Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang

Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng Giang là khung cảnh thiên nhiên với nỗi sầu thiên cổ. Nhà thơ Huy Cận đã đặt nỗi buồn sầu đượm của bản thân hào với cảnh vật. Bên cạnh đó là nỗi nhớ quê hương da diết cùng nỗi đau của người lữ thứ trước hoàng hôn.

Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng Giang – Khổ thơ 3

“Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.

Nếu như ở khổ thơ thứ hai mang một góc nhìn rộng lớn như “trời lên sâu chót vót”. Hay “sông dài trời rộng” để thể hiện nỗi buồn của con người nhỏ bé trước cảnh vật đất trời. Sang đến khổ thơ ba, nhà thơ Huy Cận đã thu hẹp khoảng cách giữa con người và thiên nhiên. Nhờ vậy mà ta có thể cảm nhận rõ nỗi buồn trong sâu tâm hồn ông. 

Ông liệt kê những cảnh vật quen thuộc của đồng quê như “bèo, đò, cầu, bờ xanh, bãi vàng”. Từ đó gợi mở ra một cái nhìn cận cảnh, ẩn dụ cánh bèo nhỏ bé như kiếp người của ông. Bèo dạt do dòng nước nối nhau và kiếp người cũng trôi dạt như vậy giữa dòng đời. 

Tác giả còn sử dụng từ láy “mênh mông” để diễn tả sự rộng lớn của đất trời. Nhưng, giữa nơi đất trời mênh mông ấy lại “không” có – lặp tới 2 lần. Con người và cảnh vật đều “không” có, chỉ mình nỗi cơ đơn ngự trị với thi nhân. Với ông lúc này, bến và đò vốn gắn liền với nhau thì giờ đều tách rời, chia hai rẽ. Cuối khổ 3, ông khép lại bằng từ láy “lặng lẽ” để nhấn mạnh sự tĩnh mịch của không gian. Chính sự trống vắng, tách rời ấy để khiến con người rơi vào

Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng Giang – Khổ thơ cuối

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Ở khổ thơ cuối, thi nhân đã mở ra nỗi nhớ quê hương vừa sâu lắng, vừa kín đáo. Đặc biệt, khổ thơ này đã thể hiện rõ chất thơ hiện đại kết hợp cổ điển một cách hài hòa. Ông sử dụng từ láy “lớp lớp” để nhấn mạnh sự chồng chất của những đám mây. Từ đó, gợi mở ra được một không gian cảnh sắc hùng vị, rợn ngợp. Động từ “đùn” được dùng để đặc tả sức sống của những lớp mây đó, cứ thế dâng cao. 

Trong bức tranh thiên cổ đấy, tác giả điểm thêm hình ảnh “chim nghiêng cánh nhỏ”. Tưởng chừng tô điểm sinh động cho không gian nhưng lại mang nặng một nỗi buồn. Bởi cánh chim ấy bị “bóng chiều sa” đè trên vai đầy sự chán chường và mệt mỏi. 

Để khép lại cả bài thơ, ông nhấn mạnh “lòng quê” thể hiện tình cảm trung thành với đất nước. Thi nhân khéo léo chọn từ láy “dợn dợn” để tạo sự chuyển động nhỏ bé nhưng liên tục. Giống như tình yêu quê hương của nhiều người, dù “không khói” cũng “nhớ nhà”. Không nhắc đến nhưng cứ nhớ là thấy nhói trong tim.  

Tham khảo thêm bài viết – Câu hỏi tu từ trong bài thơ Ông Đồ

3.Kết luận

Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang cho ta thấy được nỗi cô đơn giữa con người với cảnh vật quê hương. Nỗi buồn từ cảnh vật và trong tâm hồn thi nhân tác động qua lại với nhau. Từ đó mở ra cả một hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Khi con người không được tự do trong chính quên hương, đất nước của mình. 

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận