Giáo án bài thơ duyên Xuân Diệu

Phân tích bài Thơ Duyên của Xuân Diệu

Phân tích bài Thơ Duyên của Xuân Diệu (ngữ văn lớp 11) – Xưa nay mùa thu vẫn được coi là mùa của thi ca. Cảnh thu đẹp nhưng buồn. Thơ ca truyền thống hiện đại thường vẫn vẽ cảnh thu như vậy, kể cả thơ Xuân Diệu. Thơ duyên cũng là một bài thơ về cảnh thu nhưng có những nét riêng độc đáo mà vẫn Xuân Diệu: cảnh đẹp mà không buồn, ấy là mùa thu tình yêu, của tuổi trẻ, mùa của tạo vật, của lòng người qua con mắt Xuân Diệu trở thành một “thếgiới giao duyên”.

Thế giới của Thơ duyên – cảnh cũng như người – là thế giới đúng là được nhìn bằng một tàm hồn rất trẻ “lần dầu rung động nỗi thương yêu”-, ấy là trái tim lần đầu biết yêu, lần đầu khao khát chuyện lứa đôi.

Cái nhìn đó là cái nhìn độc đáo “rất Xuân Diệu” của bài thơ. Với nhan quan ấy, nhìn ra thế giới, đâu đâu cũng thấy xôn xao, náo nức một niềm khao khát giao duyên.

Một thế giới như thế tất nhiên hết sức tươi trẻ và đầy nhạc, đầy thơ, đầy mộng đẹp.

Tất cả như hoà quyện với nhau, cập đôi, cặp vần với nhau: Ánh chiều hoà thơ với cây cỏ, chim chóc cặp đôi ríu rít, lòng anh cưới lòng em, cánh cò trên ruộng cũng phân vân vì mây biếc trên trời, bông hoa dường như không đồng cảm với nương chiều buông lạnh…

Bài thơ thể hiện được những cảm nhận hết sức tinh tế của nhà thơ về cảnh vật và lòng người. Hoài Thanh có một nhận xét rất sắc về trường hợp của bài Thơ duyên: Ở đây “sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi”(Thi nhân Việt Nam). Đúng vậy, nhà thơ lắng nghe được cái xôn xao, náo nức của cảnh vật và lòng người ẩn kín dưới cái vẻ bề ngoài êm ả, lặng lẽ, dịu dàng của buổi chiều thu – “Ai hay tuy lặng bước thu êm…”

Đó là bản hoà âm của mùa thu vang vọng, của tiếng ríu rít, của muôn lá xôn xao khi trời xanh đổ ngọc. Đó là cái tình tứ e ấp của con đường nhò với gió xiêu xiêu, của cành hoa lả lả với ánh nắng trở chiều, của cánh cò muốn bay theo làn mâv biếc tuy còn ngập ngừng phân vân. Và là cái cảm ứng của loài chim với trời rộng mà lặng lẽ “giang thêm cánh”, là cái cảm giác thấm lạnh của hương đồng cỏ nội dưới sương chiều… Và là cái rụng động thầm kín của lòng anh với lòng \em tuy chỉ ngẫu nhiên đi cùng một đường và chưa hề có băng nhân mối lái…

Cảnh thu trong Thơ duyên không buồn như trong thơ truyền thống hay nhiều bài thơ khác của Xuân Diệu. Nhưng vẫn đúng là cảnh thu. ở đáy tâm hồn trong sáng của chàng trai mới biết yêu đã gặp gỡ cái sang trọng của trời thu, sắc thu, tiếng thu. Và niềm khao khát lứa đôi vừa mới chớm nở, náo nức đấy nhưna còn e ấp trong lòng, cũng phù hợp không khí êm dịu của mùa thu. Bước di của mùa thu là “bước thu êm”. Bài thơ mùa thu là “bài thơ dịu”. Vì thế anh với em không ồn ào, phải bước êm, bước nhẹ, để lắng nghe cuộc giao duyên thầm kín của lòng mình và vũ trụ khi mùa thu tới.

Thơ duyên là một bài thơ rất tiêu biểu của Xuân Diệu, nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu, và rộng hơn, nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời.

Nhưng không phải một Xuân Diệu với sự bồng bột, sôi nổi bộc lộ ra bén ngoài, mà một Xuân Diệu lắng vào bên trong để cảm nhận cái xôn xao náo nức của niềm giao cảm thầm kín và êm ái của vũ trụ và lòng người.

Ông đã dệt nên một “bài thơ dịu” bằng những sợi tơ giăng mắc giữa lòng mình với lòng người, giữa lòng mình với vũ trụ.

Thông tin tác giả

Thêm bình luận