Soạn bài Mây và Sóng đầy đủ chi tiết nhất

“Mây và Sóng” là một trong những văn bản rất quan trọng của Ngữ Văn lớp 9. Hocvet.com sẽ đưa ra những gợi ý giúp các bạn Soạn bài Mây và Sóng chính xác nhất. Hãy cùng theo dõi ngay dưới đây!

Câu 1 (trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)

a. Lời nói của em bé trong bài thơ gồm có 2 phần. 2 phần này có điểm giống và khác nhau.

Giống nhau:

– Cả hai phần có kết cấu xây dựng giống nhau, số dòng thơ và cách xây dựng trình tự lời kể giống nhau.

Khác nhau:

– Đối tượng: ở khổ thứ nhất là “mây” – ở khổ thứ hai là “sóng”

– Trò chơi: khổ thứ nhất thì “con là mây và mẹ là trăng” – ở khổ thứ hai thì “con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ”.

Không gian: ở khổ thứ nhất là “trên trời” – ở khổ thứ hai là “dưới biển”.

b. Hai phần của đoạn thơ này không thể tách rời. Nhau ý nghĩa có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Phải có đoạn thơ thứ hai thì người đọc mới có thể thấu hiểu được những lời thổ lộ của em bé. Nếu thiếu đi đoạn hai, bài thơ chỉ dừng lại ở lời kể thông thường, không bộc lộ được nhiều cảm xúc.

Câu 2 (trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)

– Vị trí dòng thơ “Con hỏi: …” ở mỗi phần

Ở khổ thứ nhất là:

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình Lên đó được?”

Ở khổ thứ 2 là:

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được”

– Nguyên nhân em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống “trên mây” và những người sống “trong sóng”:

Trẻ con luôn mang trong mình tâm hồn ngây thơ, luôn muốn được vui chơi thỏa thích. Chính vì lý đó, việc em bé chưa từ chối ngay mà hỏi lại là phản ứng tự nhiên, chân thật nhất.

Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên đều là những trò chơi hấp dẫn. Nhưng em bé đã tạo ra những trẻ chơi còn hấp dẫn hơn thế. Trong cuộc vui đó không chỉ có thiên nhiên mà còn có mẹ sát cánh cùng.

=> Qua đây thể hiện được tình cảm đặc biệt của em bé dành cho mẹ của mình. Đồng thời cũng nhằm ví tình mẫu tử của mẹ như bao la như biển, như mây trời…

Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

– Tác gảu sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, những lời mời gọi như những cám dỗ của cuộc đời.

– Mây, song, trăng, biển,… đều là những hình ảnh mang tính biểu tượng vô cùng đẹp đẽ.

Câu 5 (trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Câu thơ mang nhiều hàm nghĩa vô cùng sâu sắc:

Tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm không gì có thể so sánh được. Có thể nhiều người thấy rằng các thú vui với mây, với sóng hấp dẫn hơn. Nhưng đối với em bé, những giây phút hạnh phúc bên mẹ mới là hạnh phúc nhất.

Câu 6 (trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)

– Đứng trước những cám dỗ cuộc đời, hãy luôn vững lòng hướng về người thân. Hãy trân trọng những giây phút bên những người thân yêu.

– Hạnh phúc đôi khi không phải là những điều xa xôi hay phi thường. Hạnh phúc xuất phát từ những điều bé nhỏ bình dị nhất.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các em soạn bài Mây và Sóng tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm những bài viết hữu ích khác trên trang web của chúng tôi!

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

  • Rabinđranát Tagor (1861-1941) là thi hào An Độ và cũng là một thiên tài của nhân loại.

Ổng sinh ra và trưởng thành tại thành phô’ Can-cút-ta bang Bengan, Ân Độ trong một gia đình ưu tú, tài hoa, có truyền thông văn hóa nổi tiếng.

Ông đoạt giải Nobel và văn chương năm 1913 với tập Thơ Dâng. Rabinđranát Tagor là một nhà thơ gặp bất hạnh trong cuộc sống gia đình. Trong 6 năm từ 1902 đến 1907, ông đã mất 5 người thân: vợ (1902), con gái thứ hai (1904), cha và anh (1905) và con trai đầu (1907). Nhiều người cho rằng đó cũng là nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình đã trở thành một trong những đề tài quan trọng của thơ ông.

  • Ông đã để lại khoảng năm mươi, tập thơ, hơn một chục cuốn tiểu thuyết, vài chục vở kịch, bút kí, tiểu luận.

Thơ ông viết theo một nguồn cảm hứng vô tận: tình yêu, một tình yêu dành cho hoa cỏ, con người và vũ trụ.

Ông cũng là nhà thơ của tuổi thơ, đã viết nhiều thơ cho lứa tuổi nhi đồng. Bài thơ nào cũng bát ngát bầu trời, lộng lẫy ánh sáng, màu sắc, sinh động những hình ảnh đẹp đẽ, dào dạt tình cảm nhân văn.

Mây và sóng là bài thơ hay và đẹp về tình mẹ con đầm ấm, vui tươi, chan chứa, hài hòa một niềm hạnh phúc bình dị, sâu xa.

Đó là một câu chuyện của một em bé kể với mẹ em là mây rủ em lên trời chơi, em thích lắm, muôn đi lắm. Sóng rủ em ra biển chơi, em cũng thích lấm, muốn đi lắm. Nhưng em thương mẹ, muốn gần mẹ nên em nghĩ ra cách làm mây, mẹ làm trăng, em làm sóng, mẹ làm biển, để ở nhà chơi với mẹ.

II./ GỢI Ý ĐỌC HIỂU

1./ a) Đây là một bài thơ văn xuôi không ràng buộc bởi luật thơ nào và cũng không có vần. Tuy nhiên bài thơ vẫn có âm điệu nhịp nhàng cho thấy được qua bố cục, qua cấu tạo các dòng thơ.

Lời nói của em bé trong bài thơ Mây và sóng gồm hai phẩn có nhiều nét giống nhau, gắn với hai cảnh thơ ngoạn mục được sáng tạo bằng trí tưởng tượng. Cảnh đầu Mây, cảnh sau Sóng đã rủ em bé bỏ nhà di rong chơi. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. ít nhiều em bé đẫ bị lôi cuốn trước lời rủ rê, mời gọi nhưng cuối cùng, tình thương yêu mẹ đã chiến thắng.

b) Mây và sóng cũng có thể xem là lời thồ’ lộ tình cảm của em bé với mẹ. Lời thố’ lộ đó tự nhiên, liền mạch. Điều đáng chú ý ở đây là sự thố’ lộ tình cảm cùa em bé không phải là sự thổ lộ tình cảm trong tình buông thông thường mà chính là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống có thử thách, không chỉ xảy ra một lần. Chính vì thế, đến phần thứ hai thì ý thơ mới được trọn vẹn. Có như vậy, tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện đầy đủ.

c) Trừ cụm từ “Mẹ ơi”, hai phần đểu giông nhau về trình tự tường thuật.

  • Lời rủ rê.
  • Lời từ chối và lí do từ chối.
  • Đưa ra trò chơi do em bé sáng tạo.

Trong lí do từ chối đã thấy được tình con thương yêu mẹ, song qua trò chơi do con sáng tạo ra tình thương yêu ấy mới trớ nên nổi bật hẳn.

“Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm.”

‘     – Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lãn mãi rồi sẽ cười vang vã tan vào lòng mẹ.”

Tuy là trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời ở hai phần không hề trùng lặp. Cả mây và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên hấp dẫn không giông nhau. Cầ hai trò chơi do em sáng tạo ra cũng khác nhau. Hình ảnh mẹ, tấm lòng mẹ tuy cùng hiện ra qua lời con trẻ nhưng ở phần hai thấm đượm rõ nét hơn, da diết hơn.

2./ Ở mỗi phần, khi những người sống “trên mây” và những người sống “trong sóng” rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào minh lên đó được?”

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào minh ra ngoài đó được?”

Chú bé hỏi và những người kia đã trả lời, hướng dẫn.

Nếu chú bé từ chối ngay lời rủ rê của những người ấy thì tình cảm thiếu chân thực vì trẻ con nào mà chảng ham chơi. Khi nghe lời mời gọi rủ rê, hai lần, lần nào chú cũng ra vẻ băn khoăn ít nhiều chú bé đã bị lôi cuốn.

Thế nhưng, tình yêu thương mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến’ việc mẹ đang dợi ở nhà, mẹ không muôn chú di chơi là chú bé đã từ chối những lời rủ rê mời gọi dù những trò chơi đó hấp dẫn đến đáu chăng nữa.

3./ Tuy không nhận lời để được nhấc bổng tận tầng mây, và được làm sóng nâng đi nhưng chú bé vẫn yêu mây và sóng, vẫn hòa hợp được tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử trong trò chơi sáng tạo của mình. Trong trò chơi đó, chính chú biến thành mây, rồi thành sóng, còn mẹ thành “mặt trăng” và “bến bờ kì lạ”.

So với những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên, những trò chơi của “mây và sống” cùa chú bé hay và thú vị hơn nhiều. Chú bé không chỉ có.“mây” (chính chú biến thành mây) mà còn có mặt trăng, hiện thân của mẹ để cùng sống dưới một mái nhà, cho chú được ôm ấp, tiếp nhận ánh sáng dịu dàng. Chú không chỉ có “sóng” (chính chú biến thành sóng) mà còn có “bến bờ kì lạ” hiện thân của mẹ, luôn bao dung rộng mở luôn sẵn sàng tiếp đón em “lăn, lăn mãi vào long”.

4./ Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời… vốn là những hình ảnh thiên nhiên mơ mộng gần gũi quen thuộc với mọi người. Tất cả những hình ảnh đó trong bài thơ đều do chú bé tưởng tượng ra. Đó là hình ảnh đẹp, lung linh, kì ảo. Những ai sống trên mây, sống trong sóng. Đó là những nhân vật thần kì của cổ tích… rất gần gũi thân thuộc với tuổi thơ.

Những hình ảnh đó tuy lung lỉnh kì ảo nhưng cũng rất sinh động và chân thực. Tất cả được nhà thơ miêu tả với những hình dáng, hoạt động, âm thanh mà màu sắc đều rất phù hợp.

5./ Những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ đều mang ý nghĩa tượng trưng. Bến bờ kì lạ là biểu tượng của tâm lòng mẹ bát ngát bao dung rộng mở với con. Đem tình mẹ con so sánh với mây, trăng, sóng, biển, bờ bến, nhà thơ đã dụng ý nâng cao tình cảm đó lên ngang tầm vũ trụ. Đặc biệt nhất là hai câu cuối bài:

“Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biẽt mẹ con ta ở chộn nào.”

Nói “không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” nghĩa là mẹ con ta ở khấp mọi nơi không gì có thể chia cách, tách rời, phân biệt được. Tình mẹ con mãi là thiêng liêng, bất diệt ở khắp mọi nơi.

6./ Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ Mây và sóng của Tago còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm bao điều khác.

  • Muốn từ khước những cám dỗ và quyến rũ trong cuộc đời, con người phải có điểm tựa vững chắc. Tình mẹ con chính là một trong những điểm tựa vững chắc đó.
  • Hạnh phúc không phải ở “trên mây” cao vợi, hay “trong sóng” xa xôi, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và do chính con người chúng ta tạo dựng nên.

Gợi ý: Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây Và Sóng của Ta-go đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận