng và tình cảm sâu sắc Trong tất cả những thầy cô dạy lớp om, em yêy quý và ngưỡng mộ nhất là cô giáo chủ nhiệm. Thân bài Giới thiệu về cô giáo chủ nhiệm Cô giáo em tên là Nguyễn Thị Thu Huyền. Cô chủ nhiệm lớp 6 của em. Năm nay, cô 36 tuổi. Cô cao

Bài viết Dàn bài cảm nghĩ về thầy cô giáo những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Lập Dàn ý chi tiết Cảm nghĩ về cô giáo – bài văn biểu cảm lớp 7

Mở bài

  • Năm lớp 6, em học với nhiều thầy cô khác nhau. Thầy cô nào cũng đều đế lại trong em những ấn tượng và tình cảm sâu sắc
  • Trong tất cả những thầy cô dạy lớp om, em yêy quý và ngưỡng mộ nhất là cô giáo chủ nhiệm.

Thân bài

Giới thiệu về cô giáo chủ nhiệm

  • Cô giáo em tên là Nguyễn Thị Thu Huyền.
  • Cô chủ nhiệm lớp 6 của em.
  • Năm nay, cô 36 tuổi.
  • Cô cao 1,63 mét.
  • Cô chủ nhiệm và dạy môn Văn lớp em.

Em yêu quý và kính trọng cô giáo chủ nhiệm vì cô dạy rất giỏi

  • Cô giáo chủ nhiộm lớp em dạy văn rất hay. Ngày đầu tiên vào lớp, nghe cô giảng cả lớp chúng em cứ Im phăng phắc. Chỉ còn tiếng đồng hồ treo tường tích tắc chuyến động cùng lời giảng của cô.
  • Bài đầu tiên cô dạy là Con Rồng cháu Tiền. Lời cô giảng đưa chúng em về với nguồn cội của dân tộc. Chúng em hiểu được nguồn gốc của 54 dân tộc anh em. Chúng em cũng hiểu vì sao lại gọi là “đồng bào” (đồng là cùng, bào là bọc, nghĩa là cùng một bọc trăm trứng mà ra).
  • Năm cô chủ nhiệm lớp em, cô đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tĩnh.
  • Cô thường lên lớp để các thầy cô khác trong bộ môn văn đến dự giờ.

Em yêu quý và kính trọng cô giáo chủ nhiệm vì cô rất yêu thương và quan tâm đến học sinh

  • Đang học bậc tiểu học chỉ có một đến hai thầy cô dạy. Lên lớp 6, mỗi thầy cô chỉ dạy một môn học. Vì vậy lúc đầu, em và các bạn trong lớp đều không khỏi bỡ ngỡ.
  • Chính cô giáo chủ nhiệm đã giúp chúng em làm quen với nhiều điều mới mẻ ở cấp học Trung học cơ sở.
  • Cô quan tâm đôn từng bạn trong lớp. Cô có cuốn số tay ghi đầy đủ những thông tin về mỗi học sinh. Khi có bạn nghỉ học, cô liên hệ ngay với phụ huynh đẻ nắm rõ tình hình. Từ đó, cô đề ra biện pháp cụ thể đế khắc phục.
  • Những bạn có hoàn cảnh khó khăn, cô quan tâm rất nhiều. Cô phát động phong trào “Hãy sẻ chia cùng bạn!”. Cả lớp ai cũng hào hứng tham gia. Mỗi bạn giúp bạn tùy vào khả năng và hoàn cảnh của mình.
  • Trong lớp có bạn (ốm đau, cô tranh thủ đi thăm để kịp thời động viên, an ủi. Cô phân công các bạn khác trong tổ, trong lớp chép hộ bài cho bạn bị bệnh. Nếu bạn ấy nghỉ học vào ngày có tiết học của cô, cô tìm mọi cách để giảng lại bài cho bạn.
  • Cô quan tâm và chăm sóc chúng em chẳng khác nào người mẹ chăm sóc những đứa con thân yêu của mình. Ngoài giờ trên lớp, chúng em thường gọi cô là “Mẹ”.

Kết bài

  • Em yêu quý, kính trọng và tự hào về cô giáo chủ nhiệm của em.
  • Sau này, lớn lên, dù học ở nơi đâu, công tác ở nơi đâu thì hình ảnh cô chủ nhiệm lớp 6 vẫn mãi mãi lưu giữ trong trái tim em.

BÀI LÀM 2: Dàn ý về thầy giáo bộ môn

Mở bài

  • Lên Trung học cơ sở, mỗi thầy cô dạy chúng em một môn học khác nhau. Thầy cô nào cũng đều nhiệt tình giảng dạy và rất yêu thương học sinh.
  • Trong những thầy cô bộ môn đã dạy lớp em, em có ấn tượng sâu sắc nhất với thầy dạy môn Toán.

Thân bài

Giới thiệu dôi nét về thầy

  • Thầy tên là Nguyễn Trung Hiếu.
  • Năm nay, thầy 40 tuổi. Thầy cao hơn 1,70 mét.
  • Thầy đã dạy toán từ khi em học lớp 6. Năm nay, lớp em rất vui vì tiếp tục được học với thầy.

Em yêu quỷ và kính trọng thầy trước hết vì thầy dạy rất giỏi

+ Lên lớp 6, thầy Trung đã đưa chúng em vào thế giới diệu kì của Toán học. Thầy đưa chúng em đi thăm những nhà toán học nổi tiếng trên thế giới bằng những bức chân dung, bằng lời kể đầy hấp dẫn của thầy về những nhà toán học đó.

+ Những kiến thức mới me của chương trình, thầy dạy chúng em thật ngắn gọn và dỗ hiểu. Bằng những ví dụ rõ ràng, bằng những con số gần gũi và bằng những đường vẽ nhanh, chính xác, thầy Trung giúp chúng em nắm kiến thức cơ bản một cách chắc chắn.

+ Bằng cách liên hộ, so sánh, thầy còn giúp chúng em hiểu rộng hơn và sâu hơn những kiến thức cơ bản đã học.

+ Thầy còn đặt những công thức toán học thành bài thơ. Nhờ đó, chúng em dỗ học và dỗ nhớ những công thức vốn khô khan, khó nhớ.

+ Năm chúng em học lớp 6, thầy đi thi giáo viên giỏi cấp thành phô. Khi về, cả trường vui mừng vì lần đầu tiên trong trường có giáo viên đoạt giải Nhất trong Hội thi giáo viên giỏi cấp thành phố. Riêng lớp em thì mua hoa chúc mừng thầy. Thầy rất cảm động và cảm ơn cả lớp. Lớp vỗ tay hoan hô không dứt.

Em yêu quỷ và kính trong thầy vì thầy luôn quan tâm đến học sinh

  • Dẫu chúng em không phải là lớp thầy chủ nhiệm, nhưng thầy rất quan tâm đến việc học tập và những hoạt động khác của lớp.

+ Thầy lên danh sách những bạn trong lớp học Toán còn yếu, những bạn học khá giỏi. Thầy phân công cho những bạn khá giỏi giúp đỡ những bạn học toán còn yếu kém.

+ Thầy sưu tầm những bài toán nâng cao trên các tạp chí, những bài tập có chất lượng trong những cuốn sách của các tác giả có uy tín để về cho lớp luyện tập. Nhờ vậy, kết quả môn Toán của lớp em rất tôt.

+ Điều làm em cảm động chính là thầy đã thành lập câu lạc bộ Toán học. Đó là câu lạc bộ của riêng khôi lớp 7. Bằng tiền lương của mình, thầy mua rất nhiều sách báo có liên quan đến môn Toán. Mỗi tháng thầy tổ chức câu lạc bộ sinh hoạt một lần. ơ đó, các bạn có thể đưa ra những bài toán khó, toán hay để giải. Thầy hướng dẫn, bổ sung nếu bài giải chưa trọn vẹn hoặc thầy đưa ra những cách giải hay hơn. Trong buổi sinh hoạt đó còn có các tiết mục văn nghệ “cây nhà, lá vườn” và hái hoa dân chủ. Trên mỗi bông hoa là một câu hỏi lí thuyết về toán. Nhờ sinh hoạt đều đặn câu lạc bộ mà chúng em thấy học toán rất vui và rất bổ ích.

Kết bài

  • Em vô cùng vêu quý và ngưỡng mộ thầy dạy toán của lớp em.
  • Em sẽ học tập những đức tính quý báu của thầy.
  • Em phấn đấu trong học tập, rèn luyện để lớn lên trở thành một thầy giáo có tâm, có tài như thầy.

Bài viết Dàn bài cảm nghĩ về thầy cô giáo những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/cam-nghi-ve-co-giao-bai-van-bieu-cam-lop-7/feed 0 1033
Bài văn biểu cảm về Hoa Mai ngày tết – văn hay lớp 7 https://hocvet.com/bai-van-bieu-cam-ve-hoa-mai-ngay-tet-van-hay-lop-7/ https://hocvet.com/bai-van-bieu-cam-ve-hoa-mai-ngay-tet-van-hay-lop-7/#respond Sun, 07 Nov 2021 15:27:06 +0000 https://hocvet.com/?p=1030 Bài văn biểu cảm về Hoa Mai ngày tết – văn hay lớp 7 Mở bài Em sinh ra và lớn lôn ở miền đất phương Nam. Khí hậu quê em thuận tiện cho cây cối phát triển, đơm hoa kết trái quanh năm. Mùa nào cũng có trái ngon. Mùa nào cũng có hoa đẹp. Không biết có chút thiên vị nào không chứ trong các loài hoa, em yêu thích nhất chính là hoa mai vàng. Thân bài Giới thiệu đôi nét về cây hoa mai Cây hoa mai có nguồn gốc là một loại cây dại mọc

Bài viết Bài văn biểu cảm về Hoa Mai ngày tết – văn hay lớp 7 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Bài văn biểu cảm về Hoa Mai ngày tết – văn hay lớp 7

Mở bài

  • Em sinh ra và lớn lôn ở miền đất phương Nam. Khí hậu quê em thuận tiện cho cây cối phát triển, đơm hoa kết trái quanh năm. Mùa nào cũng có trái ngon. Mùa nào cũng có hoa đẹp.
  • Không biết có chút thiên vị nào không chứ trong các loài hoa, em yêu thích nhất chính là hoa mai vàng.

Thân bài

Giới thiệu đôi nét về cây hoa mai

Cây hoa mai có nguồn gốc là một loại cây dại mọc trong rừng. Cây cao hơn hai mét, thân gỗ chia thành nhiều nhánh, lá nhỏ cỡ hai ngón tay, màu xanh lục. Tán tròn xòe rộng…

  • ở nước ta, mai có nhiều ở miền Nam
  • Cây mai vàng dỗ sống, mai ưa đất pha cát hoặc đất bãi ven sông, có thể trồng đại trà trên nhiều ha hoặc trồng dăm cây trong vườn…

Em yêu hoa mai vì mai rất đẹp

  • Em yêu mai vì hoa mai khoe sắc vào đúng những ngày Tết của dân tộc.
  • Mỗi khi Tết đến, trên cành mai, từng chùm, từng chùm nụ hoa căng tròn ẩn bên trong chiếc đài hoa màu ngọc bích, chờ ngày nở bung để khoe những cánh mai vàng tươi thắm.
  • Khoảng từ ngày 26, 27 Tết là từ các cành, nụ nơ ra chi chít, kết thành từng chùm có cuống dài. Bên cạnh mỗi chùm là một túm lá non màu tím nhạt trông thật đẹp.
  • Trước Tết một, hai ngày, các nụ hoa căng tròn. Một vài nụ sắp nở đã ló ra màu vàng tươi của những cánh hoa. Sáng ngày mùng Một Tết cả cây mai bừng lên một sắc vàng tươi.
  • Những búp non mọc khắp các cành cây.
  • Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Cánh hoa mai mỏng và mịn màng. Như nhung.
  • Thỉnh thoảng một làn gió nhẹ thổi qua, những cánh mai lại nhẹ nhàng rơi phủ một vùng quanh gốc.
  • Hoa mai thơm nhẹ, quyên rũ.

Em yêu hoa mai hởi hoa mai góp phần tô đẹp cho đời

  • Hoa mai tô thêm vẻ đẹp cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
  • Những thành viên trong gia đình như gần gũi, gắn bó với nhau hơn khi cùng ngồi bên nhau chiêm ngưỡng những bông mai vàng rực rỡ.
  • Hoa mai là đề tài cho sáng tác nghệ thuật. Nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà hội họa đã lấy hoa mai làm đề tài sáng tác.
  • “Mai vàng” là một trong những giải thưởng của nước ta dành cho những nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho nghệ thuật nước nhà.

Kết bài

  • Hoa mai là một loài hoa thanh khiết, ngoài biểu tượng cho mùa xuân, hoa mai còn biếu tượng cho một nhân cách thanh cao, tao nhã, cho một tâm hồn an bình cho một năm mới thịnh vượng, tốt tươi.
  • Cây mai luôn được mọi người ưa thích, chọn trưng bày trong nhà vào dịp Tết đến, xuân về.
  • Yêu hoa mai, Tết cổ truyền, em thường cùng các bạn đi chợ hoa để ngắm nhìn vẻ đẹp của sắc mai vàng rực rỡ.
  • Bạn hãy đến Thành phô” Hồ Chí Minh vào những ngày Tết cổ truyền, bạn sẽ được ngắm một “rừng” mai vàng. Bạn sẽ ngỡ ngàng và bị chinh phục bởi sắc vàng tươi của những bông mai…

GỢI Ý LÀM BÀI

  • Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề.
  • Tìm đọc những bài viết về cây hoa mai.
  • Tìm quan sát cây hoa mai của nhà em hoặc ở một nơi nào đó.
  • Mai có những đặc điểm gì đáng quý? Mai có tác dụng gì đối với cuộc sông của con người?
  • Em có tinh cảm như thế nào về cây mai vàng của nước ta?

Bài viết Bài văn biểu cảm về Hoa Mai ngày tết – văn hay lớp 7 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/bai-van-bieu-cam-ve-hoa-mai-ngay-tet-van-hay-lop-7/feed 0 1030