Phân tích về nỗi nhớ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích về nỗi nhớ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Tây Tiến của Quang Dũng được sáng tác vào năm 1948. Đấy là một trong những thời điểm khắc nghiệt và thử thách nhất của cuộc kháng chiến chông Pháp. Cảm hứng mất mát, bi thương đều hiện ra trong các sáng tác tùy theo góc nhìn của từng nghệ sĩ chiến sĩ trong vạn ngày đạn lửa (Tố Hữu), cả hai bài thơ đều có cùng hoài niệm về một quá khứ dần xa mà khả năng có thể một đi không trở lại.

Quang Dũng “bồi hồi nhớ Tây Tiến”; . Điều ấy khá rõ. Nhiều bài viết, bài giảng đã đề cập vấn đề ấy. Nhưng dường như, đọc lại hai bài thơ này, cảm giác hãy còn một điều gì ẩn chứa bên trong mà tác giả không nói hết, hoặc người đọc chưa kịp nhận ra? Nỗi Nhớ trong bài thơ ấy là nhớ những gì, quan trọng hơn, là nhớ cái gì sâu sắc nhất, quán xuyến nhất của kẻ để hồn về sầm Nứa

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào về Hòa Bình thành lập Trung Đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuôi năm 1948, rồi được chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh, anh viết bài thơ bồi hồi nhớ Tây Tiến. Bốn đoạn thơ dài ngắn khác nhau bàng bạc nhớ thương. Đoạn 1: Nhớ một vùng núi rừng mà đoàn binh Tây Tiến đã đi qua. Đoạn 2: Nhớ những kỉ niệm hân hoan đời lính. Đoạn 3: Nhớ đời lính lãng mạn, bi hùng. Đoạn kết: Gửi trọn lòng mình về Tây Tiến.

Cách phân đoạn, phân ý như trên cho thấy cái khó, nếu xét về lô-gíc câu trúc ý tứ bài thơ. Và nếu tim cảm hứng chủ đạo của mỗi đoạn thơ thì lại không nhìn được tính nhất quán của trục liên tưởng hoài niệm. Toàn bộ hình ảnh, chi tiết ngôn ngữ, giọng điệu được tái hiện qua kí ức tựa như những thước phim quay chậm vừa đặc tả cận cảnh vừa lướt thoáng mờ nhòe, vừa liên tục triền miên vừa đứt nỗi đột ngột. Vì thế có những hình ảnh, ngôn từ không thể đi đến tận cùng hoặc xác định cách hiểu rõ ràng kiểu như: hội đuốc hoa, kìa em xiêm áo, đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá, áo bào thay chiếu, dáng người trên độc mộc…

Thơ tựa một giấc mơ được nhớ lại. Giấc mơ ấy có quy luật riêng của nó. Đã nhiều lần Tây Tiến trực tiếp gọi tên nỗi nhớ nhưng cũng chỉ biết đây là một nỗi nhớ chơi vơi:

-Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi -Nhớ ôi Tây Tiến Cơm lên khói – Có nhớ dáng người trên độc mộc.

Nhớ cảnh, nhớ người, nhớ gian khổ bi thương, nhớ niềm vui khoảnh khắc, nhớ mơ mộng lãng mạn một thời trai trẻ… đủ cả cung bậc. Nỗi nhớ dường như xua tan dần sương khói của thời gian, không gian xa cách, làm hiện hình ngày càng rõ nét những kl niệm của đoàn quân Tây Tiến trên núi rừng Tây Bắc ngày nào.

Nhưng đầu là nỗi nhớ bao trùm nhất, lớn nhất làm nên chất bi tráng đầy ám ảnh trong bài thơ được xem như là đỉnh cao nhất của thơ Quang Dũng? Phải chăng, nhà thơ muốn tập trung “làm hiện hình ngày càng rõ nét những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến?”

Trước hết, hãy trở về với cái tôi trữ tính tác giả tíong bài thơ: Nguyên Đại đội trưởng Quang Dũng – thi sĩ Quang Dũng đang hồi tưởng, đang ngược dòng chảy xiết thời gian để trở về vùng kỉ niệm. Vùng kỉ niệm ấy không được mô tả như nó vốn có trong thực tại quá vãng mà được giãi bày như nó đang tồn tại trong hồn mình vào thời điểm đang nói. Có hai Quang Dũng, một Đại đội trưởng đoàn binh Tây Tiến của ngày ấy và một thi sĩ Quang Dũng của hôm nay. Người này đang thương nhớ người kia! Hiện tượng này xét ở góc độ tâm lí là bình thường. Cái khác thường là ở chỗ từ hiện tượng đó, thơ ca đã lên tiếng bằng cách nào – đúng hơn, bằng cách nói độc đáo không lặp lại như thế này.

Tô” Hữu, trong bài thơ Nhớ đồng, đã viết: Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi. Rồi đến Việt Bấc: Mình đi mình có nhớ mình. Xuân Diệu cũng đã từng tự phân tích: Từ tôi phút ấy sang tôi phút này… Rất có khả năng, hai cái tôi ấy đang nới dần khoảng cách thời gian, không gian, đang dự báo lo âu về cái ngày mình không còn là mình của ngày xưa nữa. Cho nên, cái tôi của ngày cũ bỗng hiện lên chấp chới bao màu sắc, trong ánh hào quang của rực rỡ tưởng tượng được nhân lên. Chiếc áo thô mộc đơn giản của cô gái miền núi bỗng thành xiêm áo tự bao giờ, tiếng khèn điệu nhảy bỗng trở nên mang điệu ảo huyền những người lính rụng tóc hoặc cạo đầu, da xanh vì sốt bỗng thành đoàn binh không mọc tóc … dữ oai hùm-, mộ hoang u tịch bên đường hóa thành rải rác biên cương mồ viễn xứ, trang phục người lính thiếu thốn, chắp vá trở thành áo bào như trong trí tưởng người chinh phụ ngày nào… Ngôn ngữ được cách điệu nhiều từ Hán Việt; giọng điệu pha chút tráng ca thời cổ lai chinh chiến… Thiên nhiên Tây Bắc hoang liêu được tô đậm vẻ dữ dằn, khốc liệt nhưng lại thiên trọng về vẻ phi thường, lãng mạn của sự dữ dằn, khốc liệt ấy… Tất cả nhằm vẽ hình ảnh người lính – cái tôi hóa thân của nhà thơ trong không – thời gian quá khứ có một không hai ấy.

Như vậy, nhớ – một – tôi – thời – Tây – Tiến chính là nỗi nhớ mãnh liệt nhất là hoài mong vô vọng mà tràn đầy niềm tin một khi Sông Mã xa rồi… Nỗi nhớ ấy luôn làm con người thấy mình bé lại và người khác nhận ra mình lớn lên. Đó là nơi nương tựa vĩnh cửu ngỡ như mơ hồ mà vững chãi. Quên mới đáng sợ, và quên chính mình hôm qua mới là cái đáng sỢ nhất! Khổ cuối bài thơ bộc lộ tư tưởng nghệ thuật ấy. Từ “Tây Tiến” được nhắc hai lần trong hai hàm nghĩa khác nhau:

Tây tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi.

Đấy là Tây Tiến của người đi, của người đã xa, Tây Tiến trong ký ức, Tây Tiến trong thăm thẳm một chia phôi. Câu thơ một mình làm cả cuộc phân li buồn đến mênh mang …

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Và đây là Tây tiến của hồn về, của người nỗ lực mong trở lại, là Tây Tiến trong thề hứa muôn đời chung thủy cùng với một tôi một thuở, mặc dòng sông đời thác cuốn vẫn chấp nhận chẳng về xuôi. Câu thơ reo lên phẩm chất người đẹp đến nao lòng…

Ngẫm lại những bài thơ hay một thời hình như đều có nỗi nhớ kì lạ ấy: Vu vơ, Quê hương, Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh, Nhớ rừng của Thế Lữ, Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, Tiếng hát đi đày, Nhớ đồng, việt Bắc của Tô” Hữu…

Nhân đây, xin trích hướng dẫn giảng dạy của Sách giáo viên Văn 12 (NXB Giáo dục – 2000) về khổ cuối nói trên: “Hình ảnh Hồn về sầm Nứa chẳng về xuôi: chẳng về xuôi nghĩa là bỏ mình trên đường hành quân; còn Hồn về sầm Nứa có thể hiểu: Chí nguyện của các chiến sĩ sang nước bạn, hợp đồng tác chiến với quân tình nguyện Lào chông thực dân Pháp, họ quyết tâm thực hiện lí tưởng ây đến cùng. Cho nên, dù đã ngã xuống trên đường hành quân, hồn (tinh thần các anh) vẫn đi cùng với đồng dội, vẫn sông trong lòng đồng đội…” (hàng 62).

Thật vậy chăng?

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận