Giới thiệu về truyện ngắn Làng và tác giả Kim Lân

Giới thiệu về truyện ngắn Làng và tác giả Kim Lân

Mở bài

  • Kim Lân là một nhà văn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn. Ông hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
  • Làng là truyện ngắn tiêu biểu của ông viết về đề tài này.

Thân bài

Giới thiệu về tác giả

  • Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh.
  • Ông sinh năm 1920 và mất năm 2007.
  • – Ông chỉ học hết bậc Tiểu học rồi phải đi làm kiếm sống do hoàn cảnh gia đình khó khăn.
  • Năm 1944, ông được giác ngộ cách mạng và tham gia Hội Văn hóa cứu quốc.
  • Ngoài hoạt động sáng tác, ông còn tham gia diễn kịch, đóng phim. Ông đặc biệt thành công trong vai lão Hạc với phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
  • Ông bắt đầu sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám 1945.
  • Những truyện ngắn đầu tay của ông được đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc chủ nhật.
  • Các tác phẩm của ông chủ yêu viết về cuộc sông ở nông thôn và cảnh ngộ của những người nông dân.
  • Những tác phẩm chính:

+ Vợ nhặt

+ Đứa con người vợ lẽ + Đứa con người cô đầu + Cô Via

+ Đôi chim thành…

+ Tập truyện ngắn Nên vợ nèn chồng (1955).

+ Tập truyện ngấn Con chó xấu xí (1962).

  • Năm 2007, ông mất vì bệnh hen suyễn. Ông thọ 87 tuổi.

Giới thiệu về đoạn trích làng.

  • Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiên chống Pháp và đăng lần đầu trôn tạp chí Văn nghệ năm 1948.
  • Đoạn trích Làng trong sách giáo khoa đã lược bỏ phần đầu của tác phẩm (phần giới thiệu về hoàn cảnh rời làng lên nơi tản cư của ông Ilai và cái tính thích khoe làng của ông).
  • Làng là một truyện ngắn có cốt truyện đơn giản. Tác giả tập trung vào diễn tả tâm trạng của nhân vật chính – ông Hai. Câu chuyện nói về gia đình ông Hai rời làng đến ở nơi sơ tán. Khi đang ở nơi sơ tán ông nghe tin làng mình là việt gian, “cổ ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Ông như sống lại khi Chủ tịch làng lên nơi sơ tán cải chính lại tin đồn. Nhà bị đốt sạch ông không buồn mà chỉ biết vui vì làng mình không theo việt gian.
  • Ông say sưa kể về chuyện làng ông đánh Tây.

Về nội dung: Truyện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trong kháng chiến. Họ là những người có tình cảm nồng hậu, hài hòa. Họ cũng là những người có tình yêu làng quê, yêu cách mạng, yêu quê hương đất nước sâu sắc.

Về nghệ thuật:

  • Ông thành công trong việc xây dựng tình huống và miêu tả tâm lí nhân vật (diễn biên tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình làm việt gian cho đôn khi tin đồn được cải chính).
  • Ông sử dụng ngôn ngữ trần thuật rất thành công.
  • Lời văn mộc mạc, giản dị. Giọng văn thủ thỉ, tâm tình dỗ đi vào lòng người đọc.

Kết bài

  • Truyện ngắn Làng nói chung, đoạn trích nói riêng đã rất thành công trong việc miêu tả một cách sâu sắc cuộc sống của người nông dân ở làng quê, ở nơi sơ tán.
  • Người đọc trân trọng những người nông dân thật thà chân chất mà có lòng yêu quê hương đất nước chân thành và sâu sắc.
  • Qua đoạn trích, em hiểu hơn về cuộc sống của người nông dân trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • Em càng biết yêu quý và trân trọng những người nông dân trong cuộc sông lao động hiện nay.

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận