Thuyết minh về đồ chơi dân gian Tò He

Thuyết minh về đồ chơi dân gian Tò He

Mở bài

  • Ngày nay có rất nhiều đồ chơi hiện đại hấp dẫn, nhưng đồ chơi dân gian vẫn không vắng mặt trong đời sông của trẻ thơ.
  • Trong số những đồ chơi dân gian tưởng đã không tồn tại thì nay được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đồ chơi ấy vẫn tồn tại và phát triển. Một trong sô” đồ chơi đó chính là cái tò he.
  • Tò he có từ bao giờ? Tại sao lại gọi là tò he? Nguyên liệu làm nên tò he là gì? Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát triển đồ chơi tò he?

Thân bài

Xuất xứ

  • Không ai biết chính xác đồ chơi tò he có từ bao giờ và ai là người đầu tiên làm ra nó.
  • Tò he tồn tại trong dân gian từ rất lâu, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La, xã Phương Dực, Phú Xuyên, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
  • Một cụ già trong làng (81 tuổi) cho biết nghề nặn tò he có lịch sử hơn 300 năm.
  • Về tên gọi tò he: Lúc đầu người ta gọi đồ chơi này là đồ chơi chim cò vì sản phẩm làm ra là con vật gần gũi với cuộc sông của người nông dân.
  • Về sau, con vật nặn ra được gắn với một chiếc kèn ống sậy. Kèn có thể phát ra âm thanh hấp dẫn. Khi thổi, kèn có tiếng kêu ngắt quãng tò… te… Sau truyền miệng chệch đi thành tò he. Có lẽ vì thế, người ta mới gọi là tò he.

Nguyên liệu làm tò he

  • Bột gạo 1 kg gạo tẻ thì trộn với 0,1 kg gạo nếp rồi đem xay bột. Nhào bột với nước cho đến khi bột nhuyễn, quyện dính vào nhau, vê thành cục. Cho cục bột vào nồi nước đang sôi để một giờ đồng hồ đến khi bột nổi, chìm xuống rồi lại nổi lên thì vớt ra. Để nguội rồi nhuộm các màu theo ý muôn.
  • Phẩm màu: các màu này đều lấy từ thiên nhiên. Màu vàng là màu của nghệ. Màu đỏ là màu của gấc. Màu xanh là màu của lá cây,…
  • Que tre: vót nhỏ, dài khoảng 20 đến 30 cm, dùng để gắn cái tò he.

Ý nghĩa của đồ chơi tò he

  • Lưu giữ nét văn hóa dân gian của dân tộc.
  • Lưu giữ và phát triển được làng nghề truyền thông.
  • Giúp công ăn việc làm cho nhiều người, nhiều gia đình vượt qua khó khăn về kinh tế.

Kết bài

  • Ngày nay, tò he không chỉ là những con vật. Người làm to he rất nhanh nhạy và sáng tạo. Ngoài những con vật quen thuộc, người ta còn nặn các nhân vật trong phim hoạt hình mà trẻ yêu thích. Không những vậy, những người nặn còn sáng tạo khi nặn những nải chuối, buồng cau, miếng trầu để các bà, các mẹ, các chị lên chùa thắp nhang,…
  • Nước ta đã cử cụ Nguyễn Văn Tố (81 tuổi) mang nghề truyền thông của quê hương đại diện cho Việt Nam tham gia “Những ngày văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản”.
  • Đông đảo bạn bè quốc tế biết đến nghề nặn tò hè ở nước ta.
  • Chúng ta cần giữ gìn và phát triển nghề nặn tò he, để trên khắp đất nước, những đồ chơi dân gian song song tồn tại cùng những đồ chơi hiện đại từ các nước trên thế giới nhập vào.

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận