Lượt lời là gì?

Soạn bài Hội thoại tiếp theo: Tìm hiểu về lượt lời

Soạn bài Hội thoại tiếp theo: Tìm hiểu về lượt lời

I/ BÀI TẬP THAM KHẢO

  1. Cho đoạn trích:

Một hôm, cô tôi gọi đến bền cười bảo:

  • Hổng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?

[…]Nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ỷ gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. […]

Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:

  • Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:

  • Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!

Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nĩứn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay,-

Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:

  • Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

[…] Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:

  • Sao cô biết ‘mợ con có con?

Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn […]

Cô tôi bỗng đổi giọng, lại vỗ vai, nhìn vào mặt tôi, nghiêm nghị:

  • Vậy mày hỏi cô Thông […] chỗ ở của mợ mày rồi.đánh giấy cho mợ mày bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?

Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tồi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

  • Mấy lại rằm thảng tám là giỗ đầu của cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mấy, và mày cũng còn phải có họ, có hàng người ta hỏi đến chứ?

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Trong đoạn trích trên, bà cô Hồng nói năm lần.

Hồng nói- (kể cả những lần lời nói của nhân vật được tác giả chuyển thể thành lời kể của tác giả) là năm lần.

  • Trong cuộc hội thoại trên, chỗ:

Sau câu: “Hồng! Mày có muốn vào…”

Sau câu: “Sao lại không vào…” lẽ ra Hồng được quyền nói nhưng lại không nói.

  • Hồng không trả lời bà cô vì Hồng cảm thấy khổ tâm khi mẹ mình bị xúc phạm mà mình không được phép nói hỗn với cô mình. Vì Hồng biết, cô cố tình gieo rắc vào đầu mình những ý nghĩ không tốt về mẹ. Điều đó, thể hiện qua các từ ngữ: “Ý nghĩa cay độc”, “rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.

Anh Mịch nhăn nhó nói:

  • Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ ông Nghị, kẻo ông ấy đánh con chết. (1)

Ông Lí cạu mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:

  • Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi. (2)
  • Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ. (3)

Thì mày hẹn ngày khác với ông ấy, không được à? (4)

  • Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nóị sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con con chết đói. (5)
  • Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã

sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào khồng tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù. (6)         –

  • Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy. (7)
  • Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng’ bay, nhưng ai thương tao. Hôm ấy, mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu. (8)

(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

Trong đoạn trích trên có bao nhiêu người nói, bao nhiêu lượt lời?

  • Trong đoạn trích trên có tám lượt lời của hai người.
  • Những câu thuộc lượt lời của ông Lí: 2, 4, 6, 8.
  • Những câu thuộc lượt lời của anh Mịch: 1, 3, 5, 7.

b) Bình luận về tính cách nhân vật qua đoạn hội thoại.

  • Đoạn hội thoại cho ta thấy anh Mịch là người yếu thế hơn, dưới quyền của ông Lí. Lời nói của anh Mịch đầy tính nhẫn nhục, thái độ sợ hãi, van lơn.
  • Tính cách ông Lí qua lời thoại là người có quyền có thế. Thái độ của ông Lí hung hăng, ngang ngược và không hề xót thương cho tình cảnh của người khác.

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận