Tình bạn trước hết phải chân thành, phải phê bình sai lầm của bạn, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn sứa chữa sai lầm

Nhà văn Ôxtơrôpxki đã nói: : Tình bạn trước hết phải chân thành, phải phê bình sai lầm của bạn, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn sứa chữa sai lầm

Mở bài

  • Đời sống tình cảm của con người vô cùng phong phú, đa dạng. Từng cá nhân đều có những mối quan hệ tình cảm khác nhau: tình cảm giữa những người ruột thịt trong gia đình, tình hàng xóm láng giềng, tình thầy trò, tình bè bạn,…
  • Tình bạn là một trong những tình cảm được nhiều người quan tâm.
  • Tình bạn là gì? Thô’ nào là tình bạn tốt? Đó là điều chúng ta cần hiểu. Về vấn đề này, nhà văn Ôxtơrôpxki đã có ý kiến: “Tình bạn trước hết phải chân thành, phải phê bình sai lầm của bạn, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn sửa chữa sai lầm.”

Thân bài

Giải thích khái niệm

  • Tình bạn: Tình cảm giữa những người quen biết và có quan hệ gần gũi, coi nhau ngang hàng do hợp tính, hợp ý hoặc cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, cùng hoạt động.
  • Chân thành: Hết sức thành thật, xuất phát từ đáy lòng.

Vì sao tình bạn phải chân thành?

  • Tình cảm phải thành thật, xuất phát từ đáy lòng.
  • Trong cuộc sông, tình bạn chân chính không thể xây dựng trên sự giả dôi, lừa lọc, vụ lợi.
  • Ta chân thành với bạn sẽ tạo cho bạn niềm tin và ngược lại, bạn chân thành với ta, ta sẽ tin bạn. Từ đó, bạn bò tin cậy lẫn nhau.
  • Từ chỗ tin tưởng nhau, khi ta có niềm vui hay nỗi buồn, ta sẽ cùng chia sẻ với bạn. khi đó hiềm vui sẽ được nhân lên còn nỗi buồn sẽ được san sỏ vơi đi. Chân thành chính là nền móng tạo nên sự bền vững của tình bạn.

Tại sao khỉ bạn mắc sai lầm, ta cần phải phê bình sai lầm của bạn?

  • Bạn mắc sai lầm, nghĩa là bạn đã làm việc gì đó có lỗi với người khác.
  • Ta cần thẳng thắn chỉ ra sai lầm của bạn mà không a dua bao che cái sai của bạn.
  • Nếu ta bao che, bạn sẽ quen thói ỷ lại. Từ đó, bạn cổ thể lại tiếp tục mắc sai lầm. Như vậy, nếu bao che cho bạn không phải ta giúp bạn mà là hại bạn.
  • Được ta chỉ rõ sai lầm, bạn sẽ biết rõ cái gì là đúng, cái gì là sai. Từ đó bạn sẽ suy nghĩ chín chắn hẵn để không mắc sai lầm nữa.

Tại sao ta phải nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn sửa chữa sai lầm?

  • Khi bạn có lỗi, ta chỉ ra cái lỗi của bạn.
  • Sau khi chỉ ra lỗi của bạn, ta phải giúp bạn khắc phục lỗi đo’.
  • Ta nhẹ nhàng phân tích, góp ý cho bạn. Khi góp V, ta cần ỉựa lời để bạn không tự ái, không thấy ta đang “lên lớp” cho bạn. Lúc đó, bạn nhận khuyết điểm một cách nhẹ nhàng.
  • Ta không chỉ góp ý suông mà phải cùng bạn tìm ra cách sửa chữa sai lầm hiệu quả nhất. Như vậy khuyết điểm của bạn mới được khắc phục một cách triệt để.
  • Nếu ta có lỗi, bạn góp ý, ta cũng không nôn tự ái hoặc không chơi với bạn. Phải hiểu rằng, bạn góp ý cho ta chỉnh là bạn đang giúp ta đấy.

Dẫn chứng để chứng minh

  • Hiện nay có rất nhiều tình bạn chân thành cao đẹp. Ví dụ về tình bạn giữa Sinh và Hanh.
  • ơ xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang có một đôi bạn có tình bạn rất chân thành, cao đẹp và trong sáng. Đoàn Trường Sinh 10 năm cõng bạn đến trường. Quãng đường đôi bạn đi học dài hơn 4 ki-lô-mét, qua đòo, vượt suôi khúc khủy, gập ghềnh. Thế mà Sinh không quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn Hanh bị liệt cả hai chân đi về. Nhờ bạn giúp đỡ lại có chí học hành, nhiều năm liền, Hanh là học sinh tiên tiến, có năm còn tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện.

(Em cần lấy thêm những dẫn chứng ở trường hoặc ở nơi gia đình em đang sinh sống về những đôi bạn thân mà nhờ sự chân thành, nhờ sự thẳng thắn, nhờ sự giúp đỡ lẫn nhau mà bạn mình khắc phục đuợe lỗi lầm và ngày càng tiến bộ.)

Kết bài

  • Ta phải nâng niu gìn giữ những tình bạn cao đẹp, trong sáng.
  • Bản thân phải xây dựng tình bạn bền vững, chân thành, không bao che khuyết điểm cho bạn mà thẳng thắn phô bình và giúp đỡ bạn khắc phục khuyết điểm.
  • Phê phán những tình bạn vụ lợi, thiêu trong sáng.

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận