Lớp 10 – Học vẹt https://hocvet.com giáo dục cho mọi lứa tuổi Mon, 08 Nov 2021 03:51:36 +0000 vi-VN hourly 1 163425933 Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm https://hocvet.com/phan-tich-hinh-anh-con-co-trong-bai-con-co-ma-di-dem/ https://hocvet.com/phan-tich-hinh-anh-con-co-trong-bai-con-co-ma-di-dem/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:51:07 +0000 https://hocvet.com/?p=1175 Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm – Sau khi học xong các tác phẩm dân gian, em cứ bồi hồi suy nghĩ về nhân vật con cò trong bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm, một con cò đảm đang, giữ vững phẩm chất trong sạch cho đến phút chót cuộc đời. Mở đầu bài ca dao, đã thấy ngay hình ảnh bi đát của con cò, vì “đi ăn đêm, đậu phải cành mềm” nên đã bị “lộn cổ xuống ao”. Vì sao cò lại đi ăn đêm?

Bài viết Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm – Sau khi học xong các tác phẩm dân gian, em cứ bồi hồi suy nghĩ về nhân vật con cò trong bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm, một con cò đảm đang, giữ vững phẩm chất trong sạch cho đến phút chót cuộc đời.

Mở đầu bài ca dao, đã thấy ngay hình ảnh bi đát của con cò, vì “đi ăn đêm, đậu phải cành mềm” nên đã bị “lộn cổ xuống ao”. Vì sao cò lại đi ăn đêm? Phải chăng cò có cả một đàn con nheo nhóc chờ mồi ở tổ há miệng đòi ăn? Phải chăng cò bố không còn nữa, đã trút cả gánh nặng nuôi con lên đôi vai gầy yếu của cò mẹ, nên nó lam lũ đêm hôm? Chắc hẳn là thế.

Tôi hình dung cò mẹ đã lặn lội vất vả suốt từ sớm mai đến chiều muộn vẫn không đủ ăn cho cả lũ cò con. Thấy con tranh nhau há mỏ gào ăn, cò mẹ không thể đành lòng; quá thương con nên lại gượng cất cánh ra đi. Nhưng sức cò có hạn, cò đã cả ngày kiếm ăn kiệt lực, mắt hoa, đầu váng, chân run đứng không vững nữa. Hình ảnh “lộn cổ” cho ta thấy cò đã chồn chân, mất sức đến mức nào!

Và lúc này, cò đang mấp mé giữa cái sống với cái chết. Cò nghĩ ngợi gì, chọn lựa con đường nào đây? Mấy câu sau là lời kêu cứu thảm thiết của cò. “… Ông vớt tôi nao!” cò đã chọn con đường sống. Cuộc sống của cò quá cơ cực, nhưng cò vẫn thiết tha muốn sống. Điều đó dễ hiểu: cò rất thương con, cò có trách nhiệm làm mẹ. Cò đã kêu cứu: ông chài, ông câu hay ông qua đường nào đó ơi, hãy “vớt tôi nao!”, tiếng “nao” cho thấy giọng kêu đã đuối hơi, cạn sức lắm rồi.

Trong cái hoàn cảnh bi đát ấy, lúc cái chết kề bên, đã sáng ngời lên triết lí sống cao cả của người lao động Việt Nam xưa, thông qua lời trăng trối của cò:

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

Mặc dù cò đi ăn đêm, nhưng là đi kiếm ăn cho con, chứ không làm gì gian tham vụng trộm. Nó đã sống trong bần hàn, nhưng không hề nhơ nhuốc. Vì thế, nó không thể để con phải hổ thẹn thấy mẹ chết trong dơ dáy. Thật thanh cao, tự trọng biết bao!

Hình ảnh con cò trong bài ca dao chính là hình ảnh đại diện cho nhân dân ta, thật thà, chịu khó và đặc biệt là có phẩm chất cao quý “đói cho sạch, rách cho thơm”. Và con cò cũng là hiện thân cho người phụ nữ Việt Nam tần tảo, đôn hậu, yêu chồng thương con ở xã hội ta những thuở nào.

BÀI LÀM 2

Đúng là càng sống, càng suy nghĩ và thương yêu, ta càng thấy những bài ca dao quen thuộc nhất của dân tộc ta thật sự chứa đựng một vẻ đẹp lạ lùng và rất khó phân tích, vẻ đẹp chưa thể nào hiểu hết ngay và lại càng khó nói ra cho rõ. Chẳng hạn như bài ca dao đối với nhiều người có lẽ là thân thiết nhất, vì nó thấm quyện rất sâu vào những kỉ niệm về tuổi thơ đã qua, và về người mẹ:

Con cò mà đi ăn đêm…

Đẹp như một dòng ánh sáng xót đau, bài ca dao chảy long lanh trong ta, rửa sạch và mài sáng tâm hồn. Ta cảm kích nhớ đến mẹ cha ta, tổ tiên ta ngày trước, cả một đời khổ nhục, âm thầm cho đến lúc chết đi vẫn còn đắng cay oan ức. Nhưng trái tim ấy, trong khổ đau, nói như Tố Hữu, lại sáng ngời lên như ngọc. Ta còn kinh ngạc mãi, mỗi lúc nghĩ rằng, đối với con cò sắp bị đời phanh xác ra, cái đau đớn không phải là nghèo hèn, cũng không phải là cái chết, mà là lòng mình, cuối cùng lại bị bợn chút đục nhơ, vì như dân ta vân nghĩ: “Cáo chết để da, người ta chết để tiếng”.

Một dân tộc như thế có thể nào chịu để cho kẻ thù làm nhục? Thật không thể diễn tả nổi vẻ đẹp tự nhiên và cao cả của cả hai câu hát cuối cùng:

Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục…

Lời dặn dò, trăng trối nghe nghẹn ngào, đau xé tận ruột gan, mà thiêng liêng biết nhường nào! Tim ta nhói sang len khi nghe nhắc đến lũ “cò con”. Ôi, cha mẹ ta, dân tọc ta nữa, cũng như con cò của khúc ca còn nghèo quá, gia sản để lại cho ta cũng không có gì ngoài cái hòn máu thiêng liêng, cái viên ngọc tinh thần vô giá ấy. Cái lẽ làm người trong sạch đó còn đời đời soi chiếu trong tâm hồn dân tộc ta, nhờ những người mẹ Việt Nam – hiện thân của tình thương, đêm đêm xiết chặt đứa con bé bỏng vào lòng và âu yếm hát ru bài Con cò mà đi ăn đèm, bài ca dao màu nhiệm.

Bài viết Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/phan-tich-hinh-anh-con-co-trong-bai-con-co-ma-di-dem/feed 0 1175
Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm https://hocvet.com/phan-tich-hinh-anh-con-co-trong-bai-con-co-ma-di-dem https://hocvet.com/phan-tich-hinh-anh-con-co-trong-bai-con-co-ma-di-dem#respond Mon, 08 Nov 2021 03:49:40 +0000 https://hocvet.com/?p=1172 Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm – Sau khi học xong các tác phẩm dân gian, em cứ bồi hồi suy nghĩ về nhân vật con cò trong bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm, một con cò đảm đang, giữ vững phẩm chất trong sạch cho đến phút chót cuộc đời. Mở đầu bài ca dao, đã thấy ngay hình ảnh bi đát của con cò, vì “đi ăn đêm, đậu phải cành mềm” nên đã bị “lộn cổ xuống ao”. Vì sao cò lại đi ăn đêm?

Bài viết Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm – Sau khi học xong các tác phẩm dân gian, em cứ bồi hồi suy nghĩ về nhân vật con cò trong bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm, một con cò đảm đang, giữ vững phẩm chất trong sạch cho đến phút chót cuộc đời.

Mở đầu bài ca dao, đã thấy ngay hình ảnh bi đát của con cò, vì “đi ăn đêm, đậu phải cành mềm” nên đã bị “lộn cổ xuống ao”. Vì sao cò lại đi ăn đêm? Phải chăng cò có cả một đàn con nheo nhóc chờ mồi ở tổ há miệng đòi ăn? Phải chăng cò bố không còn nữa, đã trút cả gánh nặng nuôi con lên đôi vai gầy yếu của cò mẹ, nên nó lam lũ đêm hôm? Chắc hẳn là thế.

Tôi hình dung cò mẹ đã lặn lội vất vả suốt từ sớm mai đến chiều muộn vẫn không đủ ăn cho cả lũ cò con. Thấy con tranh nhau há mỏ gào ăn, cò mẹ không thể đành lòng; quá thương con nên lại gượng cất cánh ra đi. Nhưng sức cò có hạn, cò đã cả ngày kiếm ăn kiệt lực, mắt hoa, đầu váng, chân run đứng không vững nữa. Hình ảnh “lộn cổ” cho ta thấy cò đã chồn chân, mất sức đến mức nào!

Và lúc này, cò đang mấp mé giữa cái sống với cái chết. Cò nghĩ ngợi gì, chọn lựa con đường nào đây? Mấy câu sau là lời kêu cứu thảm thiết của cò. “… Ông vớt tôi nao!” cò đã chọn con đường sống. Cuộc sống của cò quá cơ cực, nhưng cò vẫn thiết tha muốn sống. Điều đó dễ hiểu: cò rất thương con, cò có trách nhiệm làm mẹ. Cò đã kêu cứu: ông chài, ông câu hay ông qua đường nào đó ơi, hãy “vớt tôi nao!”, tiếng “nao” cho thấy giọng kêu đã đuối hơi, cạn sức lắm rồi.

Trong cái hoàn cảnh bi đát ấy, lúc cái chết kề bên, đã sáng ngời lên triết lí sống cao cả của người lao động Việt Nam xưa, thông qua lời trăng trối của cò:

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

Mặc dù cò đi ăn đêm, nhưng là đi kiếm ăn cho con, chứ không làm gì gian tham vụng trộm. Nó đã sống trong bần hàn, nhưng không hề nhơ nhuốc. Vì thế, nó không thể để con phải hổ thẹn thấy mẹ chết trong dơ dáy. Thật thanh cao, tự trọng biết bao!

Hình ảnh con cò trong bài ca dao chính là hình ảnh đại diện cho nhân dân ta, thật thà, chịu khó và đặc biệt là có phẩm chất cao quý “đói cho sạch, rách cho thơm”. Và con cò cũng là hiện thân cho người phụ nữ Việt Nam tần tảo, đôn hậu, yêu chồng thương con ở xã hội ta những thuở nào.

BÀI LÀM 2

Đúng là càng sống, càng suy nghĩ và thương yêu, ta càng thấy những bài ca dao quen thuộc nhất của dân tộc ta thật sự chứa đựng một vẻ đẹp lạ lùng và rất khó phân tích, vẻ đẹp chưa thể nào hiểu hết ngay và lại càng khó nói ra cho rõ. Chẳng hạn như bài ca dao đối với nhiều người có lẽ là thân thiết nhất, vì nó thấm quyện rất sâu vào những kỉ niệm về tuổi thơ đã qua, và về người mẹ:

Con cò mà đi ăn đêm…

Đẹp như một dòng ánh sáng xót đau, bài ca dao chảy long lanh trong ta, rửa sạch và mài sáng tâm hồn. Ta cảm kích nhớ đến mẹ cha ta, tổ tiên ta ngày trước, cả một đời khổ nhục, âm thầm cho đến lúc chết đi vẫn còn đắng cay oan ức. Nhưng trái tim ấy, trong khổ đau, nói như Tố Hữu, lại sáng ngời lên như ngọc. Ta còn kinh ngạc mãi, mỗi lúc nghĩ rằng, đối với con cò sắp bị đời phanh xác ra, cái đau đớn không phải là nghèo hèn, cũng không phải là cái chết, mà là lòng mình, cuối cùng lại bị bợn chút đục nhơ, vì như dân ta vân nghĩ: “Cáo chết để da, người ta chết để tiếng”.

Một dân tộc như thế có thể nào chịu để cho kẻ thù làm nhục? Thật không thể diễn tả nổi vẻ đẹp tự nhiên và cao cả của cả hai câu hát cuối cùng:

Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục…

Lời dặn dò, trăng trối nghe nghẹn ngào, đau xé tận ruột gan, mà thiêng liêng biết nhường nào! Tim ta nhói sang len khi nghe nhắc đến lũ “cò con”. Ôi, cha mẹ ta, dân tọc ta nữa, cũng như con cò của khúc ca còn nghèo quá, gia sản để lại cho ta cũng không có gì ngoài cái hòn máu thiêng liêng, cái viên ngọc tinh thần vô giá ấy. Cái lẽ làm người trong sạch đó còn đời đời soi chiếu trong tâm hồn dân tộc ta, nhờ những người mẹ Việt Nam – hiện thân của tình thương, đêm đêm xiết chặt đứa con bé bỏng vào lòng và âu yếm hát ru bài Con cò mà đi ăn đèm, bài ca dao màu nhiệm.

Bài viết Phân tích hình ảnh con Cò trong bài ca dao Con Cò mà đi ăn đêm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/phan-tich-hinh-anh-con-co-trong-bai-con-co-ma-di-dem/feed 0 1172
Giáo án bài giảng Vật lý 10: Cân bằng của vật có lực quay cố định momen lực https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-can-bang-cua-vat-co-luc-quay-co-dinh-momen-luc/ https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-can-bang-cua-vat-co-luc-quay-co-dinh-momen-luc/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:42:24 +0000 https://hocvet.com/?p=1157 Hocbai.edu.vn xin chia sẽ cùng bạn đọc tham khảo mẫu bài thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý lớp 10, bài 18: Cân bằng của vật có lực quay cố định momen lực. Mong rằng, những thông tin do chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn nghiên cứu sâu về phần thiết kế giáo án bài giản theo chương trình SGK Vật lí lớp 1 mới nhất hiện nay nhé! I-MỤC TIÊU 1-Về kiến thức -Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của momen lực. -Phát biểu được điều kiện cân bằng của một

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Cân bằng của vật có lực quay cố định momen lực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Hocbai.edu.vn xin chia sẽ cùng bạn đọc tham khảo mẫu bài thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý lớp 10, bài 18: Cân bằng của vật có lực quay cố định momen lực. Mong rằng, những thông tin do chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn nghiên cứu sâu về phần thiết kế giáo án bài giản theo chương trình SGK Vật lí lớp 1 mới nhất hiện nay nhé!

I-MỤC TIÊU

1-Về kiến thức

-Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của momen lực.

-Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (hay quy tắc momen lực).

2-Về kĩ năng

-Vận dụng được khái niệm momen lực và quy tắc momen lực để giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp trong đời sống và kĩ thuật cũng như để giải các bài tập SGK và các bài tập tương tự.

-Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản.

II-CHUẨN BỊ

Giáo viên

Bộ thí nghiệm nghiên cứu tác dụng làm quay của lực như ở hình 18.1 SGK, bao gồm : -01 đĩa momen.

-01 hộp gia trọng.

-Dây chỉ tốt (dai, không dãn).

-02 giá đỡ.

-Bút dạ.

-Thước thẳng.

Chú ý: GV nên tiến hành thí nghiệm nhiều lần trước khi dạy để thu được các số liệu thích hợp.

Học sinh

Ôn tập kiến thức về đòn bẩy đã được học ở THCS

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinh

Trợ giúp của giáo viên

Hoạt động 1.(13 phút)
Xét tác dụng của lực với vật có trục quay cô định.

Cá nhân nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.

HS thảo luận nhóm để đưa ra phương án thí nghiệm.

Có thể là: Lần lượt treo các quả cân về hai phía để tạo ra ra các lực Bài 18 – 1 rồi thả nhẹ tay và nhận xét tác dụng của từng lực.

Đại diện các nhóm tiến hành thí nghiệm theo phương án tối ưu nhất (có thể tiến hành theo phương án của SGK đưa ra) và rút ra nhận xét về kết quả thu được:

– Lực Bài 18 – a làm dĩa quay theo chiều kim đồng hồ. Lực b làm đĩa quay ngược chiều kim đồng hồ.

Kết luận: Trường hợp vật có trục quay cố định thì lực có tác dụng làm quay.

Cá nhân thực hiện yêu cầu của GV.

Giải thích: Đĩa đứng yên là do tác dụng làm quay của lực Bài 18 – a đã cân bằng với tác dụng làm quay của lực b

Đặt vấn đề: Ta biết rằng khi tác dụng lực lên một vật có thể làm vật thay đổi vận tốc (chuyển động có gia tốc). Xét trường hợp vật chỉ có thể quay quanh một trục cố định như bánh xe, cánh cửa,… Khi có một lực tác dụng lên vật thì vật sẽ chuyển động như thế nào? Một vật chịu tác dụng của nhiều lực sẽ đứng yên khi nào ?
GV giới thiệu bộ thí nghiệm với “đĩa momen”, chỉ rõ trục quay của đĩa đi qua trọng tâm nên trọng lực bị khử bởi phản lực của trục quay và do đó đĩa luôn cân bằng tại mọi vị trí.

o. Nêu phương án và tiến hành thí nghiệm để xét xem lực tác dụng vào đĩa có tác dụng như thế nào đối với đĩa.

o. Có nhận xét gì về kết quả thu được?

o. Khi nào lực có tác dụng làm quay vật?

Nêu vấn đề : Ta thấy rằng tác dụng làm quay của các lực Bài 18 – 1 đối với đĩa là ngược nhau. Vậy ta có thể tác dụng đồng thời vào đĩa hai lực để vật không quay được không?

o. Hãy tìm vị trí điểm đặt, giá và độ lớn của bđể đĩa đứng yên. Giải thích sự cân bằng của đĩa khi đó?

o. Đối với những vật có trục quay cố định thì lực có tác dụng làm quay. Vật cân bằng khi tác dụng làm quay theo chiều kim đồng hồ của lực này cân bằng với tác dụng làm quay ngược chiều kim đồng hồ của lực kia.

Hoạt động 2. (15 phút)
Xây dựng khái niệm momen lực.

Thảo luận nhóm để tìm câu trả lời.

So sánh: F1 = 3F2 ; d2 = 3d1

Nếu lập tích F.d thì ta có :

F1d1 = F2d2

Dự đoán : tích của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lụt đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.

Thảo luận nhóm, đưa ra các phương án kiểm tra, có thể là:

-Thay đổi phương của các lực nhưng giữ nguyên độ lớn và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực thì đĩa vẫn cân bằng.

-Thay đổi đồng thời độ lớn của các lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực sao cho tích của chúng không đổi thì đĩa vẫn cân bằng.

-Thay đổi tích của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực:

+Nếu F1d1 > F2d2, thì dĩa quay theo chiều kim đồng hồ .

  • Nếu F1d1 < F2d2 thì đĩa quay ngược chiều kim đồng hồ .

Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.

o. Đại lượng vật lí nào có thể đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực? Đại lượng này phải có giá trị như thế nào đối với hai lực Bài 18 – 2 trong thí nghiệm trên ?
Gợi ý: -Xét xem tác dụng làm quay có phụ thuộc vào độ lớn của lực và vị trí giá của lực không ?

-Các vòng tròn vẽ trên đĩa có thể cho biết khoảng cách từ trục quay đến giá của lực (thể hiện bằng dây treo).

-Xét khoảng cách từ trục quay đến giá của các lực.

o. Hãy đưa ra các phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán trên.

Cho HS làm thí nghiệm kiểm chứng.

o. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực gọi là cánh tay đòn của lực.

GV đưa ra khái niệm momen lực.

Hoat động 3. (8 phút)
Tìm hiểu quy tác momen lực

Cá nhân phát biểu.

HS thảo luận nhóm: Dựa vào quy tắc momen lực , xác định c phải có momen lực thỏa mãn điều kiện: M3 = M1+ M2

hay = F3d3

Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.

Cá nhân suy nghĩ, trả lời :

Trục quay tạm thời của cuốc đi qua điểm tiếp xúc của cuốc với mặt đất F1d1 = F2d2

o. Hãy sử dụng khái niệm momen lực để phát biểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định ?
o. Nếu trong trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực trở lên thì điều kiện cân bằng được phát biểu như thế nào ?

GV bố trí thí nghiệm với hai lực Bài 18 – 2 có tác dụng làm đĩa quay cùng chiều kim đồng hồ. Yêu cầu học sinh xác định c GV làm thí nghiệm với dự đoán HS đưa ra để kiểm tra tính đúng đắn của dự đoán.

GV thông báo quy tắc momen lực.

o. Phạm vi ứng dụng của quy tắc momen lực còn mở rộng cho cả trường hợp vật không có trục quay cố định mà có trục quay tức thời xuất hiện trong một tình huống cụ thể nào đó.

Sử dụng chiếc ghế tựa làm minh họa.

o. Hoàn thành vêu cầu C1.

Hoat động 4. (6 phút)
Vận dụng

Cá nhân làm việc với phiếu học tập.

GV nhắc lại các kiến thức cơ bản mômen lực, quy tắc mômen.
o. Hoàn thành yêu cầu ở phiếu học tập. GV chữa nhanh bài làm của HS.

Hoạt động 5. (3 phút)
Tổng kết bài học

GV nhận xét giờ học.
Bài tập về nhà : Làm bài tập 3, 4, 5 SGK.

– Ôn lại về phép chia trong và chia ngoài khoảng cách giữa hai điểm.

PHIẾU HỌC TẬP

Câu 1. Biểu thức nào sau đây là biểu thức momen lực đối với một trục quay?

Bài 18 – 3

Câu 2. Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực ?

A.. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

B.. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.

C.. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.

D.. Khoảng cách từ trục quay đến vật.

Câu 3. Đĩa quay trong hình vẽ bên có trục quay đi qua điểm O. Nếu tác dụng vào điểm A ở trên đĩa một lực Bài 18 – a (như hình vẽ) thì phải tác dụng lực b như thế nào để đĩa nằm cân bằng?

Bài 18 – 4

A.. Điểm đặt tại A, hướng từ dưới lên trên, độ lớn tuỳ ý.

B.. Điểm đặt tại O, hướng từ dưới lên trên, độ lớn thích hợp.

C.. Điểm đặt tại B, hướng từ dưới lên trên, độ lớn thích hợp.

D.. Điểm đặt tại B, hướng từ trên xuống dưới, độ lớn thích hợp.

ĐÁP ÁN

Câu 1. A.

Câu 2. A.

Câu 3. D.

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Cân bằng của vật có lực quay cố định momen lực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-can-bang-cua-vat-co-luc-quay-co-dinh-momen-luc/feed 0 1157
Giáo án bài giảng Vật lý 10: Cân bằng của vật chịu tác dụng của hai và ba lực không song song https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-can-bang-cua-vat-chiu-tac-dung-cua-hai-va-ba-luc-khong-song-song/ https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-can-bang-cua-vat-chiu-tac-dung-cua-hai-va-ba-luc-khong-song-song/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:41:03 +0000 https://hocvet.com/?p=1154 Trong nội dung bài viết dưới đây, Hocbai.edu.vn sẽ cung cấp cho bạn mẫu thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý lớp 10, bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song. Hy vọng, sự chia sẽ của chúng tôi có thể giúp bạn nghiên cứu kỹ hơn những nội dung mà mình đang quan tâm nhé! I-MỤC TIÊU 1-Về kiến thức a). Nêu được định nghĩa của vật rắn và giá của lực. b). Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy.

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Cân bằng của vật chịu tác dụng của hai và ba lực không song song đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Trong nội dung bài viết dưới đây, Hocbai.edu.vn sẽ cung cấp cho bạn mẫu thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý lớp 10, bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song. Hy vọng, sự chia sẽ của chúng tôi có thể giúp bạn nghiên cứu kỹ hơn những nội dung mà mình đang quan tâm nhé!

I-MỤC TIÊU

1-Về kiến thức

a). Nêu được định nghĩa của vật rắn và giá của lực.

b). Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy.

c). Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song.

d). Nêu được cách xác định trọng tâm của một vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực nghiệm.

2-Về kĩ năng

-Vận dụng được các điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự.

II-CHUẨN BỊ

Giáo viên

-Các thí nghiệm theo Hình 17.1, 17.3, 17.4 SGK.

-Các tấm mỏng, phẳng (bằng bìa, nhựa cứng..) theo hình 17.5 SGK.

Học sinh

-Ôn lại : Quy tắc hình bình hành, điều kiện cân bằng của một chất điểm.

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinhTrợ giúp của giáo viên
Hoat động 1. (5 phút)Định nghĩa vật rắn và giá của lựcCá nhân tiếp thu ghi nhớ.Cá nhân thực hiện yêu cầu của GV.  – Dựa vào khái niệm vật rắn, suy nghĩ trả lời: Với vật rắn, do có kích thước lớn nên các lực tuy đặt vào một vật nhưng lại có thể không cùng điểm đặt.Thông báo cho HS các khái niệm mới :-Giá của lực: là đường thẳng mang vectơ lực.Yêu cầu HS xác định giá của một số lực vẽ trên bảng.-Vật rắn: là những vật có kích thước đáng kể và hầu như không bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực.o. Khi biểu diễn các lực tác dụng lên một vật rắn thì có gì khác so với một chất điểm?o. Tác dụng của lực đối với vật rắn sẽ không thay đổi nếu ta di chuyển vectơ lực trên giá của nó. Đối với vật rắn thì điểm đặt không quan trọng bằng giá của lực.
Hoạt động 2. (25 phút)Tìm điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực.Cá nhân trả lời câu hỏi của GV và nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.     Quan sát, nhận xét: Khi vật đứng yên thì phương của hai dây cùng nằm trên một đường thẳng. – Hai lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng nhau. Cá nhân phát biểu. o. Nhắc lại điều kiện cân bằng của một chất điểm?Đặt vấn đề : Với vật rắn thì điều kiện cân bằng có gì khác so với một chất điểm? Trước tiên ta xét trường hợp vật chiu tác dung của hai lưc.GV giới thiêu bộ thí nghiêm hình 17.1SGKNêu những điểm đặc biệt qua thí nghiệm:-Vật phải nhẹ để có thể bỏ qua trọng lực tác dụng lên vật.-Vai trò của dây vừa là để truyền lực tác dụng vừa là cụ thể hóa giá của các lực.GV tiến hành thí nghiệm.o. Hoàn thành yêu cầu Cl.-Hãy vẽ ra giấy giá và chiều của hai lực tác dụng vào vật.-Yêu cầu một HS phát biểu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực.Chính xác hóa phát biểu của học sinh.
Hoạt động 3. (15 phút)Tìm cách xác định trọng tâm của một vật mỏng, phảng, có trọng lượng bằng thực nghiệm.Cá nhân nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.Thảo luận trong nhóm và giữa các nhóm tìm phương án thích hợp, khả thi.– Rút ra nhận xét : với các vật có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm nằm ở tâm đối xứng của vật.Cá nhân thực hiện câu lệnh C2: Ngón tay đặt vào trọng tâm của thước.Đặt vấn đề : Như chúng ta đã biết, trọng tâm là điểm đặt của trọng lực của vật. Vậy trọng tâm của một vật được xác định như thế nào ? Dựa vào điều kiện cân bằng vừa xét hãy tìm cách xác định trọng tâm của một vật mỏng, phẳng ?Định hướng của GV :GV phát cho mỗi nhóm các tấm mỏng phẳng (bìa, nhựa cứng..) như hình 17.5 : SGK.Yêu cầu dựa vào phương án vừa nêu, hãy xác định trọng tâm của các tấm đó, sau đó nhận xét vị trí này có gì đặc biệt?o. Hoàn thành yêu cầu C2.
Hoạt động 4. (30 phút)Tìm điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song.Cá nhân nhận thức vấn đề đặt ra  HS thảo luân nhóm, đại diện nhóm phát biểu. Nhận xét tính khả thi của phương án của các nhóm khác.  Cá nhân tiếp thu.  HS quan sát, rút ta nhận xét: ba giá của ba lực nằm trong cùng một mặt phẳng.     Cá nhân phát biểu :Ta trượt các vectơ lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi dùng quy tắc hình bình hành để tổng hợp hai lực trước sau đó tiếp tục tổng hợp lực vừa xác định với lực còn lại. Ghi nhớ quy tắc.  Nhận xét: Hợp lực của hai lực có cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn với lực thứ ba. Tức là hợp lực của hai lực cân bằng với lực thứ ba.Cá nhân phát biểu. o. Trong thực tế vật thường chịu tác dụng của nhiều hơn hai lực. Xét trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực không song song, khi đó các lực phải thỏa mãn điều kiện gì để vật cân bằng?Xét một vật mỏng, phẳng, có trọng tâm G đã biết và có trọng lượng P.o. Hãy thiết kế phương án thí nghiệm để tìm điều kiện cân bằng của vật khi chịu tác dụng của ba lực không song song?GV nhận xét các phương án HS đưa ra. Giới thiệu bộ thí nghiệm Hình 17.6 SGK.GV nên nêu những điểm đặc biệt qua thí nghiệm:-Hai lực kế cho biết độ lớn của hai lực căng, hai dây treo cụ thể hóa giá của hai lực đó.-Dây dọi đi qua trọng tâm cụ thể hóa giá của trong lực.GV tiến hành thí nghiệm.o. Hoàn thành yêu cầu C3.Dùng môt cái bảng để cu thể hóa măt phẳng và vẽ ba vectơ lực lên bảng theo đúng điểm đặt và tỉ lệ xích.o. Hãy xác định điểm đồng quy của giá của ba lực.-Các lực có điểm đặt khác nhau, vậy làm thế nào để tìm được hợp lực của ba lực?Gợi ý HS nhớ lại kiến thức đã nêu ở đầu bài là tác dụng của lực đối với vật rắn sẽ không thay đổi nếu ta di chuyển vectơ lực trên giá của nó.GV phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy.Yêu cầu HS thực hiện quy tắc này với các lực vẽ trên bảng.o. Nhận xét gì về mối quan hệ giữa hợp lực của hai lực với lực còn lại?o. Phát bểu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song ?GV chính xác hóa phát biểu của HS.
Hoạt động 5. (12 phút)Vận dụng điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song.Làm việc cá nhân, một HS lên bảng trình bày bài làm. Yêu cầu HS làm bài tập thí dụ.Định hướng của GV:-Xác định rõ các lực tác dụng lên quả cầu, vẽ giá và chiều của các lực ấy.-Điều kiên mà các lưc phải thoả mãn.-Sử dụng quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy, biểu diễn quan hệ giữa các lực.-Từ hình vẽ, sử dụng quan hệ hình học để tính lực căng dây và lực của tường tác dụng lên quả cầu.GV nhận xét bài làm của HS.
Hoạt động 6. (3 phút)Tổng kết bài hocCá nhân tư đoc phần ghi nhớ SGKGV nhắc lại các kiến thức cơ bản trong bài.Bài tập về nhà: làm bài 6, 7, 8 SGK.Ôn tập kiến thức về đòn bẩy.

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Cân bằng của vật chịu tác dụng của hai và ba lực không song song đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-can-bang-cua-vat-chiu-tac-dung-cua-hai-va-ba-luc-khong-song-song/feed 0 1154
Giáo án bài giảng Vật lý 10: Lực hướng tâm https://hocvet.com/giao-an-bai-giang-vat-ly-10-luc-huong-tam/ https://hocvet.com/giao-an-bai-giang-vat-ly-10-luc-huong-tam/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:39:28 +0000 https://hocvet.com/?p=1151 Trong nội dung bài viết dưới đây, Hocbai.edu.vn giới thiệu đến bạn đọc nội dung phần thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý 10, bài 14: Lực hướng tâm theo chương trình SGK Vật lí lớp 10 mới hiện nay. Hy vọng, những thông tin này có giá trị để bạn đọc tham khảo thêm trong việc nghiên cứu thiết kế giáo án bài giảng Vật lý 10 của mình nhé! I-MỤC TIÊU 1-Về kiến thức -Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức tính lực hướng tâm. -Nhận biết được chuyển động li tâm, nêu

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Lực hướng tâm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Trong nội dung bài viết dưới đây, Hocbai.edu.vn giới thiệu đến bạn đọc nội dung phần thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý 10, bài 14: Lực hướng tâm theo chương trình SGK Vật lí lớp 10 mới hiện nay. Hy vọng, những thông tin này có giá trị để bạn đọc tham khảo thêm trong việc nghiên cứu thiết kế giáo án bài giảng Vật lý 10 của mình nhé!

I-MỤC TIÊU

1-Về kiến thức

-Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức tính lực hướng tâm.

-Nhận biết được chuyển động li tâm, nêu được một vài ví dụ về chuyển động li tâm là có lợi hoặc có hại.

2-Vê kĩ năng

-Giải thích được vai trò của lực hướng tâm trong chuyển động tròn của các vật.

-Chỉ ra được lực hướng tâm trong một số trường hợp đơn giản.

-Giải thích được sự chuyển đông văng ra khỏi quỹ đạo tròn của một số vật.

I-CHUẨN BỊ

Giáo viên

-Một vài hình vẽ miêu tả tác dụng của lực hướng tâm.

-Nếu có điều kiện thì chuẩn bị một vài ảnh chụp biển chỉ dẫn tốc độ cho ôtô tại những chỗ rẽ bằng phẳng và ảnh chụp những chỗ rẽ có mặt đường nghiêng về phía tâm cong.

-Một vật nặng buộc chặt vào đầu một sợi dây.

-Một đĩa quay đặt nằm ngang một vật nặng để đặt lên trên đĩa quay đó.

Học sinh

-Ôn lại kiến thức về định luật II, III Niu-tơn, chuyển động tròn đều và lực hướng tâm.

III-THIẾT KẾ PHUƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinhTrợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1. (3 phút)Nhắc lại kiến thức cũ. Nhận thức vấn để của bài học.Cá nhân trả lời.o. Thế nào là chuyển động tròn đều ? Gia tốc trong chuyển động tròn đều có đặc điểm như thế nào ?o. Từ định luật thứ hai của Niu-tơn, ta thấy rằng một vật trong chuyển động tròn đều phải có một hợp lực tác dụng lên vật và hướng vào tâm vòng tròn.Vậy hợp lực đó có tên gọi là gì? Được tính bằng công thức nào?
Hoạt động 2.(8 phút)Tiếp thu khái niệm lực hướng tâm và viết công thức của lực hướng tâm.Quan sát quỹ đạo chuyển động của vật. Trả lời :-Phải kéo dây về phía trong.Buông tay, vật chuyển động về phía trước.        Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.Trả lời : Fht = maht, trong đó αht ; là gia tốc hướng tâm, được tính băng biếu thức:GV dùng thí nghiêm với vật nặng buộc vào đầu dây, cho một vài HS quay tròn vật rồi buông tay (chú ý phải đảm bảo an toàn).o. Phải kéo dây về phía nào để giữ cho vật chuyển động tròn? Khi buông tay thì vật chuyển động như thế nào ? Bằng cảm nhận của tay quay, HS sẽ có thể nhầm tưởng rằng khi quay có một lực tác dụng vào vật hướng từ trong ra, chính lực này làm chó vật chuyển động ra xa khi buông tay. GV có thể giải thích rõ hơn cho HS đó chỉ là lực do vật tác dụng trở lại tay khi chịu lực tác dung của tay (theo định luật III Niu-tơn), do vây khi buông tay vật không bay ra ngoài mà bay theo phương tiếp i tuyến với quỹ đạo tròn.o. Lực của tay tác dụng lên vật thông qua sợi dây có tác dụng giữ cho vật chuyển động tròn đều, tức là nó gây ra gia tốc hướng tâm, lực này đóng vai trò là lực hướng tâm.GV thông báo định nghĩa khái niệm lực hướng tâm.o. Như vậy, xét về mặt bản chất thì thuật ngữ “lực hướng tâm” không nhằm để chỉ một loại lực tương tác nào cả, nó không phải là một loại lực mới mà chỉ là một trong các lực chúng ta đã biết hoặc hợp lại của các lực đó. Vì lực này gây ra gia tốc hướng tâm nên gọi là lực hướng tâm, không liên quan đến việc lực này được tạo ra như thế nào.o. Vận dụng định luật II Niu-tơn để tìm biểu thức tính độ lớn lực hướng tâm ?Gợi ỷ: hợp lực đóng vai trò là lực hướng tâm.
Hoạt động 3. (12 phút)Phân tích một sô yí dụ về lực : hướng tàm.Cá nhân suy nghĩ trả lời.– Lực hấp dẫn.Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.    – Các lực tác dụng lên vật là: trọng lực  của vật, phản lực  của mặt đĩa và lực ma sát nghỉ.-. là hai lực cân bằng, do vậy hợp lưc có thể coi như chính là lực ma sát nghỉ.Với ví dụ a GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Lực nào giữ cho vê tinh nhân tạo có thể bay được vòng quanh Trái Đất mà không bị lệch ra khỏi quỹ đạo?o. Lực hấp dẫn giữa Trái đất và vệ tinh nhân tạo đóng vai trò là lực hướng tâm. Niu-tơn đã dựa trên cơ sở lí thuyết là định luật vạn vật hấp dẫn, chuyển động tròn đều và lực hướng tâm để đưa ra ý tưởng thiên tài về việc phóng vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.Với ví dụ b GV có thể tiến hành thí nghiệm với đĩa quay để minh hoạ.o. Khi vật quay theo đĩa thì có những lực nào tác dụng lên vật? Các lực đó có đặc điểm gì? Hợp lực tác dụng lên vật là lực nào?o. Vì vật chuyển động tròn đểu theo đĩa quay nên lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực hướng tâm.Với ví dụ của GV chỉ cần thông báo cách tìm hợp lực bằng quy tắc hình bình hành và tập trung vào việc chỉ rõ tác dụng của hợp lực là giữ cho xe chuyển động được dễ dàng và thấy được ý nghĩa của việc làm đường nghiêng về phía tâm cong.
Hoạt động 4. (12 phút)Tìm hiểu khái niệm mớichuyển động li tâm.Cá nhân suy nghĩ, trả lời. Có thể là :-Khi lực ma sát nghỉ cực đại không đủ lớn để đóng vai trò lực hướng tâm.-Khi không có lực ma sát nghỉ.-Khi xuất hiện một lực kéo vật ra ngoài. Cá nhân nêu ví dụ. Có thể là-Lồng quay trong máy giặt, quay tóc khi gội đầu xong, kết : tinh đường,…-Xe chuyển động trên đường cong bằng phẳng,…GV làm lại thí nghiêm với đĩa quay.o. Tại sao khi quay nhanh dĩa thì đến một lúc nào đó vật sẽ bị văng ra bên ngoài đĩa?GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS và đưa ra câu kết luận.o. Chuyển động của vật trong thí nghiệm gọi là chuyển động li tâm.o. Nêu một vài ứng dụng của chuyển động li tâm? Nêu một vài ví dụ trong đó chuyển động li tâm là có hai?Bài toán với xe chuyển động trên đường cong bằng phẳng là khó đối với HS nên GV chỉ cần dùng hình ảnh minh hoạ để cho HS thấy khi đi trên những đoạn đường cong không nghiêng vào tâm cong thì nguy hiểm hơn, rất dễ bị văng ra khỏi quỹ đạo nếu đi với tốc độ cao nên tại những đoạn đường này luôn có biển hạn chế tốc độ.
Hoạt động 5. (8 phút)Củng cố, vận dụngCá nhân làm việc vói phiếu học tập.GV nhắc lại khái niệm về lực hướng tâm, công thức tính lực hướng tâm và chuyển động li tâm.o. Hoàn thành yêu cầu ở phiếu học tập.
Hoat động 6. (2 phút)Tổng kết bài họcGV nhận xét giờ học.Bài tập về nhà: làm các bài tập trong SGK và SBT.Đọc mục “Em có biết ?”.-Ôn lại các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều và sự rơi tự do, định luật II Niu-tơn, hệ tọa độ.
Câu 1. Lực nào sau đây có thể là lực hướng tâm ?A.. Lực ma sát.B.. Lực đàn hồi.C.. Lực hấp dẫn.D.. Cả ba lực trên.Câu 2. Biểu thức nào sau đây cho phép tính độ lớn của lực hướng tâm ?Câu 3. Một ôtô chuyển động trên một cung tròn bằng phẳng, bán kính 140 m, hệ số ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường là 0,2. Hỏi xe phải chuyển động với tốc độ tối đa bằng bao nhiêu để xe khỏi bị trượt ra khỏi quỹ đạo ? Lấy g = 9,8 m/s2. Có nhận xét gì về kết quả tính được ? Kết quả đó có phụ thuộc vào khối lượng xe không ?ĐÁP ÁNCâu 1. D.Câu 2. A.Câu 3. Để xe không bị trượt khỏi quỹ đạo thì cần có điều kiện :Vậy xe chỉ được đi với tốc độ tối đa là 60 km/h để không bị trượt ra khỏi quỹ đạo. Kết quả trên áp dụng với tất cả các loại xe, không liên quan đến khối lượng của xe.

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Lực hướng tâm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giao-an-bai-giang-vat-ly-10-luc-huong-tam/feed 0 1151
Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài thực hành đo hệ số ma sát https://hocvet.com/giao-an-bai-giang-vat-ly-10-bai-thuc-hanh-do-he-so-ma-sat/ https://hocvet.com/giao-an-bai-giang-vat-ly-10-bai-thuc-hanh-do-he-so-ma-sat/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:37:53 +0000 https://hocvet.com/?p=1148 Hocbai.edu.vn giới thiệu cùng độc giả phần thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý 10, bài 16: Bài thực hành đo hệ số ma sát. Đây là bài thiết kế giáo án theo chương trình SGK Vật lí lớp 10 mới hiện nay. Hy vọng, quý bạn đọc có thể tìm kiếm được những thông tin mình cần với nội dung được chúng tôi cung cấp nhé! I-MỤC TIÊU 1-Về kiến thức -Chứng minh được các công thức :  từ đó nêu được phương án thực nghiệm đo hệ số ma sát trượt  theo phương pháp động lực học (gián

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài thực hành đo hệ số ma sát đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Hocbai.edu.vn giới thiệu cùng độc giả phần thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý 10, bài 16: Bài thực hành đo hệ số ma sát. Đây là bài thiết kế giáo án theo chương trình SGK Vật lí lớp 10 mới hiện nay. Hy vọng, quý bạn đọc có thể tìm kiếm được những thông tin mình cần với nội dung được chúng tôi cung cấp nhé!

I-MỤC TIÊU

1-Về kiến thức

Bài 16 - 1
Bài 16 - 2

-Chứng minh được các công thức :  từ đó nêu được phương án thực nghiệm đo hệ số ma sát trượt  theo phương pháp động lực học (gián tiếp thông qua đo gia tốc a và góc nghiêng an-pha).

-Lắp ráp được thí nghiệm theo phương án đã chọn.

-Biết cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.

-Biết cách tính toán và viết được đúng kết quả phép đo.

I-CHUẨN BỊ

Cho mỗi nhóm HS

-Mặt phẳng nghiêng (MPN) có gắn thước đo góc và quả rọi.

-Nam châm điện gắn ở đầu MPN, có hộp công tắc đóng ngắt để giữ và thả vật.

-Giá đỡ MPN có thể thay đổi được độ cao.

-Trụ kim loại có đường kính 3 cm, cao 3 cm.

-Đồng hồ đo thời gian hiện số.

-Cổng quang điện E.

-Thước thẳng có độ chia nhỏ nhất đến mm.

-Miếng ke để xác định vị trí của vật.

Học sinh

-Ôn lại kiến thức về lực ma sát (đặc biệt là về lực ma sát trượt), phương trình động học của một vật trên MPN.

-Đọc trước cơ sở lí thuyết của bài thực hành, cách lắp ráp thí nghiệm và trình tự thực hành.

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinhTrợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1. (12 phút)Nhắc lại kiến thức và nhận thức vấn đề bài học.Cá nhân trả lời các câu hỏi của GV-Có ba loại lực ma sát: lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ.Công thức tính lực ma sát trượt: Trong đó  là hệ số ma sát trượt, hệ số này phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.-Phương trình động học: GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS :-Có mấy loại lực ma sát ? Công thức tính lực ma sát ? Hệ số ma sát trượt ?-Viết phương trình động lực học của vật chuyển động trên MPN, với góc nghiêng a so với mặt nằm ngang ?-Phương án thực hiện để đo hệ số ma sát trượt trên MPN ?GV có thể hướng dẫn HS : chiếu phương trình động học đã viết được lên hệ trục toạ độ gắn với MPN ta có :GV nhận xét câu trả lời của HS.
Hoạt động 2. (15 phút)Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.Cá nhân trả lời câu hỏi của GV.HS tiếp thu, ghi nhở.Cá nhân đọc SGK, mục IV.Làm việc theo nhóm để lắp ráp bộ thí nghiệm theo hướng dẫn.GV yêu cầu HS nhắc lại cách sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số.Hướng dẫn HS cách điều chỉnh mặt phẳng nghiêng sao cho dây dpi song song với mặt thước đo góc, cách đọc giá trị góc nghiêng (góc nghiêng là góc có giá trị bằng hiệu số giữa góc 90° với góc hợp bởi phương của dây dpi và phương song song với MPN).Yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu cách lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm.
Hoạt động 3. (50phút)Tiến hành thí nghiệmHS làm việc theo nhóm theo các bước :-Xác định góc nghiêng giới hạn α0 để vật bắt đầu trượt trên MPN.Đo hệ số ma sát trượt (bằng cách đo quãng đường vật trượt và thời gian vật trượt trên quãng đường đó rồi tính toán).Đối với phần này, yêu cầu GV làm trước thí nghiệm để có thể xác định được khoảng giá trị có thể có đối với các kết quả thí nghiệm, việc làm này sẽ giúp GV nhìn vào kết quả đo mà biết được các nhóm đã thao tác đúng hay sai trong quá trình thí nghiệm.Lưu ý cho HS : trong quá trình đo cần kiểm tra tính đúng đắn của kết quả đo, nếu có một kết quả đo sai lệch quá lớn so với các kết quả khác hoặc quá vô lí so với thực tế thì tức là đã có thao tác sai, cần tiến hành thí nghiệm lại.Trong quá trình HS làm thí nghiệm, GV có thể đi đến từng nhóm để kiểm tra các thao tác thí nghiệm của từng HS đồng thời quản lí được lớp, đảm bảo cho tất cả mọi HS đều tham gia làm thí nghiệm.
Hoạt động 4. (13 phút)Tổng kết bài họcHS thu dọn dụng cụ thí nghiệm và nhận nhiệm vụ học tập.GV kiểm tra và ghi nhận kết quả thực hành. Đánh giá giờ học.Bài tập về nhà : Hoàn thành nội dung bài báo cáo thực hành.Đọc bài tổng kết chương II và ôn tập kiểm tra 1 tiết.

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài thực hành đo hệ số ma sát đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giao-an-bai-giang-vat-ly-10-bai-thuc-hanh-do-he-so-ma-sat/feed 0 1148
Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ – bài văn biểu cảm về người thân https://hocvet.com/cam-nghi-ve-nu-cuoi-cua-bai-van-bieu-cam-ve-nguoi/ https://hocvet.com/cam-nghi-ve-nu-cuoi-cua-bai-van-bieu-cam-ve-nguoi/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:18:39 +0000 https://hocvet.com/?p=1118 Viết bài văn biểu cảm về người thân: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ (ngữ văn lớp 7) – Như bao đứa trẻ khác, tôi cũng có một gia đình tràn trề hạnh phúc. Trong mái ấm đó luôn vọng ra những tiếng cười hồn nhiên, trong sáng. Và cũng trong gia đình đó tôi được sống trong tình yêu thương của mẹ cha, ông bà. Mẹ tôi là người tuyệt vời nhất. Mẹ tôi đẹp lắm! Có thể chỉ đẹp trong tôi mà thôi nhưng quả thật tôi thích nhất là ngắm mẹ. Nhiều lúc tôi ngắm mẹ, bị

Bài viết Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ – bài văn biểu cảm về người thân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Viết bài văn biểu cảm về người thân: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ (ngữ văn lớp 7) – Như bao đứa trẻ khác, tôi cũng có một gia đình tràn trề hạnh phúc. Trong mái ấm đó luôn vọng ra những tiếng cười hồn nhiên, trong sáng. Và cũng trong gia đình đó tôi được sống trong tình yêu thương của mẹ cha, ông bà. Mẹ tôi là người tuyệt vời nhất.

Mẹ tôi đẹp lắm! Có thể chỉ đẹp trong tôi mà thôi nhưng quả thật tôi thích nhất là ngắm mẹ. Nhiều lúc tôi ngắm mẹ, bị bố phát hiện làm tôi ngượng chín cả người. Đôi mắt mẹ vừa sắc sảo vừa hiền từ. Ân chứa trong đôi mắt đó là mênh mông yêu thương. Đôi mắt lúc vui lúc buồn lúc nào tôi đều biết. Lúc vui đôi mắt ấy như có lửa, cứ sáng rực. Lúc buồn đôi mắt mẹ tối sầm lại, mẹ trầm hẳn đi, làm tôi cứ ray rứt mãi.

Có lẽ trên đời này sung sướng nhất là nhìn thấy nụ cười của mẹ. Nụ cười ấy sáng ngời như hoa hướng dương làm cho tôi có thêm nghị lực để bước qua những khó khăn của cuộc đời. Nếu tôi là cây con thì nụ cười của mẹ là ánh nấng ban mai cho cây thêm sức sống. Đôi bàn tay mẹ không trắng trẻo, đầy đặn và gầy xương xương. Đôi bàn tay ấy, tôi cảm thấy hết sự ấm áp, sự chở che yêu thương của mẹ dành cho tôi. Mẹ thương tôi lắm! Những bát cơm tôi ăn hằng ngày, những chiếc áo tôi mặc lúc mùa đông… Tất cả đều thấm đẫm mồ hôi của mẹ. Tuy vất vả nhưng mẹ vẫn dành trọn tình thương yêu cho tôi, vẫn chăm sóc tôi một cách chu đáo.

Có nhiều đêm đông, tôi đang thiu thiu ngủ, chợt nhớ tới mẹ tôi nhìn ra ngọn đèn dầu mờ ảo thì thấy mẹ vẫn đang cặm cụi, tỉ mỉ từng đường kim mũi chỉ để may cho tôi chiếc áo ấm di học. Nhìn mẹ mà tôi không khỏi chạnh lòng. Chưa bao giờ tôi thương mẹ tôi như lúc này! Tôi muốn chồm dậy và ôm mẹ nói: “Mẹ ơi! Đêm khuya rồi, mẹ hãy đi ngủ đi! Nhìn mẹ vất vả con thương mẹ lắm!”, nhưng tôi không thể nói được mà chẳng hiểu sao. Bông thấy chiếc chăn tuột khỏi người tôi, mẹ vội giũ ra rồi đắp lại. Tôi như ấm hơn vì được tiếp thêm hơi ấm tình thương từ mẹ. Mẹ đối với tôi là tất cả,. Bữa cơm dù ngon đến đâu nhưng không có mẹ tôi cảm thấy vô vị và nhạt nhẽo vô cùng.

Tình mẫu tử thật thiêng liêng cao quý, nếu một ngày nào đó tôi vắng đi tình yêu thương ấy liệu tôi có được hạnh phúc không? vắng mẹ tôi như cây thiếu ánh sáng, thiếu sự động viên an ủi của mẹ tôi như cái nắng chờ cơn mưa.. Và tôi sẽ không thể sống được, không thể thành công được nếu thiếu vắng tình thương bao la ấy. Tôi tự hỏi, mình phải làm gì đế mẹ vui mãi, sống mãi với chúng tôi? Xin thời gian trôi thật chậm, thật khẽ để tôi làm mẹ vui lòng nhiều hơn, được sống trong_ tình yêu thương của mẹ nhiều hơn. Nhưng tôi tin dù thế nào chăng nữa mẹ vẫn mãi còn trong tôi. Trong lòng tôi mẹ luôn hiện lên với nụ cười đôn hậu, ánh mắt trìu mến và dang rộng vòng tay để ôm tôi vào lòng.

Mẹ tôi là vậy đấy! Một người luôn mang lại niềm vui hạnh phúc cho người khác. Mẹ ơi con muốn nói với mẹ rằng, mẹ là người tốt nhất, tuyệt vời nhất trên đời. Mẹ ơi con yêu mẹ biết bao!!!

Bài viết Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ – bài văn biểu cảm về người thân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/cam-nghi-ve-nu-cuoi-cua-bai-van-bieu-cam-ve-nguoi/feed 0 1118
Giáo án bài giảng Vật lý 10: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-quy-tac-hop-luc-song-song-cung-chieu https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-quy-tac-hop-luc-song-song-cung-chieu#respond Mon, 08 Nov 2021 02:05:49 +0000 https://hocvet.com/?p=1092 Mời bạn cùng tham khảo mẫu bài soạn giáo án bài giảng môn Vật lí 10, bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều. Hocbai.edu.vn hy vọng rằng, sự chia sẽ mẫu bài thiết kế giáo án của chúng tôi có thể giúp ích được cho bạn trong việc nghiên cứu phương pháp thiết kế giáo án môn Vật lý lớp 10 theo chương trình mới hiện nay nhé! I-MỤC TIÊU 1-Về kiến thức a). Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều. b). Phát biểu được điều kiện cân bằng của một

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Mời bạn cùng tham khảo mẫu bài soạn giáo án bài giảng môn Vật lí 10, bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều. Hocbai.edu.vn hy vọng rằng, sự chia sẽ mẫu bài thiết kế giáo án của chúng tôi có thể giúp ích được cho bạn trong việc nghiên cứu phương pháp thiết kế giáo án môn Vật lý lớp 10 theo chương trình mới hiện nay nhé!

I-MỤC TIÊU

1-Về kiến thức

a). Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.

b). Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song.

2-Về kĩ năng

a). Vận dụng được các quy tắc và điều kiện cân bằng trong bài để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự.

b). Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản.

II-CHUẨN BỊ

Giáo viên

Các thí nghiệm theo Hình 19.1 và 19.2.

Học sinh

Ôn lại về phép chia trong và chia ngoài khoảng cách giữa hai điểm.

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinhTrợ giúp của giáo viên
Hoat động 1. (8 phút)Làm thí nghiệm về trạng thái cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song songNhận thức vấn đề cần nghiên cứu HS thảo luận trong nhóm và giữa các nhóm để đưa ra phương án khả thi, có thể là :-Dùng lực kế tác dụng lực vào vật.-Dùng các quả nặng treo vào vật. Một HS làm thí nghiệm biểu diễn, các học sinh khác quan sát, ghi lại các giá trị P1, P2 , F và các khoảng cách OO1, OO2.Cá nhân hoàn thành yêu cầu C1.Đặt vấn đề: Để tìm hợp lực của hai lực đồng quy ta áp dụng quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy. Vậy có quy tắc nào giúp ta tìm hợp lực của hai lực song song không. Qua bài học này ta sẽ nghiên cứu trạng thái cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song để tìm quy tắc tổng hợp hai lực song song và điều kiện cân bằng của vật.GV yêu cầu HS thiết kế phương án thí nghiệm để đạt mục đích đề ra.GV nhận xét phương án của HS, sau đó giới thiệu thí nghiệm hình 19.1 SGK.Chú ý : thước rất nhẹ nên ta có thể bỏ qua tác dụng của trọng lực của thước.Yêu cầu HS:– Dùng lực kế đo trọng lượng P1 và P2– Làm thí nghiệm, tìm vị trí móc lực kế để thước nằm ngang. Đọc số chỉ của lực kế. Đánh dấu các vị trí O1, O2 và O.o. Hoàn thành yêu cầu C1.
Hoạt động 2. (20 phút)Tìm hiểu quy tắc hợp lực song song cùng chiềuHS thảo luận nhóm :– có tác dụng như hai lực  nghĩa là phải vẫn giữ cho thước cân bằng và lực kế vẫn chỉ giá trị F như trước.-Sau khi thay thế  cho hai lực  thì thước sẽ chỉ còn chịu tác dụng của hai lực  và  Để thước cân bằng thì hai lực này phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.-Vậy  đặt tại O và có độ lớn P = F hay P =P1+ P2 .Nhận xét:  cùng chiều với hai lực , Có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực, có điểm đặt nằm ở khoảng giữa điểm đặt của hai lực và giá song song với giá của hai lực.C2 : Cần chú ý biểu diễn các vectơ lực theo đúng điểm đặt và tỉ lệ xích.Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.C3 : Sử dụng tính chất của tam giác đồng dạng.C4 : Trọng tâm của chiếc nhẫn lại nằm ngoài phần vật chất của chiếc nhẫn do tính chất đối xứng, hợp lực của hai phần nhỏ xuyên tâm bất kì đặt tại tâm của vòng nhẫn.Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.o. Tìm một lực  thay thế cho hai lực  sao cho lực thay thế có tác dụng như hai lực đó. Lực thay thế này phải đặt ở đâu và có độ lớn bằng bao nhiêu ?Gợi ý : nhớ lại điều kiện cân bằng của một vật khi chịu tác dụng của hai lực.  GV làm thí nghiêm kiểm chứng.   o. Hoàn thành yêu cầu C2.GV phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.o. Hoàn thành yêu cầu C3.Yêu cầu học sinh tự đọc mục 3 phần I SGK để hiểu thêm về trọng tâm của vật rắn.o. Hoàn thành yêu cầu C4.GV nêu yêu cầu thực tế nhiều khi phải phân tích một lực thành hai lực song song, cùng chiều (Ví dụ: bài tập 4, 5 SGK). Đây là phép làm ngược lại với tổng hợp lực nên cũng phải tuân theo quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.GV có thể mở rộng cho HS: quy tắc tổng hợp hai lực song song ngược chiều.o. Từ hình 19.6 SGK, tìm hợp lực của hai lực  ?GV chính xác hóa nội dung của quy tắc này.
Hoạt động 3. (8 phút)Tìm hiểu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song.Cá nhân suy nghĩ, trả lời:-Ba lực đồng phẳng.-Lực ở trong ngược chiều với ; hai lực ở ngoài.-Hợp lực của hai lực ở ngoài cân bằng với lực ở trong.Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.Trả lời: điều kiện chung cho trạng thái cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực song song hoặc không song song là :-Ba lực phải đồng phẳng.-Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.o. Trong thí nghiệm hình 19.1 SGK, thước chịu tác dụng của ba lực song song và thước ở trạng thái cân bằng. Ba lực này có đặc điểm gì ? Quan hệ của lực ở trong với hai lực ở ngoài như thế nào ?     GV phát biểu điều kiện càn bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song.o. Hãy so sánh với điều kiện cân bằng của một vât chiu tác dung của ba lưc không song song để suy ra điều kiện chung cho trạng thái cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực?
Hoạt động 4. (7phút)Củng cố, vận dụng.Cá nhân tự đọc phần ghi nhớ SGK.Làm bài tập 3 SGK.GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm: quy tắc tổng hợp lực song song cùng chiều và điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song.Yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK.Gợi ý:-Coi đòn gánh là một vật chịu tác dụngcủa hai lực song song cùng chiều, đó là trọng lực của thúng gạo và thúng ngo (bỏ qua trọng lực của đòn gánh).Để gánh được (đòn gánh cân bằng), thì vai người phải đặt ở đúng vị trí hợp lực của hai lực trên. Từ đó đưa về bài toán tìm hợp lực của hai lực song song, cùng chiều.
Hoạt động 5. (2 phút)Tổng kết bài họcGV nhận xét giờ học.Bài tập về nhà : làm bài tập 4, 5, 6 SGK.-Ôn lại kiến thức về momen lực.

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-quy-tac-hop-luc-song-song-cung-chieu/feed 0 1092
Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài toán về chuyển động ném ngang https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-bai-toan-ve-chuyen-dong-nem-ngang/ https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-bai-toan-ve-chuyen-dong-nem-ngang/#respond Sun, 07 Nov 2021 15:46:54 +0000 https://hocvet.com/?p=1061 Hocbai.edu.vn chia sẽ nội dung phần thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý 10, bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang. Đây là bài thiết kế giáo án theo chương trình SGK Vật lí lớp 10 mới hiện nay. Hy vọng, bạn đọc sẽ có được những thông tin mình cần với nội dung bài viết của chúng tôi nhé! I-MỤC TIÊU 1-Về kiến thức -Hiểu được khái niệm chuyển động ném ngang và nêu được một số đặc điểm chính của chuyển động ném ngang. -Hiểu và diễn đạt được các khái niệm phân tích

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài toán về chuyển động ném ngang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Hocbai.edu.vn chia sẽ nội dung phần thiết kế giáo án bài giảng môn Vật lý 10, bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang. Đây là bài thiết kế giáo án theo chương trình SGK Vật lí lớp 10 mới hiện nay. Hy vọng, bạn đọc sẽ có được những thông tin mình cần với nội dung bài viết của chúng tôi nhé!

I-MỤC TIÊU

1-Về kiến thức

-Hiểu được khái niệm chuyển động ném ngang và nêu được một số đặc điểm chính của chuyển động ném ngang.

-Hiểu và diễn đạt được các khái niệm phân tích chuyển động, chuyển động thành phần, chuyển động tổng hợp.

-Viết được các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang và nêu được tính chất của mỗi chuyển động thành phần đó.

-Viết được phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang, các công thức tính thời gian chuyển động và tầm ném xa.

2-Về kĩ năng

-Bước đầu biết dùng phương pháp toạ độ để khảo sát những chuyển động phức tạp, cụ thể trong bài là chuyển động ném ngang.

-Biết cách chọn hệ toạ độ thích hợp và biết cách phân tích chuyển động ném ngang trong hệ toạ độ đó thành các chuyển động thành phần (chính là bước đầu biết chiếu các vectơ lên các trục toạ độ), biết tổng hợp hai chuyển động thành phần thành chuyển động tổng hợp (chuyển động thực của vật).

-Biết áp dụng định luật II Niu-tơn để lập công thức cho các chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang.

-Biết suy ra dạng của quỹ đạo từ phương trình quỹ đạo của vật.

-Vẽ được (một cách định tính) quỹ đạo của một vật ném ngang.

II-CHUẨN BỊ

Giáo viền

-Hình vẽ 15.1 phóng to.

-Bộ thí nghiệm kiểm chứng hình 15.3 SGK.

Học sinh

-Ôn lại các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều và sự rơi tự do, định luật II Niu-tơn, hệ tọa độ.

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinhTrợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1. (4 phút)Nhận thức vấn đề của bài học.Cá nhân trả lời dựa vào kinh nghiệm bản thân. Có thể là :-Đường cong.-Đường thẳng.   HS nhận thức vấn đề của bài học.GV đặt vấn đề : Chuyển động ném là một chuyển động thường gặp trong thực tế. Chúng ta chắc hẳn cũng đã từng đặt ra rất nhiều các câu hỏi liên quan đến chuyển động này, ví dụ: làm thế nào để vận động viên bóng rổ ném bóng vào trúng rổ ? pháo thủ phải hướng nòng súng đại bác chếch một góc bằng bao nhiêu để bắn đạn trúng đích ? …Chuyển động ném thường không giống dang chuyển đông mà chúng ta đã nghiên cứu. Quỹ đạo của chuyển động i ném thường có dạng như thế nào ?o. Chuyển động ném có quỹ đạo là đường cong, phẳng, mà trong toán học gọi là đường parabol. Khi nghiên cứu những loại chuyển động này, người ta thường dùng phương pháp toạ độ.Chuyển động ném được chia thành ném ngang và ném xiên, bài này sẽ nghiên cứu về chuyển động ném ngang. Vậy phương pháp toạ độ được sử dụng như thế nào khi nghiên cứu loại chuyển động này ?
Hoạt động 2. (10 phút)Nghiên cứu chuyên động thành phần của chuyên động ném ngang. Cá nhân tiếp thu, ghi nhận ý nghĩa của phương pháp toạ độ và các bước tiến hành.     HS nhận nhiệm vụ học tập. Trả lời :-Khi rơi, vật chịu tác dụng của trọng lực. Không phải là chuyển động rơi tự do vì quỹ đạo là đường cong.-Là chuyển động rơi tự do vì chỉ chịu tác dụng của trọng lực.-Nên chọn hệ toạ độ Đêcác vì khi phân tích sẽ được chuyển động theo phương ngang và chuyển động theo phương thẳng đứng.  HS tiếp thu, ghi nhớ. Chuyển động của vật M được phân tích thành chuyển động quán tính theo phương ngang với vận tốc ban đầu  của Mx và chuyển động theo phương thẳng đứng (rơi tự do) của My.– Cá nhân hoàn thành yêu cầu C1.Theo trục Ox :Fx = max = 0 => ax =0.vx = v0x = v0 ; x = v0t.Theo trục Oy (là chuyển động rơi tự do) :GV giới thiệu phương pháp toạ độ: trong phương pháp này thay vì nghiên cứu các chuyển động phức tạp thì phân tích chúng thành các chuyển động thành phần đơn giản hơn để nghiên cứu, do vậy phải tiến hành theo các bước :-Chọn hệ toạ độ thích hợp, phân tích chuyển động cần xét (chuyển động thực) thành các chuyển động thành phần trên hệ toạ độ đó nghĩa là dùng phép chiếu chuyển động xuống các trục toạ độ đã chọn.-Nghiên cứu các chuyển động thành phần.-Phối hợp các lời giải riêng rẽ thành lời giải đầy đủ cho chuyển động thực.GV đưa ra nội dung bài toán: Khảo sát chuyển động của một vật bị ném ngang từ một điểm o ở độ cao h so với mặt đất với vận tốc ban đầu là  Cho rằng sức cản của không khí là không đáng kể.o. Khi rơi, vật chịu tác dụng của những lực nào ? Chuyển động đó có phải là rơi tự do không ? Vì sao ?GV nhận xét và đưa ra câu trả lời đúng.o. Với bài toán này ta nên chọn hệ toạ độ nào là thích hợp nhất ? Vì sao ?Gợi ỷ : nên chọn hệ toạ độ sao cho khi chiếu, các chuyển động thành phần là một trong những chuyển động ta đã nghiên cứu.GV dùng hình vẽ 15.1 để giúp HS hiểu thế nào là phân tích chuyển động.o. Khi vật M chuyển động thì hình chiếu của nó là Mx và My cũng chuyển động, do vậy nghiên cứu chuyển động của Mx,My ta sẽ có cái nhìn đúng đắn về chuyển động của vật M. Chuyển động của Mx,My gọi là các chuyển động thành phần của vật M.o. Trong hệ toạ độ Đêcác chuyển động của vật M được phân tích thành các chuyển động nào ? Hãy hoàn thành yêu cầu C1.Gợi ý: -Ban đầu truyền cho vật vận tốc   theo phương ngang, chiếu vectơ vận tốc lên các trục toạ độ.-Khi áp dụng định luật II Niu-tơn chúng ta cũng phải chiếu trọng lực lên các trục. Chú ý đến hướng của trọng lực.
Hoat động 3. (12 phứt)Xác định chuyển động của vật ném ngang.  HS nhận nhiệm vụ học tập.     Quỹ đạo là đường parabol.      Trả lời: Thay y = h vào biểu thức toạ độTrả lời: Không phụ thuộc. – Ném càng mạnh thì vật bay càng xa.      Tầm ném xa :  Cá nhân hoàn thành C2.o. Nếu như ở trên chúng ta làm động tác phân tích chuyển động, nghĩa là thay thế chuyển động cong của vật bằng các chuyển động thẳng của hình chiếu của vật đó lên các trục toạ độ thì bây giờ, từ các kết quả thu được ta xác định chuyển động thực của vật bằng cách nào?o. Khi nghiên cứu một chuyển động ném ngang, ta cần xác định được quỹ đạo chuyển động, thời gian rơi, tầm ném xa,… Vấn đề là làm cách nào đê xác định được những yếu tố đó? Bằng cách tổng hợp hai chuyển động thành phần ta sẽ được chuyển động thực của vật. Tổng hợp bằng cách nào?o. Từ phương trình toạ độ của hai chuyển động thành phần, hãy xây dựng phương trình quỹ đạo của chuyển động thực ?Gợi ý : phương trình quỹ đạo là phương trình nêu lên sự phụ thuộc của y vào x.o. Hãy xác định dạng quỹ đạo của vật từ phương trình quỹ đạo ?o. Khi vật M dừng lại, nghĩa là vật M chạm đất thì hình chiếu Mx,My cũng dừng lại, do đó thời gian chuyển động của vật bị ném ngang bằng thời gian chuyển động thành phần, trong bài toán này, thời gian chuyển động của vật bằng thời gian rơi tự do từ cùng độ cao.o. Hãy xác định thời gian rơi của vật ? Gợi ý : Khi vật chạm đất thì vật đã đi hết độ cao h.o. Trong chuyển động ném ngang, thời gian rơi của vật có phụ thuộc vào vận tốc ném ngang ban đầu không?o. Vậy vận tốc ném ngang có vai trò gì đối với chuyển động của vật?GV dùng hình vẽ 15.3 để giúp HS hình dung được thế nào là tầm ném xa.o. Hãy xác định tầm ném xa của chuyển động?Gợi ý : Tại điểm vật tiếp đất thì hình chiếu Mx đi được quãng đường xa nhất, hết thời gian bằng thời gian vật rơi tự do. Nghĩa là L = Xmax.o. Hoàn thành yêu cầu C2.o. Đối với chuyển động ném ngang, vận tốc ban đầu theo phương ngang không quyết định thời gian rơi của vật mà chỉ ảnh hưởng đến tầm ném xa của vật
Hoạt động 4. (10 phút)Nghiên cứu thí nghiệm kiểm chứng    Trả lời :-Chuyển động của bi A là chuyển động ném ngang. Chuyển động của bi B là chuyển động rơi tự do không vận tốc ban đầu.-Hai viên bi chạm đất cùng một lúc. HS quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV. Bằng cảm quan, thấy hai viên bi rơi cùng một lúc dù với vận tốc ban đầu của bi A là khác nhau.Nhận xét : tại các thời điểm khác nhau, hai bi luôn ở cùng độ cao.  HS tiếp thu, ghi nhớ.o. Đối với chuyển động ném ngang, vận tốc ban đầu theo phương ngang không quyết định thời gian rơi của vật mà chỉ ảnh hưởng đến tầm ném xa của vật.GV bố trí thí nghiệm như hình vẽ 15.3 SGK. Cần chú ý cho HS : khi dùng búa đập thanh thép thì thanh thép chuyển động tịnh tiến, tác dụng vào bi A, tạo cho bi A vận tốc ban đầu theo phương ngang.o. Cho biết dạng chuyển động của các viên bi ?o. Dự đoán về thời gian rơi của hai viên bi trong thí nghiệm trên ?GV tiến hành thí nghiệm như ở hình 15.3 SGK. Yêu cầu HS quan sát thời điểm rơi của hai bi (GV có thể tiến hành hai đến ba lần, với các lần thí nghiệm khác nhau lưu ý rằng lực mà búa đập vào thanh thép là khác nhau cho HS thấy được vì lí do đó mà vận tốc ban đầu của bi A cũng khác nhau, còn bi B thì không thay đổi chuyển động). GV giới thiệu ảnh 15.4.o. Có nhận xét gì về sự rơi của hai viên bi? Tại các thời điểm khác nhau thì hai viên bi ở những độ cao như thế nào? Với đối tượng HS khá, giỏi GV có thể mở rộng thêm với trường hợp ném xiên : đối với trường hợp này, tầm ném xa không những phụ thuộc vào vận tốc ban đầu mà còn phụ thuộc vào góc ném và độ cao ban đầu.
Hoạt động 5. (7phút)Củng cố, vận dụngCá nhân khắc sâu, ghi nhớ.Cá nhân hoàn thành phiếu học tập.GV nhắc lại các đặc điểm của chuyển động ném ngang, đặc biệt là thời gian rơi trong chuyển động ném ngang bằng thời gian rơi tự do ở cùng độ cao, không phụ thuộc vận tốc ném ngang.o. Hoàn thành yêu cầu ở phiếu học tập.
Hoạt động 6. (2 phút)Tổng kết bài họcGV nhận xét về kỉ luật giờ học.Bài tập về nhà: -Hoàn thành các bài tập 4, 5, 7 trong SGK và SBT.-Đọc mục “Em có biết ?” ở SGK.-Chuẩn bị nội dung cho bài thực hành : Đo hệ số ma sát.
PHIẾU HỌC TẬPCâu 1. Vật A có khối lượng 0,5 kg, vật B có khối lượng 500g. Từ cùng một độ cao người ta thả vật B rơi tự do và cung cấp cho vật A một vận tốc ban đầu theo phương ngang. Nhận xét nào sau đây là đúng ?A.. Vật A rơi nhanh hơn vì có vận tốc ban đầu khác không.B.. Vật B rơi nhanh hơn vì có khối lượng lớn hơn.C.. Hai vật rơi nhanh như nhau.D.. Không so sánh được thời gian rơi của hai vật.Câu 2. Vật 1 có khối lượng 0,2 kg, vật 2 có khối lượng 0,3 kg. Từ cùng một độ cao, người ta cung cấp cho hai vật một vận tốc ban đầu theo phương ngang lần lượt là 15 m/s và 12 m/s. Không cần tính toán, hãy so sánh tầm ném xa L1, L2 của hai vật 1 và 2.A.. L1 > L2 Vì vật 1 có vận tốc ban đầu lớn hơn.B.. L2 > L1 vì vật 2 có khối lượng lớn hơn.C.. L2 = L1 hai vật được ném từ cùng một độ cao.D.. Không thể so sánh được tầm ném xa của hai vật nếu không tính toán.Câu 3. Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn 1,5 m (theo phương ngang). Lấy g = 10 m/s2. Hỏi thời gian rơi của viên bi ?A.. 0,35 s.B.. 0,125 s.C.. 0,5 s.D.. 0,25 s.Câu 4. Một máy bay đang bay ngang với tốc độ 150 m/s ở độ cao 490 m thì thả một gói hàng xuống đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính tầm bay xa của gói hàng ?A.. 1000 m.B.. 1500 m.C.. 15000 m.D.. 7500 m.ĐÁP ÁNCâu 1. C.Câu 2. A.Câu 3. C.Câu 4. B.

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Bài toán về chuyển động ném ngang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-bai-toan-ve-chuyen-dong-nem-ngang/feed 0 1061
Giáo án bài giảng Vật lý 10: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-quy-tac-hop-luc-song-song-cung-chieu/ https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-quy-tac-hop-luc-song-song-cung-chieu/#respond Sun, 07 Nov 2021 15:34:27 +0000 https://hocvet.com/?p=1042 Mời bạn cùng tham khảo mẫu bài soạn giáo án bài giảng môn Vật lí 10, bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều. Hocbai.edu.vn hy vọng rằng, sự chia sẽ mẫu bài thiết kế giáo án của chúng tôi có thể giúp ích được cho bạn trong việc nghiên cứu phương pháp thiết kế giáo án môn Vật lý lớp 10 theo chương trình mới hiện nay nhé! I-MỤC TIÊU 1-Về kiến thức a). Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều. b). Phát biểu được điều kiện cân bằng của một

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Mời bạn cùng tham khảo mẫu bài soạn giáo án bài giảng môn Vật lí 10, bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều. Hocbai.edu.vn hy vọng rằng, sự chia sẽ mẫu bài thiết kế giáo án của chúng tôi có thể giúp ích được cho bạn trong việc nghiên cứu phương pháp thiết kế giáo án môn Vật lý lớp 10 theo chương trình mới hiện nay nhé!

I-MỤC TIÊU

1-Về kiến thức

a). Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.

b). Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song.

2-Về kĩ năng

a). Vận dụng được các quy tắc và điều kiện cân bằng trong bài để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự.

b). Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản.

II-CHUẨN BỊ

Giáo viên

Các thí nghiệm theo Hình 19.1 và 19.2.

Học sinh

Ôn lại về phép chia trong và chia ngoài khoảng cách giữa hai điểm.

III-THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động của học sinhTrợ giúp của giáo viên
Hoat động 1. (8 phút)Làm thí nghiệm về trạng thái cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song songNhận thức vấn đề cần nghiên cứu HS thảo luận trong nhóm và giữa các nhóm để đưa ra phương án khả thi, có thể là :-Dùng lực kế tác dụng lực vào vật.-Dùng các quả nặng treo vào vật. Một HS làm thí nghiệm biểu diễn, các học sinh khác quan sát, ghi lại các giá trị P1, P2 , F và các khoảng cách OO1, OO2.Cá nhân hoàn thành yêu cầu C1.Đặt vấn đề: Để tìm hợp lực của hai lực đồng quy ta áp dụng quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy. Vậy có quy tắc nào giúp ta tìm hợp lực của hai lực song song không. Qua bài học này ta sẽ nghiên cứu trạng thái cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song để tìm quy tắc tổng hợp hai lực song song và điều kiện cân bằng của vật.GV yêu cầu HS thiết kế phương án thí nghiệm để đạt mục đích đề ra.GV nhận xét phương án của HS, sau đó giới thiệu thí nghiệm hình 19.1 SGK.Chú ý : thước rất nhẹ nên ta có thể bỏ qua tác dụng của trọng lực của thước.Yêu cầu HS:– Dùng lực kế đo trọng lượng P1 và P2– Làm thí nghiệm, tìm vị trí móc lực kế để thước nằm ngang. Đọc số chỉ của lực kế. Đánh dấu các vị trí O1, O2 và O.o. Hoàn thành yêu cầu C1.
Hoạt động 2. (20 phút)Tìm hiểu quy tắc hợp lực song song cùng chiềuHS thảo luận nhóm :– có tác dụng như hai lực  nghĩa là phải vẫn giữ cho thước cân bằng và lực kế vẫn chỉ giá trị F như trước.-Sau khi thay thế  cho hai lực  thì thước sẽ chỉ còn chịu tác dụng của hai lực  và  Để thước cân bằng thì hai lực này phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.-Vậy  đặt tại O và có độ lớn P = F hay P =P1+ P2 .Nhận xét:  cùng chiều với hai lực , Có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực, có điểm đặt nằm ở khoảng giữa điểm đặt của hai lực và giá song song với giá của hai lực.C2 : Cần chú ý biểu diễn các vectơ lực theo đúng điểm đặt và tỉ lệ xích.Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.C3 : Sử dụng tính chất của tam giác đồng dạng.C4 : Trọng tâm của chiếc nhẫn lại nằm ngoài phần vật chất của chiếc nhẫn do tính chất đối xứng, hợp lực của hai phần nhỏ xuyên tâm bất kì đặt tại tâm của vòng nhẫn.Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.o. Tìm một lực  thay thế cho hai lực  sao cho lực thay thế có tác dụng như hai lực đó. Lực thay thế này phải đặt ở đâu và có độ lớn bằng bao nhiêu ?Gợi ý : nhớ lại điều kiện cân bằng của một vật khi chịu tác dụng của hai lực.  GV làm thí nghiêm kiểm chứng.   o. Hoàn thành yêu cầu C2.GV phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.o. Hoàn thành yêu cầu C3.Yêu cầu học sinh tự đọc mục 3 phần I SGK để hiểu thêm về trọng tâm của vật rắn.o. Hoàn thành yêu cầu C4.GV nêu yêu cầu thực tế nhiều khi phải phân tích một lực thành hai lực song song, cùng chiều (Ví dụ: bài tập 4, 5 SGK). Đây là phép làm ngược lại với tổng hợp lực nên cũng phải tuân theo quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.GV có thể mở rộng cho HS: quy tắc tổng hợp hai lực song song ngược chiều.o. Từ hình 19.6 SGK, tìm hợp lực của hai lực  ?GV chính xác hóa nội dung của quy tắc này.
Hoạt động 3. (8 phút)Tìm hiểu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song.Cá nhân suy nghĩ, trả lời:-Ba lực đồng phẳng.-Lực ở trong ngược chiều với ; hai lực ở ngoài.-Hợp lực của hai lực ở ngoài cân bằng với lực ở trong.Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.Trả lời: điều kiện chung cho trạng thái cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực song song hoặc không song song là :-Ba lực phải đồng phẳng.-Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.o. Trong thí nghiệm hình 19.1 SGK, thước chịu tác dụng của ba lực song song và thước ở trạng thái cân bằng. Ba lực này có đặc điểm gì ? Quan hệ của lực ở trong với hai lực ở ngoài như thế nào ?     GV phát biểu điều kiện càn bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song.o. Hãy so sánh với điều kiện cân bằng của một vât chiu tác dung của ba lưc không song song để suy ra điều kiện chung cho trạng thái cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực?
Hoạt động 4. (7phút)Củng cố, vận dụng.Cá nhân tự đọc phần ghi nhớ SGK.Làm bài tập 3 SGK.GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm: quy tắc tổng hợp lực song song cùng chiều và điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song.Yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK.Gợi ý:-Coi đòn gánh là một vật chịu tác dụngcủa hai lực song song cùng chiều, đó là trọng lực của thúng gạo và thúng ngo (bỏ qua trọng lực của đòn gánh).Để gánh được (đòn gánh cân bằng), thì vai người phải đặt ở đúng vị trí hợp lực của hai lực trên. Từ đó đưa về bài toán tìm hợp lực của hai lực song song, cùng chiều.
Hoạt động 5. (2 phút)Tổng kết bài họcGV nhận xét giờ học.Bài tập về nhà : làm bài tập 4, 5, 6 SGK.-Ôn lại kiến thức về momen lực.

Bài viết Giáo án bài giảng Vật lý 10: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/giao-bai-giang-vat-ly-10-quy-tac-hop-luc-song-song-cung-chieu/feed 0 1042