Giáo án bài giảng Vật lý 10: Lực Ma Sát

Xin giới thiệu đến bạn đọc nội dung tham khảo cách thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý lớp 10, bài 13: Lực ma sát theo chương trình SGK Vật lí lớp 10 mới hiện nay. Hocbai.edu.vn mong là bạn sẽ có được những thông tin cần thiết trong bài viết thiết kế giáo án bài giảng Vật lí lớp 10 – Bài 13: Lực ma sát của chúng tôi nhé!

I-MỤC TIÊU

1-Về kiến thức

-Nêu được đặc điểm của lực ma sát trượt, lực ma sát lăn và lực ma sát nghỉ

-Viết được công thức của lực ma sát trượt

-Nêu được ý nghĩa của lực ma sát trượt trong đời sống kỹ thuật

2-Về kĩ năng

Vật dụng kiến thức về lực ma sát để giải thích một số hiện tượng thực tế, đặc biệt là vai trò của lực ma sát nghỉ trong việc đi lại của con người, động vật và phương tiện giao thông

-Vận dụng công thức lực ma sát trượt để giải bài tập

-Nêu một số ví dụ về cái lợi và hại của lực ma sát trong cuộc sống và cách làm tăng, giảm lực ma sát trong trường hợp đó

-Biết được các bước thực nghiệm từ giả thiết đến kiểm tra giả thiết và vận dụng

II-CHUẨN BỊ

Giáo viên

Một số dụng cụ để làm thí nghiệm:

-2 hình hộp chữ nhật có bản chất khác nhau cùng trọng lượng và mặt tiếp xúc. Trên đó có khoét lỗ để đặt vật nặng.

-Lực kế có giới hạn đo phù hợp

-Ổ bi và con lăn

Học sinh

-Ôn lại các khái niệm về lực ma sát, các loại lực ma sát, vai trò và tác hại của lực ma sát, cách làm tăng, giảm lực ma sát trong thực tế.

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinhTrợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1.(6 phút) :Nhắc lại kiến thức cũ. Nhận thức vấn đề của bài học.Cá nhân suy nghĩ trả lời.-Lực ma sát trượt xuất hiện tại mặt tiếp xúc của hai vật khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của một vật khác.-Lực ma sát lăn xuất hiện tại mặt tiếp xúc của hai vật khi một vật chuyển động lăn trên bề măt của một vật khác.-Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.-Lực ma sát có thể có lợi hoặc có, hại. Có thể làm tăng (hoặc 1 giảm) ma sát bằng cách làm tăng (hoặc giảm) độ nhám của bề mặt tiếp xúc giữa hai vật, …o. Có những loại lực ma sát nào? Các lực đó xuất hiện ở đâu, khi nào?o. Lực ma sát có xu hướng cản lại chuyển động nên nó có chiều ngược với chiều chuyển động và có phương song song với mặt tiếp xúc.o. Lực ma sát có lợi hay có hại? Có thể làm tăng hoặc giảm ma sát bằng cách nào?o. Như vậy chúng ta đã biết được có những loại lực ma sát nào và bước đầu biết được cách làm tăng, giảm ma sát. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề liên quan đến lực ma sát mà chúng ta còn chưa biết hoặc chưa lí giải được. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết được phần nào những thắc mắc đó.
Hoat động 2. (15phút)Khảo sát lực ma sát trượt.Cá nhân suy nghĩ trả lời. HS thảo luận nhóm để thiết kế các phương án thí nghiệm. Câu trả lời có thể là:-Để khảo sát sự phụ thuộc của lực ma sát vào diện tích tiếp xúc có thể tiến hành như sau: đặt khúc gỗ tiếp xúc với mặt bàn nằm ngang theo các mặt có tiết diện khác nhau rồi kéo đều. Đọc số chỉ của lực kế trong các trường hơp đó.-Để khảo sát sự phụ thuộc của lực ma sát vào áp lực lên mặt tiếp xúc có thể tiến hành như sau: thay đổi số quả nặng đặt trên khúc gỗ rồi kéo đều. Đọc số chỉ lực kế trong các trường hợp.…Gá nhân tiếp thu, ghi nhớ. Cá nhân suy nghĩ trả lời.HS viết biểu thức tính lực ma sát trượt từ công thức của hệ số ma sát trượt.o. Có thể đo lưc ma sát trượt bằng cách nào? Giải thích phương án đưa ra.Tùy câu trả lời của HS, tuy nhiên đối với phương án kéo đều vật trên mặt phẳng nằm ngang GV cần lưu ý HS vận dụng định luật II Niu-tơn để giải thích phương án thí nghiệm.o. Hoàn thành yêu cầu C1.Gợi ỷ: GV hướng dẫn HS theo các bước của phương pháp thực nghiệm:-Nêu giả thuyết.-Tìm phương án thí nghiệm để kiểm tra giải thuyết.-Rút ra kết luận.Tuy nhiên, do thời gian có giới hạn nên HS chỉ nêu giả thuyết và tìm phương án kiểm tra giả thuyết chứ không cần tiến hành cụ thể từng phép đo, việc này sẽ được làm ở giờ thực hành.Với các phương án của HS đưa ra, GV yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm khác rồi đưa ra đánh giá cuối cùng với HS ở mỗi phương án thí nghiệm.GV Có thể tiến hành nhanh một số thí 1 nghiệm đơn giản với dụng cụ thí nghiệm đã cho. Sau đó thông báo kết luân về sự phụ thuộc của lực ma sát vào các yếu tố và hệ số ma sát trượt:o. Có thể tính lực ma sát trượt bằng công thức nào?GV cho HS đọc các thông tin ở bảng 13.1 để có hình dung cụ thể hơn về hệ số ma sát trượt ở một số chất.Chú ỷ: với đối tượng HS khá giỏi, GV CÓ thể cung cấp thêm thông tin thực ra độ lớn lực ma sát trượt có giảm chút ít khi tăng tốc độ giữa các bề mặt, tuy nhiên thay đổi đó là không đáng kể nên ta có thể coi độ lớn lực ma sát trượt là độc lập với tốc độ.
Hoat động 3. (6 phút)Tìm hiểu khái niệm lực ma sát lăn.HS tham gia thí nghiệm cùng GV.Cá nhân suy nghĩ trả lời.-Khi kéo vật trượt đều thì số chỉ lực kế cho biết độ lớn lực ma sát trượt.-Khi kéo vật lăn đều thì số chỉ lực kế cho biết độ lớn lực ma sát lăn.Trả lời: Lực ma sát lăn nhỏ hơn nhiều so với lực ma sát trượt. Do đó muốn giảm lực ma sát ta có thể chuyển từ ma sát trượt về ma sát lăn.C2: Hòn bi lăn chậm dần là do có lực ma sát lăn nhưng vì lực này nhỏ nên hòn bi lăn được một đoạn khá xa mới dừng lại.GV tiến hành thí nghiệm với vật nặng hình trụ tròn, lần lượt kéo vật trượt đều và kéo vật lăn đều trên mặt phẳng ngang. Yêu cầu HS đọc số chỉ của lực kế trong hai trường hợp.o. Số chỉ lực kế trong các trường hợp cho biết điều gì ?o. So sánh độ lớn của lực ma sát trượt và lực ma sát lăn? Có cách nào để làm giảm ma sát trượt nếu nó có hại mà không thay đổi tính chất của bề mặt tiếp xúc ?GV dùng vòng bi, con lăn để minh hoạ.o. Hoàn thành yêu cầu C2.
Hoạt động 4. (8 phút)Nghiên cứu đặc điểm và vai trò của lực ma sát nghỉ.Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.         Cá nhân đọc SGK để thu nhận thêm thông tin.Trong chương trình THCS, HS đã biết: khi kéo vật mà vật chưa chuyển động thì lực ma sát nghỉ cân bằng với lực kéo. Do vậy GV chỉ cần thông báo những đặc điểm của lực ma sát nghỉ, đặc biệt lưu ý khi nói đến hướng của lực ma sát nghỉ.Chú ý: khi đưa ra nhận xét về mối quan hệ giữa độ lớn của lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt, có thể giải thích cho HS là: khi tác dụng một lực kéo song song với mặt tiếp xúc cho vật chuyển động trượt thì cần một lực lớn hơn lực để duy trì chuyển động trượt đó, do vậy lực ma sát nghỉ cực đại có giá trị lớn hơn lực ma sát trượt.Chú ý: với đối tượng HS khá giỏi, GV có thể cung cấp thêm thông tin lực ma sát nghỉ cực đại tỉ lệ thuận với độ lớn của áp lực trên mặt tiếp xúc và được tính bởi công thức:
Hoat động 5. (8 phút)Củng cố, vận dụng.Cá nhân hoàn thành yêu cầu phiếu học tập.GV nhắc lại các đặc điểm của ba loại lực ma sát, công thức tính lực ma sát trượt và một số biện pháp nhằm làm tăng, giảm ma sát.o. Hoàn thành yêu cầu ở phiếu học tập.
Hoạt động 6. (2 phút)Tổng kết bài học.Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập.GV nhận xét giờ học.Bài tập về nhà: Làm các bài tập trong SGK và SBT.-Đọc mục “Em có biết ?” ở SGK.-Ôn lại kiến thức về định luật II, III Niu-tơn, chuyển động tròn đều và lực hướng tâm.
PHIẾU HỌC TẬPCâu 1. Một người đạp xe lên dốc, lực ma sát ở nơi tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường là :A.. lực ma sát trượt.B.. lực ma sát lăn.C.. lực ma sát nghỉ.D.. lực ma sát lăn và lực ma sát trượt.Câu 2. Người ta sử dụng vòng bi trên bánh xe đạp là với dụng ý gì ?A.. Để chuyển ma sát trượt về ma sát lăn.B.. Để chuyển ma sát lăn về ma sát trượt,c.. Để chuyển ma sát nghỉ về ma sát lăn.D.. Để chuyển ma sát lăn về ma sát nghỉ.Câu 3. Đẩy một cái thùng có khối lượng 50 kg theo phương ngang với lực 150 N làm thùng chuyển động. Cho biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là 0,2. Tính gia tốc của thừng. Lấy g = 9,8 m/s2.ĐÁP ÁNCâu 1. B.Câu 2. A.

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận