Biện pháp tu từ trong bài Đò Lèn

Biện pháp tu từ trong bài Đò Lèn là một ý phân tích được nhiều bạn học sinh quan tâm. Vì đây cũng là bài thơ được ra đề khá nhiều trong các kỳ thi quan trọng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để giúp các em học sinh 12 hiểu rõ hơn các biện pháp tu từ trong bài thơ này nhé!

Đò Lèn là một bài thơ của tác giả Nguyễn Duy được in trong tập “Ánh trăng”. Bài thơ được ra đời trong một dịp ông được về quê ngoại. Lúc này, những cảm xúc đan xen giữa quá khứ và hiện tại về người bà được hiện ra. Đó chính là cảm xúc giúp tác giả cho ra đời bài thơ này:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

níu váy bà đi chợ Bình Lâm

bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực

giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần

cái năm đói củ dong riềng luộc sượng

cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm

Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất

đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi

khi tôi biết thương bà thì đã muộn

bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!”

Nguyễn Duy đã thành công tạo nên hình ảnh về bà trong những vần thơ của ông. Đó là sự đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với sự cơ cực với sự lam lũ của người bà. Nó còn là sự đối lập giữa cuộc sống nghèo đói với tình yêu bao la của bà với cháu. Thế nhưng vì còn nhỏ, đứa cháu chưa hiểu được những điều này.

Tham khảo thêm bài viết – Bài thơ Lượm chế vui

Ông còn thể hiện tình yêu thương và lòng tri ân sâu sắc với bà qua phép so sánh. Theo đó, ông đã so sánh tương đồng giữa hư và thực. Cụ thể hơn đó là so sánh giữa bà mình với Tiên, Phật, thần thánh. Tuy bà là một con người của đời thường, sống âm thầm chịu đựng. Thế nhưng bà lại là người đầy bản lĩnh, nghị lực và lạc quan.

So sánh tương phản giữa thần thánh với bà trong một bối cảnh chiến tranh gian khổ. Bằng giọng điệu chân thành, thẳng thắn Nguyễn Duy đã cho chúng ta thấy được dư vị về nỗi ngậm ngùi, chua xót. Đồng thời nó còn là sự ân hận pha lẫn những suy niệm về cuộc sống con người xưa và nay.

Tất cả những biện pháp tu từ trong bài Đò Lèn mà Nguyễn Duy sử dụng không quá mới lạ. Nhưng chính những biện pháp tu từ đó đã làm những câu thơ của ông sống mãi với năm tháng. Qua đó, chúng ta cũng hiểu hơn quá khứ xưa kia của ông bà mà biết trân trọng hơn cuộc sống hiện tại.

Bài viết liên quan

Thông tin tác giả

Thêm bình luận