Nghị luận câu ngạn ngữ của Gruzia: Học tập là hạt giống của kiến thức kiến thức là hạt giống của hạnh phúc.
Bài làm
Có học mới nên khôn; có học mới nên người. Ông bà ta thường dạy con cháu như vậy. Đã có nhiều lời hay ý đẹp nói về chuyện học tập. Ngạn ngữ Gruzia cũng có câu vừa hình tượng vừa triết lí: “Học tập là hạt giống của kiến thức; kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.
Qua hình tượng hạt giống, câu ngạn ngữ trên đây đã nói lên tầm quan trọng và ích lợi của việc học tập. Nhờ sự giáo dục và học tập mà con người được mở mang trí tuệ, được tích lũy kiến thức, trở thành người có văn hóa, được sống hạnh phúc.
Tại sao, “Học tập là hạt giống của kiến thức”? Học tập vô cùng kì diệu. Hạt giống học tập gieo xuống cánh đồng tâm hồn, trí óc mà người học sẽ biết viết, biết đọc, biết làm tính, càng học lên càng hiểu biết về thơ văn, lịch sử, địa lí, về toán, lí, hóa, sinh, ngoại ngữ. Đầu óc người học được mở mang, sự hiểu biết được nâng cao, người học trở thành nhà trí thức, có kĩ năng sống để làm ăn, để lao động giúp ích cho đời.
Nhờ học tập mà ta biết nước ta có hơn 3.000 km bờ biển, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chú quyền Việt Nam, vua Hùng là Quốc tổ. Nhờ học tập mà ta biết được Đại Việt đã từng bị nước Tàu thống trị, đô hộ trên một nghìn năm! Khổng học tập thì sao có thể biết Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Tàu, Nhật, … là những cường quốc. Không học tập thì sao biết được: “Công cha như núi Thủi Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” (Ca dao), v.v…?
Thật vậy, học tập lủ hạt giống của kiến thức. Nhưng học tập cần có điều kiện nào để hạt giống của kiến thức nẩy mầm xanh tốt, có hoa thơm, trái ngọt? Đất cằn sỏi đá, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, con người lười biếng thì hạt giống gieo xuống sẽ thế nào? Cũna như đầu óc tăm tối ngu si, thích ăn chơi hưởng lạc, … thì hạt giống học tập khó mà nảy mầm xanh. Chỉ khi nào giáo dục trở thành quốc sách ‘hàng đầu, toàn xã hội chăm lo đến nền giáo dục, thầy giáo được trọng vọng, người học chăm chỉ và hiếu học, … thì lúc ấy mới có thể có một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, hạt giống của kiến thức mới đơm hoa kết trái trĩu cành, lúc ấy “hiển tài là nguyên khí của quốc gia” mới nảy nở và phát triển rực rỡ như hoa lá mùa xuân.
Ta tiếp tục bàn luận vế thứ hai của câu ngạn ngữ: “Kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”. Sau một thời gian dài, siêng năng, cần cù, bền bỉ học tập, thông minh và sáng tạo mà hạt giống học tập, hạt giống kiến thức đem đến cho cuộc đời người học những mùa vàng bội thu. Người học trở thành trí thức, có kiến thức sâu rộng, tài và đức phát triển. Người học biết đem kiến thức, sự hiểu biết của mình góp phần vào công cuộc xâv dựng đất nước. Người có học trở thành người có ích, được xã hội trọng vọng, thật đúng “kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”. Khi giáo dục đã thật sự trở thành quốc sách hàng đầu, nhà nhà, người người thi đua học tập, cả dân tộc sẽ được sống trong hạnh phúc, trong văn minh, tiến bộ.
Suy ngẫm về câu ngạn ngữ Gruzia, mỗi chúng ta cần ngâm lại vần thơ của Nguyễn Trãi trong thế kì 15:
”Nên thợ nên thầy vì có học,
No ăn, no mặc hởi hay làm”.
(Bảo kính cảnh giới – 46)
Tuổi trẻ chúng ta cần coi trọng việc học, cần nêu cao tinh thần cần cù vượt khó trong học tập, thông minh và sáng tạo, vận dụng kiến thức vào nghiên cứu khoa học kĩ thuật, sớm trở thành một người có học vấn, đức trọng tài cao.
Lời Bác Hồ dạy hơn 60 năm về trước càng làm cho mỗi chúng ta thấm thìa hơn về việc học tập: “Non sông Việt Nam có trỏ nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là một phần lớn ở công học tập của các cháu”.