Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Việt Nam có rất nhiều cảnh dẹp. Núi cao, sông rộng, phong cảnh hữu tình trải dài trên khắp lãnh thổ. Hoành Sơn thuộc dãy Trướng Sơn của miền Trung có cảnh núi non rất hùng vĩ. Đèo Ngang là một trong những nơi có cảnh dẹp nổi tiếng mà bao thi sĩ đã tốn nhiều giấy mực dể ca ngợi. Nhưng có lẽ được mọi người yêu thích và biết nhiều nhất là bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Nhà thơ đến đèo Ngang thì trời vừa tối:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Nơi đây, phong cảnh rất đẹp, cây cối tươi tốt. Cảnh rừng nguyên sơ hoang vắng, núi non hùng vĩ. Cả cây chen vào đá để vươn lên đón ánh nắng mặt trời. Từ những thân cây bao nhiêu lá xanh um đang chen nhau với hoa khoe sắc. Phải có sự quan sát tinh tế, cộng với tài năng miêu tả tài tình, tác giả mới có thể tạo nên một vần thơ vừa chính xác vừa biểu cảm đến như vậy. Buổi chiều tà nơi rừng núi thật ảm đạm bởi bốn bên đèu vắng vẻ, hoang lạnh. Nơi đèo cao heo hút, nhà thơ như thu vào tầm mắt cảnh núi non trùng điệp để tìm kiếm hình bóng con người, mong xua tan bớt cảm giác trống vắng.
Bóng dáng của sự sống hiện ra dưới chân núi qua hình ảnh của những người tiều phu:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bèn sông chợ mấy nhà.
Thấp thoáng xa xa có bóng dáng con người nhưng chỉ là vài chú tiều phu chăm chỉ nhặt củi. Dáng “lom khom” của mấy chú tiều tạo nên một hình ảnh đối lập giữa không gian bao la và thân phận nhỏ bé của con người. Mấy chú tiều phu là những nét động cho bức tranh yên tĩnh của núi rừng khi trời vừa tối. Tuỹ nhiên nét động ấy chỉ càng gợi nên cái ảm đạm làm lòng người càng thêm u hoài.
Tầm nhìn của tác giả từ gần đến xa, dưới chân núi đã buồn là thế, xa hơn nữa cảnh vật cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Bên sông có lác đác vài mái nhà tranh nhỏ bé, điều đó không những không xua tan được sự trống vắng mà ngược lại càng tạo cho quang cảnh cái hiu hắt đượm sầu. Trước đây có người cho rằng tác giả viết “rợ mấy nhà” tức chỉ có vài mái nhà tranh của những người dân tộc thiểu số, nhưng cũng có người cho là “chợ mấy nhà”. Dù lá từ “chợ” hay “rợ” thì cả hai từ đều nói lên sự vắng vẻ, tàn tạ, ảm đạm của núi cao heo hút.
Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Thật vậy, lòng người buồn miên man, tâm tư trĩu nặng một nỗi sầu thì nhìn cảnh vật làm sao vui được. Bà Huyện Thanh Quan đến Đèo
Ngang vừa lúc trời chìm dần vào đêm tối. Cảnh hoàng hôn mấy ai cho là vui, là sống động? Khi kết thúc một ngày, mọi vật đều vội vã trở về nơi trú ẩn. Con người càng thấy bơ vơ, lẻ loi khi đứng một mình giữa không gian bao la. Nhà thơ biết phải về đâu, về đâu đây khi nước mất nhà tan?
Cảnh vật hiện lên trong bài thơ là bức tranh đầy đủ của cuộc sống. Ở đây Có cỏ cây, hoa lá, có đá núi, có chợ và có cả con người. Âm thanh cuộc sông vọng lại là tiếng gọi buồn. Tiếng chim kêu khắc khoải của con cuốc cuốc khơi gợi nỗi đau cho lòng người. Hai cặp câu 3, 4, 5, 6 đối nhau càng gợi lên cái nghẹn ngào, gút mắc mà không có hướng giải tỏa.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Đèo Ngang đẹp hùng vĩ là thế mà nhà thơ chỉ cảm nhận được một nỗi buồn trĩu nặng. Bởi lẽ tâm trạng nhà thơ đang buồn bã u hoài. Đây không phải là những vần thơ tức cảnh sinh tình để ướm vào câu thơ cái man mác, hắt hiu của buổi chiều đông, mà đây là nỗi buồn trăn trở, thấm sâu vào tim của người nữ sĩ, một con người đang sống cảnh nứớc mất nhà tan. Sao mất nước lại đau lòng con cuốc cuốc? Sao tan nhà là nát ruột cái gia gia? Phải chăng đó là tiếng lòng của nhà thơ đang ngân lên tiếng khóc thương nghẹn ngào? Mượn cảnh để ngụ tình là một thành công lớn trong cách thể hiện, tâm sự của nhà thơ. Tiếng con chim kêu chiều nghe sao mà khắc khoải đến đau lòng. Nhà thơ gán cho con chim mang nỗi đau mất nước, thương nhà. Đó cũng chính là tâm sự ấp ủ trong tim, tất lòng yêu quê hương đang đè nặng tâm tư của người nữ sĩ, để rồi bất giác buông một tiếng thở dài tiếc nuối cảnh thanh bình xưa:
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Chỉ có ta đối diện với lòng mình thôi, biết cùng ai san sẻ bây giờ? Đọc vần thơ ta nghe sao não nề quá, buồn bã quá… Một mảnh tình riêng trong không gian bao la rộng lớn như càng gợi thêm nỗi cô đơn thầm lặng mà day dứt khôn nguôi. Chỉ có “ta vớỉ ta” ở đây thôi, ta đối diện với lòng mình mà nghe nỗi buồn trào dâng nhói buốt tâm can.
Tiếng thơ đã dứt mà ý thơ cứ ngân mãi trong lòng người đọc. Nỗi buồn thương, nỗi u hoài thấm đượm các tứ thơ đã phát họa nên bức chân dung của người nữ sĩ. Bà Huyện Thanh Quan trở thành một nữ sĩ tài hoa hiếm hoi của nền văn học Việt Nam. Hơn cả tài năng là tấm lòng yêu nước thiết tha, đó là những tình cảm chân thành, day dứt nhất trong lòng bà. Qua bao thời gian, bài thơ trở thành kiệt tác và vẫn làm rung động lòng người bởi tài năng và tấm lòng của người nữ sĩ.