Các biện pháp tu từ trong bài Tương tư

Tương tư là một bài thơ độc đáo, thể hiện một khía cạnh rất đặc biệt trong tình yêu. Đó là giai đoạn một người nhung nhớ, chờ mong người kia, hay còn gọi là tương tư. Nhà thơ Nguyễn Bính đã sử dụng rất hiệu quả các biện pháp tu từ trong bài Tương tư. Cùng demo.hocvet.com khám phá những biện pháp nghệ thuật đắt giá đó nhé.

Hoán dụ

– Phép tu từ hoán dụ: dùng địa danh để chỉ người ở địa danh đó, thể hiện ở các câu thơ: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người. và: Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? “Thôn Đoài”, “thôn Đông” là các địa danh làng xã quen thuộc có mặt nhiều trong ca dao. Hồn thơ của Nguyễn Bính rất mộc mạc, dung dị và gần gũi. Tác giả sử dụng hình ảnh thôn làng để gợi lên cảnh làng quê bình yên. Đồng thời ngầm xây dựng hình ảnh nhân vật trữ tình chân quê hồn hậu, hiền lành.

Điệp từ

– Điệp từ “ngày”: Ngày qua ngày Iại qua ngày Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng. Hai câu thơ gợi lên sự mòn mỏi, diễn tả thời gian chầm chậm trôi qua vô vị, đằng đẵng. Đối với người đang trong tâm trạng nhung nhớ chờ đợi, thời gian lúc nào cũng trôi thật chậm. Nhưng những giờ phút hạnh phúc lại trôi rất nhanh nên mới có câu “ngày vui qua mau”. Nỗi tương tư dằng dặc nhiều ngày tháng, qua bao mùa cây thay lá. Nhưng đây cũng là hình ảnh ẩn dụ cho chàng trai héo mòn như chiếc lá vàng vì nhớ mong.

Ẩn dụ

– Ẩn dụ: Bao giờ bến mới gặp đò Hoa khuê các, bướm giang hồ gập nhau. Trong ca dao và dân ca rất hay bắt gặp những hình ảnh chỉ tình yêu đôi lứa. Ví dụ như thuyền – bến, bến – đò, trầu – cau, bướm – hoa… Cái hay của Nguyễn Bính là sử dụng chất liệu dân gian vô cùng nhuần nhuyễn. Điều này tạo nên âm hưởng ca dao mộc mạc ý nhị cho bài thơ. Nhưng chúng ta vẫn có thể thấy được bóng dáng phóng khoáng của tinh thần Thơ mới. Đó là 2 hình ảnh độc đáo “hoa khuê các” – “bướm giang hồ”. Ý chỉ người con gái nền nã, đài các và người con trai phiêu bạt, có chí lớn. Đọc thêm bài: Soạn bài Mây và Sóng

Sóng đôi

– Sóng đôi: Nhà em có một giàn giầu Nhà anh có một hàng cau liên phòng. Cụm từ “nhà anh” – “nhà em” sóng đôi tạo thành cặp thơ đối ứng. Ngầm ý về sự “xứng lứa vừa đôi”. Hình ảnh trầu cau cũng gợi lên mong ước về tình yêu đôi lứa. Chàng trai cảm thấy đã đầy đủ các yếu tố cần thiết nên mong muốn nên duyên cùng cô gái. Tuy nhiên ở đây vẫn có sự chia tách về không gian. “Giàn giầu” nhà em và “hàng cau” nhà anh vẫn chưa gần, chưa thành đôi mà chỉ mới là một. Không cuồng nhiệt như tình yêu của Xuân Diệu, chữ tình trong thơ Nguyễn Bính dịu êm mà thắm thiết. Vừa chân thành vừa mộc mạc như mối duyên của ông bà, cha mẹ từ ngàn xưa. Sử dụng khéo léo các biện pháp tu từ trong bài Tương tư giúp người đọc cảm được hồn thơ. Đồng thời biến áng thơ này trở thành một khúc ca tương tư ngọt ngào, trong sáng và ấn tượng.

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận