Văn mẫu 12 – Học vẹt https://hocvet.com giáo dục cho mọi lứa tuổi Mon, 08 Nov 2021 03:48:54 +0000 vi-VN hourly 1 163425933 Phân tích bức tranh Mùa thu nay đã khác rồi trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi https://hocvet.com/phan-tich-buc-tranh-mua-thu-nay-da-khac-roi-trong-bai-tho-dat-nuoc-cua-nguyen-dinh-thi/ https://hocvet.com/phan-tich-buc-tranh-mua-thu-nay-da-khac-roi-trong-bai-tho-dat-nuoc-cua-nguyen-dinh-thi/#respond Mon, 08 Nov 2021 03:48:26 +0000 https://hocvet.com/?p=1169 Phân tích bức tranh Mùa thu nay đã khác rồi trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi (văn lớp 12) – Nguyễn Đình Thi là nhà nghệ sĩ đa tài. Là nhạc sĩ, ông có bài hát Diệt phát xít rất nổi tiếng; là nhà văn, ông có tiểu thuyết Vỡ hờ cả ngàn trang; là kịch tác gia, ông có vở kịch Con nai đen đầy bí ẩn; là nhà phê bình, ông có Mây vấn đề văn học, là nhà thơ, ông có bài Đất nước , một trong những bài thơ hay của thơ hiện đại Việt Nam.

Bài viết Phân tích bức tranh Mùa thu nay đã khác rồi trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Phân tích bức tranh Mùa thu nay đã khác rồi trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi (văn lớp 12) – Nguyễn Đình Thi là nhà nghệ sĩ đa tài. Là nhạc sĩ, ông có bài hát Diệt phát xít rất nổi tiếng; là nhà văn, ông có tiểu thuyết Vỡ hờ cả ngàn trang; là kịch tác gia, ông có vở kịch Con nai đen đầy bí ẩn; là nhà phê bình, ông có Mây vấn đề văn học, là nhà thơ, ông có bài Đất nước , một trong những bài thơ hay của thơ hiện đại Việt Nam. Đoạn thơ này diễn tả cảm xúc của thi sĩ về mùa thu kháng chiến, niềm tự hào của tác giả về non sông đất nước, về truyền thống bất khuất của dân tộc.

Viết về đất nước, mỗi nhà thơ đều có cảm xúc riêng, cách thể hiện riêng. Nhà thơ Trần Mai Ninh khởi đầu bằng:

“Trăng nghiêng trên sông Trà Khúc Mây lồng và nước reo Nắng bột chen dừa Tam Quan Gió buồn uốn éo.

(Tình sông núi)

Chế Lan Viên lại khởi đầu bằng những suy nghĩ có tính khái quát:

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

Nguyễn Đình Thi mở đầu bằng cảm xúc mùa thu “sáng mát trong”, mùa thu của thiên nhiên Việt Bắc kháng chiến. Rồi lại hồi tưởng về mùa thu Hà Nội với những kỉ niệm của người ra đi. Đoạn thơ này, tác giả trở về với cảm xúc mùa thu kháng chiến:

Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha.

“Mùa thu nay khác rồi”. “Mùa thu nay” là mùa thu kháng chiến, nhà thơ đang đứng giữa mùa thu với thiên nhiên Việt Bắc, với không khí tự do mà nghĩ đến mùa thu Hà Nội:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dùi xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Tác giả nói “mùa thu nay khác rồi” là để so sánh với mùa thu đẹp mà buồn của Hà Nội. “Mùa thu nay ” vui vẻ vì đây là mùa thu của Việt Bắc sau chiến dịch thu đông 1947. Thiên nhiên đẹp được nhân hóa, thiên nhiên nhạy cảm như con người:

Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha.

Một mùa thu đẹp đang reo vui như lòng người, như tâm hồn thi sĩ trước mùa thu tự do của đất nước.

Câu thơ của Nguyễn Đình Thi thường dồn vào nhiều cảm giác, ví như câu thơ mở đầu:

Sáng mát trong như sáng năm xưa.

Đã “sáng” lại cồn “mát”, rồi “trong”. Còn câu thơ này “Trong biếc nói cười thiết tha” , đã “trong” còn “biếc”, đã “nói” còn “cười”, màu sắc và âm thanh rộn rã.

Nhưng bốn câu thơ tả mùa thu kháng chiến không thể sánh được với bốn câu thơ tả mùa thu Hà Nội.

Từ niềm vui với thiên nhiên mùa thu Việt Bắc kháng chiến, nhà thơ khẳng định ý thức làm chủ đất nước:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngút

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Vào những giờ phút nghiêm trọng của lịch sử, các nhà thơ thường bộc lộ ý thức làm chủ đất nước của nhân dân và thi sĩ. Nhà thơ cùng thời với Nguyễn Đình Thi là Tố Hữu cũng viết:

Mây nhởn nhơ bay

Hôm nay ngày đẹp lắm

Mây của ta Trời thắm của ta.

(Ta đi tới)

Giọng thơ cũng đổi khác, từ những câu thơ miêu tả, tác giả chuyển sang những cầu thơ đẳng thức nhằm khẳng định:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta.

Nhưng nếu cứ tiếp điệu thơ đẳng thức như vậy thì thơ sẽ khô khan nên nhà thơ chuyển cách diễn đạt. Tác giả gợi đến một mùi hương mà cũng là mở ra không gian bao la “những cánh đồng thơm mút”. Tác giả còn gợi đến màu sắc nặng tình nặng nghĩa: “Những dòng sông đỏ nặng phù sa”..

Một màu sắc gợi lên sự trù phú do những dòng sông mang lại cho những cánh đồng. Màu đỏ đầy ấn tượng về những con sông của miền đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, đặc biệt là sông Hồng, khác với những dòng sông xanh miền Trung:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre.

(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)

Cảm hứng thơ từ không gian chuyển sang thời gian, từ hiện tại trở về quá khứ diễn tả sức mạnh của truyền thông dân tộc:

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Câu thơ thu về ba chữ “Nước chúng ta” cô đúc, bộc lộ niềm tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc: tinh thần bất khuất. Nhưng đó chỉ mới là một tầng nghĩa. Từ “khuất”, hiểu theo nghĩa bất khuất, đúng. Nhưng từ “khuất” còn một nghĩa nữa là không bị che lấp. Nghĩa là cha ông bất khuất vẫn luôn luôn hiển hiện với chúng ta, nói như vậy chẳng khác gì Nguyễn Đình Chiểu nói “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh”:

Ông cha anh hùng bất khuất vẫn hiển hiện với chúng ta đến nỗi nhà thơ còn nghe được tiếng nói của người xưa vọng về.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Đó là cái “nghiêng tai kì diệu” của thi sĩ.

Thơ Nguyễn Đình Thi nồng nàn nhưng không say đắm như Xuân Diệu say mà tỉnh; có trí tuệ nhưng không duy lí như Chế Lan Viên; có suy tưởng nhưng không suy tưởng từ cái vô hình vô ảnh như Huy Cận.

Một đoạn trích trong bài “Đất nước” cũng cho ta thấy vẻ đẹp riêng của thơ Nguyễn Đình Thi. Đoạn thơ đã diễn tả được cái hồn của non nước và tâm trạng lạc quan phơi phới của nhà thơ trong những ngày đầu kháng chiến còn đầy gian nan. Đọc “Đất nước” ta thêm tự hào về quê hương Việt Nam thân yêu về truyền thống bất khuất của cha ông. Những âm điệu này cứ vang mãi trong tâm trí ta:

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Bài viết Phân tích bức tranh Mùa thu nay đã khác rồi trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/phan-tich-buc-tranh-mua-thu-nay-da-khac-roi-trong-bai-tho-dat-nuoc-cua-nguyen-dinh-thi/feed 0 1169
Đọc hiểu đò lèn https://hocvet.com/tag/doc-hieu-do-len/ https://hocvet.com/tag/doc-hieu-do-len/#respond Mon, 08 Nov 2021 01:54:17 +0000 https://hocvet.com/?p=1073 Cảm xúc về bài thơ Đèn Lò của Nguyễn Duy Cảm xúc về bài thơ Đèn Lò của Nguyễn Duy – Tuổi thơ và quê hương luôn là những kỉ niệm cháy bỏng trong nỗi nhớ của nhà thơ Nguyễn Duy. Nỗi nhđ ấy ngày đêm da diết, vấn vương từng bước đi trong đường đời của nhà thơ người lính Nguyễn Duy. Thời thơ ấu, sớm mồ côi mẹ, Nguyễn Duy được bà ngoại hiền từ, nhân hậu nuôi nấng, thương yêu. Trong tâm hồn Nguyễn Duy, bà ngoại là hình ảnh gần gũi, thân thiết đến vô cùng. Đã

Bài viết Đọc hiểu đò lèn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Cảm xúc về bài thơ Đèn Lò của Nguyễn Duy

Cảm xúc về bài thơ Đèn Lò của Nguyễn Duy – Tuổi thơ và quê hương luôn là những kỉ niệm cháy bỏng trong nỗi nhớ của nhà thơ Nguyễn Duy. Nỗi nhđ ấy ngày đêm da diết, vấn vương từng bước đi trong đường đời của nhà thơ người lính Nguyễn Duy.

Thời thơ ấu, sớm mồ côi mẹ, Nguyễn Duy được bà ngoại hiền từ, nhân hậu nuôi nấng, thương yêu. Trong tâm hồn Nguyễn Duy, bà ngoại là hình ảnh gần gũi, thân thiết đến vô cùng. Đã có bao bài thơ Nguyễn Duy sáng tác khi đi xa người bà kính yêu đã trở thành những bài thơ đẹp nhất của hồn quê hương sâu lắng và mặn mà nỗi nhớ thương.

Có những bài thơ được Nguyễn Duy sáng tác để bộc lộ nỗi nhớ thương và biết ơn đối với người mẹ nơi quê xa, nhưng ở đó lại lâp lánh vẻ đẹp của hình ảnh người bà cao quý, tảo tần. Đối với Nguyễn Duy, bà là mẹ, là người đã cho cháu mình lòng yêu thương và cả sự hi sinh vô bờ bến. Bài thơ Đò Lèn đã trở thành một trong những bài thơ ngập tràn tình yêu thương đằm thắm như thế.

Có thể nói: Đò Lèn là một bài thơ hay, giản dị và dễ hiểu. Một bài thơ được khơi nguồn từ tình yêu quê hương và lòng biết ơn sâu sắc với người bà nặng công nuôi nấng, vỗ về thương yêu như bài Đò Lèn, thực sự đã đem đến cho người đọc một tình cảm nhân bản sâu sắc. Đò Lèn với bao câu thơ xúc động đó đã gợi cho người đọc nhiều xúc cảm về những kỉ niệm tuổi thơ của Nguyễn Duy bên người bà thân thiết, giữa quê hương êm đềm một thời quá khứ.

VI thế, những cái tên địa danh thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, quê hương của Nguyễn Duy đã được nhà thơ nhắc đến thật nhiều như bao tình trìu mến dành cho mỗi một nơi: nào là cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng, Đồng Quan, Ba Trại… Tất cả hiện lên để gắn với kỉ niệm ấu thơ day dứt lòng người. Và tất cả đã lùi vào quá khứ, nhưng đó lại là một quá khứ đẹp đến vô cùng. Cái “thuở nhỏ của “tôi” được Nguyễn Duy nhớ kỹ đến từng cử chỉ của con trẻ nghịch ngợm: đi câu cá ở cống Na, níu váy bà vì ngơ ngác giữa chợ Bình Lâm: sợ lạc mất người bà thân thiết hay cái gì cũng lạ lẫm đối với chú bé sớm thiếu thốn tình thương vỗ về? Rồi cùng bạn nhỏ “tôi” leo lên “bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật”. Rồi cả cái ưò “ăn trộm nhãn chùa Trần” cũng được “cái tôi” Nguyễn Duy nhớ đến trong kí ức long lanh giọt nước mắt ngậm ngùi.

Rồi “đền Cây Thị”, “đền Sòng” với phảng phất “mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm” cũng trở thành kỉ niệm sâu nặng ân tình trong trái tim yêu thương của người con đi xa quê lâu lắm chưa trở về. Thế mà, những bước “chân đất đi đêm xem lễ”, “điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng” và cả sắc màu của đời sống tâm linh lại bỗng trở thành rõ nét, rõ hình trong nỗi nhớ của Nguyễn Duy. Nét và hình ấy làm xao xuyến tất cả những ai đã đi qua thời thơ bé đáng yêu, bây giờ nhớ lại chợt thấy lòng se thắt tiếc nhớ.

Nào đâu chỉ có tiếc nhớ mà thôi, vì còn có cả lời xót xa, ân hận cho một sự dại khờ. Bởi vì:

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

Bà mò cua xúc tép ở Đồng Quan

Bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.

Người bà của “tôi” vất vả, nhọc nhằn như thế đó. Bước chân “thập thững” qua suốt những nơi ở quê “tôi” nơi Hà Trung, rồi đến cả những nơi thuộc giáp ranh Ninh Bình cũng có bước “bà đi”. Hình tượng người bà vì thế đã có sức ám ảnh, cuốn hút nhà thơ và cả những ai từng có một người bà, người mẹ, người chị lam lũ suốt bốn mùa như thế. Bà của “tôi” là Tiên, là Phật, là Thánh, Thần. Dù “tôi” có ngây thơ sống giữa hai bờ hư thực, dù “cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng” thì “bà tôi” vẫn cứ mãi là hình ảnh thánh thiện đến trong trẻo ở trong “tôi”. “Cái năm đói” trong quá khứ có ý nghĩa gì đâu! Vì với tôi, đứa cháu bé bỏng hồi nào của bà, nay dù có lớn khôn thì hình ảnh trong veo ấy vẫn còn đó quyện lẫn mùi “thơm huệ trắng, hương trầm”. Bước chân vững vàng hôm nay của Nguyễn Duy qua mọi nẻo đường cuộc sống luôn chập chờn êm đềm quá khứ thần tiên về “bà tôi”.

Rồi nhọc nhằn đâu đã hết đối vđi “bà” của “tôi”. Chiến tranh tàn khốc cơ cực càng nhiều không kể xiết:

Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết Bù tôi đi bán trứng ở ga Lèn.

Bà của “tôi” vẫn sừng sững một ngoan cường giữa cuộc đời trần trụi vẫn tảo tần, vẫn chịu đựng tất cả để tồn tại, để thách thức mọi khổ đau. “ga Lèn ” quê hương yêu dấu vẫn đậm bóng liêu xiêu, vẫn in “bước cao thấp” của “bà tôi”. Bà vẫn chờ đợi tin tức đứa cháu yêu thương của bà. Cháu sẽ về với bà. Bà ơi, dù nhà, đền Sòng, chùa chiền và cả Thánh, Phật có bay đi hết, nhưng vẫn còn đây một bà Tiên đức độ giữa cuộc đời của cháu phải không? Bà Tiên ấy đã tiếp thêm sức mạnh đến vô tận cho cuộc đời một Nguyễn Duy luôn vươn tới mãi. Dù đó là một Nguyễn Duy:

Khi tôi biết thương bà tôi đã muộn

Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi

Bài thơ Đò Lèn kết thúc bằng nỗi nhớ, sự ân hận muộn màng của cháu là “tôi” dành cho “bà”. Nhưng tất cả lại là những câu thơ chan chứa yêu thương và sự ấm áp nhất. Bởi ai đã hiểu hết sự hi sinh của những người bà, người mẹ như Nguyễn Duy thì người đó chính là người trưởng thành nhất và người đó luôn có trái tim nhân ái, nồng ấm nhất giữa trần gian phàm tục này.

Bài viết Đọc hiểu đò lèn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/tag/doc-hieu-do-len/feed 0 1073
Bình luận câu: Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn https://hocvet.com/binh-luan-cau-hoc-van-khong-chi-la-viec-doc-sach-nhung-doc-sach-van-la-mot-con-duong-quan-trong-cua-hoc-van/ https://hocvet.com/binh-luan-cau-hoc-van-khong-chi-la-viec-doc-sach-nhung-doc-sach-van-la-mot-con-duong-quan-trong-cua-hoc-van/#respond Sun, 07 Nov 2021 15:41:56 +0000 https://hocvet.com/?p=1054 Bình luận câu nói của học giả Chu Quang Thiềm: Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bài làm Trong bài “Bàn về đọc sách”, học giả Chu Quang Tiềm (Trung Quốc) có viết: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”. Có thể coi đây là một ý kiến sâu sắc, khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách đối với mọi người. Học vấn là quá trình học hỏi, tiếp nhận kiến

Bài viết Bình luận câu: Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Bình luận câu nói của học giả Chu Quang Thiềm: Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.

Bài làm

Trong bài “Bàn về đọc sách”, học giả Chu Quang Tiềm (Trung Quốc) có viết: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”. Có thể coi đây là một ý kiến sâu sắc, khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách đối với mọi người.

Học vấn là quá trình học hỏi, tiếp nhận kiến thức để phát triển tâm hồn, trí tuệ và nhân cách. Học vấn có nhiều con đường, nhiều hình thức, rất phong phú và đa dạng, liên tục và kéo dài, trong đó có việc dọc sách; đọc sách không phải là hình thức duy nhất, nhưng đọc sách là con đường quan trọng của học vấn. Đó là điều mà kẻ sĩ thời nào cũng nên biết và phải biết.

Tại sao “học vấn không chỉ là việc đọc sách”?

Trong xã hội cũ được phân chia thành bốn đẳng cấp: sĩ, nông, công, thương. Chi có sĩ mới đọc sách – sách của Thánh hiền, “thập niên đăng hỏa” để thi cử, để làm quan, để thành nho sĩ. Còn các đảng cấp khác (nông, công, thương) bước vào đời, sinh sống
và làm ăn đều bằng lao động chân tay, bằng kinh nghiệm từ đời này truyền sang đời khác. Phần đông trong số họ không biết chữ. Ông bà, cha mẹ dạy dỗ con cháu về hiếu, dễ, lễ, nghĩa,… cũng chỉ bằng nêu gương, làm gương.

Công việc cày cấy… do thói quen, do kinh nghiệm mà trở thành “nghiệp nông gia”-.

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Làm thợ, đi buôn, làm ruộng, … tất cả đều do truyền nghề. Chỉ khi nền sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa, điện khí hóa, … người nông dân mới học kĩ thuật gieo trồng, chăn nuôi bàng sách.

Về quân sự, về quốc phòng, quân đội ta hiện nay đã hiện đại hóa, có đủ thủy, lục, không quân. Kĩ thuật huấn luyện và chiến đấu đều được đúc kết thành sách. Những ngày đầu kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), quân dân ta đánh giặc bằng lòng yêu nước và tinh thần quả cảm, chứ làm gì có sách, có binh thư. Đọc đoạn thơ sau đây, ta thấy rõ sự thật đó:

Lũ chúng tôi

Bọn người tứ xứ

Gặp nhau hồi chưa biết chữ

Quen nhau từ thuở “một… hai”

Súng bắn chưa quen, quân sự mười bời

Lòng vẫn cười vui kháng chiến

Lột sắt dường tàu, rèn thêm đao kiếm…

(Nhở – Hồng Nguyên)

Học vấn của nhân dàn ta thuở ấy, chủ yếu bằng kinh nghiệm, bằng cách học hói trong thực tê cuộc sống: “Học ăn, học nói, học gói, hộc mở’-, “Học thầy không tày học hạn”, “Đi một buổi chợ, học một mớ khôn”, v.v…

Đất nước ta hiện nay đã có nhiều đổi mới. nền sản xuất đã được công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Học vấn của nhân dân ta, nhất là của thanh thiếu niên đều bằng việc đọc sách. Nhưng bên cạnh trang sách học đường, người học còn được đọc, được học bằng “trang sách” xã hội, trang sách cuộc sống. Đúng như học giả Chu Quang Tiềm đã nói: “Học vấn không chỉ là việc dọc sách”.

Để không trở thành “con mọt sách”, không trở thành người “lí thuyết suông”, “giáo điều”, … cho nên người học đã biết gắn nhà trường với xã hội, với thực tế cuộc sống, “học đi đỏi với hành”, qua đó ta càng thấy rõ: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách”.

“Nhưng dọc sách vẫn là con dường quan trọng của học vấn”. Những năm học cấp Tiểu học. cấp Trung học cơ sở, học và đọc sách giáo khoa để biết đọc, biết viết, biết tính toán, … làm nền, làm cơ sở cho học vấn sau này. Học lên cao, sách là nguồn sống của học sinh, sinh viên. Sách bộ môn, sách giáo trình, sách chuyên ngành, sách tham khảo,… là nguồn sống và sáng tạo của học sinh, sinh viên, của người trí thức. Sách là kết tinh trí tuệ, tài năng… của bao thế hệ, của các nhà khoa học, nhà văn hóa qua hàng ngàn năm lịch sử. Đọc sách để học tập, để kế thừa nền văn minh nhân loại. Đọc sách để phát triển văn hóa, khoa học kĩ thuật. Nhờ “đứng trên vai các nhà khoa học” mà có biết bao nhân tài xuất hiện, giành được Giải thưởng Nobel, được tôn vinh, được ca ngợi. Đọc sách để “trả món nợ mà lớp người hậu sinh mang ơn sâu nghĩa nặng đối với tiền nhân, với ông cha.

Học ngoại ngữ, học tiếng Anh,… nếu không đọc sách, nghe băng đĩa thì làm sao tiến bộ được. Sách tham khảo, sách chuyên ngành là những nấc thang bước lên cao trên con đường nghiên cứu, để sáng tạo và phát minh.

Trong xã hội xưa nay chưa có người nào không hề đọc sách mà trở thành nhà bác học. Không có sách thì không có trí thức, không có nhân tài. Đó là một sự thật, hầu như ai cũng rõ.

Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn. Thời đi học, nhờ thầy dạy bảo mà học sinh biết đọc sách, biết chọn sách để đọc và học, nâng dần thành thói quen tốt: yêu sách và ham đọc sách. Bước vào đời, sách là người thầy, người bạn giúp ta tự học mà vươn lên, không bị lạc hậu trước thời cuộc và sự đổi mới không ngừng của khoa học kĩ thuật, để tiến bước trên con đường vạn dặm của học vấn.

Đọc sách là cả một nghệ thuật. Đọc sách để tích lũy kiến thức. Phải đọc sâu, đọc kĩ, đọc nghiền ngẫm, đọc và ứng dụng, đọc và thực hành. Tránh lối đọc sách để khoe mẽ, để tỏ vẻ uyên bác, nhưng kì thực không chưvên sâu một ngành nghề nào, thậm chí học thức nông cạn, chỉ làm trò cười cho thiên hạ. “Bất chuyên tất hất năng” – khôns chuyên sâu thì không thành thạo, đó là một lời khuyên của cổ nhân về đọc sách.

Đọc sách phải gắn liền với việc ghi chép; ghi chép những điều mà mình tâm đắc, ghi chép những đoạn, những điều mà mình nghi vấn. Đọc sách để học tập, nhưng không nô lệ theo sách. Mạnh Tử đã từng căn dặn: “Tận tin ư thư, hất như vỏ thư” (Tin hết vào sách, thà rằng không có sách).

Đọc sách để mở mang trí tuệ, nâng cao kiến thức, để bồi dưỡng tâm hồn. Sống trong thời đại mà khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, việc đọc sách và làm theo sách đã và dang trở thành nhu cầu sống của bao người, nhất là thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của Tổ quốc.

Người trí thức mới là người có tầm văn hóa cao. Đọc sách để trở thành người trí thức mới. Hơn bao giờ hết, ta càng thấm thìa ý kiến của học giả Chu Quang Tiềm: “Học vấn không chỉ là việc dọc sách, nhưng đọc sách vần là con đường quan trọng của học vấn”.

Và tôi không bao giờ quên câu thơ trong “Quốc Âm thi tập” của Nguyễn Trãi gần 600 năm về trước: “Đọc sách thì thông dồi nghĩa sách”.

Bài viết Bình luận câu: Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/binh-luan-cau-hoc-van-khong-chi-la-viec-doc-sach-nhung-doc-sach-van-la-mot-con-duong-quan-trong-cua-hoc-van/feed 0 1054
Phân tích về nỗi nhớ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng https://hocvet.com/phan-tich-ve-noi-nho-trong-bai-tho-tay-tien-cua-quang-dung/ https://hocvet.com/phan-tich-ve-noi-nho-trong-bai-tho-tay-tien-cua-quang-dung/#respond Sun, 07 Nov 2021 15:39:36 +0000 https://hocvet.com/?p=1051 Phân tích về nỗi nhớ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Tây Tiến của Quang Dũng được sáng tác vào năm 1948. Đấy là một trong những thời điểm khắc nghiệt và thử thách nhất của cuộc kháng chiến chông Pháp. Cảm hứng mất mát, bi thương đều hiện ra trong các sáng tác tùy theo góc nhìn của từng nghệ sĩ chiến sĩ trong vạn ngày đạn lửa (Tố Hữu), cả hai bài thơ đều có cùng hoài niệm về một quá khứ dần xa mà khả năng có thể một đi không trở lại. Quang Dũng

Bài viết Phân tích về nỗi nhớ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Phân tích về nỗi nhớ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Tây Tiến của Quang Dũng được sáng tác vào năm 1948. Đấy là một trong những thời điểm khắc nghiệt và thử thách nhất của cuộc kháng chiến chông Pháp. Cảm hứng mất mát, bi thương đều hiện ra trong các sáng tác tùy theo góc nhìn của từng nghệ sĩ chiến sĩ trong vạn ngày đạn lửa (Tố Hữu), cả hai bài thơ đều có cùng hoài niệm về một quá khứ dần xa mà khả năng có thể một đi không trở lại.

Quang Dũng “bồi hồi nhớ Tây Tiến”; . Điều ấy khá rõ. Nhiều bài viết, bài giảng đã đề cập vấn đề ấy. Nhưng dường như, đọc lại hai bài thơ này, cảm giác hãy còn một điều gì ẩn chứa bên trong mà tác giả không nói hết, hoặc người đọc chưa kịp nhận ra? Nỗi Nhớ trong bài thơ ấy là nhớ những gì, quan trọng hơn, là nhớ cái gì sâu sắc nhất, quán xuyến nhất của kẻ để hồn về sầm Nứa

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào về Hòa Bình thành lập Trung Đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuôi năm 1948, rồi được chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh, anh viết bài thơ bồi hồi nhớ Tây Tiến. Bốn đoạn thơ dài ngắn khác nhau bàng bạc nhớ thương. Đoạn 1: Nhớ một vùng núi rừng mà đoàn binh Tây Tiến đã đi qua. Đoạn 2: Nhớ những kỉ niệm hân hoan đời lính. Đoạn 3: Nhớ đời lính lãng mạn, bi hùng. Đoạn kết: Gửi trọn lòng mình về Tây Tiến.

Cách phân đoạn, phân ý như trên cho thấy cái khó, nếu xét về lô-gíc câu trúc ý tứ bài thơ. Và nếu tim cảm hứng chủ đạo của mỗi đoạn thơ thì lại không nhìn được tính nhất quán của trục liên tưởng hoài niệm. Toàn bộ hình ảnh, chi tiết ngôn ngữ, giọng điệu được tái hiện qua kí ức tựa như những thước phim quay chậm vừa đặc tả cận cảnh vừa lướt thoáng mờ nhòe, vừa liên tục triền miên vừa đứt nỗi đột ngột. Vì thế có những hình ảnh, ngôn từ không thể đi đến tận cùng hoặc xác định cách hiểu rõ ràng kiểu như: hội đuốc hoa, kìa em xiêm áo, đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá, áo bào thay chiếu, dáng người trên độc mộc…

Thơ tựa một giấc mơ được nhớ lại. Giấc mơ ấy có quy luật riêng của nó. Đã nhiều lần Tây Tiến trực tiếp gọi tên nỗi nhớ nhưng cũng chỉ biết đây là một nỗi nhớ chơi vơi:

-Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi -Nhớ ôi Tây Tiến Cơm lên khói – Có nhớ dáng người trên độc mộc.

Nhớ cảnh, nhớ người, nhớ gian khổ bi thương, nhớ niềm vui khoảnh khắc, nhớ mơ mộng lãng mạn một thời trai trẻ… đủ cả cung bậc. Nỗi nhớ dường như xua tan dần sương khói của thời gian, không gian xa cách, làm hiện hình ngày càng rõ nét những kl niệm của đoàn quân Tây Tiến trên núi rừng Tây Bắc ngày nào.

Nhưng đầu là nỗi nhớ bao trùm nhất, lớn nhất làm nên chất bi tráng đầy ám ảnh trong bài thơ được xem như là đỉnh cao nhất của thơ Quang Dũng? Phải chăng, nhà thơ muốn tập trung “làm hiện hình ngày càng rõ nét những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến?”

Trước hết, hãy trở về với cái tôi trữ tính tác giả tíong bài thơ: Nguyên Đại đội trưởng Quang Dũng – thi sĩ Quang Dũng đang hồi tưởng, đang ngược dòng chảy xiết thời gian để trở về vùng kỉ niệm. Vùng kỉ niệm ấy không được mô tả như nó vốn có trong thực tại quá vãng mà được giãi bày như nó đang tồn tại trong hồn mình vào thời điểm đang nói. Có hai Quang Dũng, một Đại đội trưởng đoàn binh Tây Tiến của ngày ấy và một thi sĩ Quang Dũng của hôm nay. Người này đang thương nhớ người kia! Hiện tượng này xét ở góc độ tâm lí là bình thường. Cái khác thường là ở chỗ từ hiện tượng đó, thơ ca đã lên tiếng bằng cách nào – đúng hơn, bằng cách nói độc đáo không lặp lại như thế này.

Tô” Hữu, trong bài thơ Nhớ đồng, đã viết: Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi. Rồi đến Việt Bấc: Mình đi mình có nhớ mình. Xuân Diệu cũng đã từng tự phân tích: Từ tôi phút ấy sang tôi phút này… Rất có khả năng, hai cái tôi ấy đang nới dần khoảng cách thời gian, không gian, đang dự báo lo âu về cái ngày mình không còn là mình của ngày xưa nữa. Cho nên, cái tôi của ngày cũ bỗng hiện lên chấp chới bao màu sắc, trong ánh hào quang của rực rỡ tưởng tượng được nhân lên. Chiếc áo thô mộc đơn giản của cô gái miền núi bỗng thành xiêm áo tự bao giờ, tiếng khèn điệu nhảy bỗng trở nên mang điệu ảo huyền những người lính rụng tóc hoặc cạo đầu, da xanh vì sốt bỗng thành đoàn binh không mọc tóc … dữ oai hùm-, mộ hoang u tịch bên đường hóa thành rải rác biên cương mồ viễn xứ, trang phục người lính thiếu thốn, chắp vá trở thành áo bào như trong trí tưởng người chinh phụ ngày nào… Ngôn ngữ được cách điệu nhiều từ Hán Việt; giọng điệu pha chút tráng ca thời cổ lai chinh chiến… Thiên nhiên Tây Bắc hoang liêu được tô đậm vẻ dữ dằn, khốc liệt nhưng lại thiên trọng về vẻ phi thường, lãng mạn của sự dữ dằn, khốc liệt ấy… Tất cả nhằm vẽ hình ảnh người lính – cái tôi hóa thân của nhà thơ trong không – thời gian quá khứ có một không hai ấy.

Như vậy, nhớ – một – tôi – thời – Tây – Tiến chính là nỗi nhớ mãnh liệt nhất là hoài mong vô vọng mà tràn đầy niềm tin một khi Sông Mã xa rồi… Nỗi nhớ ấy luôn làm con người thấy mình bé lại và người khác nhận ra mình lớn lên. Đó là nơi nương tựa vĩnh cửu ngỡ như mơ hồ mà vững chãi. Quên mới đáng sợ, và quên chính mình hôm qua mới là cái đáng sỢ nhất! Khổ cuối bài thơ bộc lộ tư tưởng nghệ thuật ấy. Từ “Tây Tiến” được nhắc hai lần trong hai hàm nghĩa khác nhau:

Tây tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi.

Đấy là Tây Tiến của người đi, của người đã xa, Tây Tiến trong ký ức, Tây Tiến trong thăm thẳm một chia phôi. Câu thơ một mình làm cả cuộc phân li buồn đến mênh mang …

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Và đây là Tây tiến của hồn về, của người nỗ lực mong trở lại, là Tây Tiến trong thề hứa muôn đời chung thủy cùng với một tôi một thuở, mặc dòng sông đời thác cuốn vẫn chấp nhận chẳng về xuôi. Câu thơ reo lên phẩm chất người đẹp đến nao lòng…

Ngẫm lại những bài thơ hay một thời hình như đều có nỗi nhớ kì lạ ấy: Vu vơ, Quê hương, Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh, Nhớ rừng của Thế Lữ, Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, Tiếng hát đi đày, Nhớ đồng, việt Bắc của Tô” Hữu…

Nhân đây, xin trích hướng dẫn giảng dạy của Sách giáo viên Văn 12 (NXB Giáo dục – 2000) về khổ cuối nói trên: “Hình ảnh Hồn về sầm Nứa chẳng về xuôi: chẳng về xuôi nghĩa là bỏ mình trên đường hành quân; còn Hồn về sầm Nứa có thể hiểu: Chí nguyện của các chiến sĩ sang nước bạn, hợp đồng tác chiến với quân tình nguyện Lào chông thực dân Pháp, họ quyết tâm thực hiện lí tưởng ây đến cùng. Cho nên, dù đã ngã xuống trên đường hành quân, hồn (tinh thần các anh) vẫn đi cùng với đồng dội, vẫn sông trong lòng đồng đội…” (hàng 62).

Thật vậy chăng?

Bài viết Phân tích về nỗi nhớ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/phan-tich-ve-noi-nho-trong-bai-tho-tay-tien-cua-quang-dung/feed 0 1051
Biện pháp tu từ trong bài Đò Lèn https://hocvet.com/tag/bien-phap-tu-tu-trong-bai-do-len/ https://hocvet.com/tag/bien-phap-tu-tu-trong-bai-do-len/#respond Sun, 12 Sep 2021 02:33:04 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=718 Biện pháp tu từ trong bài Đò Lèn là một ý phân tích được nhiều bạn học sinh quan tâm. Vì đây cũng là bài thơ được ra đề khá nhiều trong các kỳ thi quan trọng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để giúp các em học sinh 12 hiểu rõ hơn các biện pháp tu từ trong bài thơ này nhé! Đò Lèn là một bài thơ của tác giả Nguyễn Duy được in trong tập “Ánh trăng”. Bài thơ được ra đời trong một dịp ông được về quê ngoại. Lúc này, những cảm

Bài viết Biện pháp tu từ trong bài Đò Lèn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Biện pháp tu từ trong bài Đò Lèn là một ý phân tích được nhiều bạn học sinh quan tâm. Vì đây cũng là bài thơ được ra đề khá nhiều trong các kỳ thi quan trọng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để giúp các em học sinh 12 hiểu rõ hơn các biện pháp tu từ trong bài thơ này nhé!

Đò Lèn là một bài thơ của tác giả Nguyễn Duy được in trong tập “Ánh trăng”. Bài thơ được ra đời trong một dịp ông được về quê ngoại. Lúc này, những cảm xúc đan xen giữa quá khứ và hiện tại về người bà được hiện ra. Đó chính là cảm xúc giúp tác giả cho ra đời bài thơ này:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

níu váy bà đi chợ Bình Lâm

bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực

giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần

cái năm đói củ dong riềng luộc sượng

cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm

Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất

đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi

khi tôi biết thương bà thì đã muộn

bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!”

Nguyễn Duy đã thành công tạo nên hình ảnh về bà trong những vần thơ của ông. Đó là sự đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với sự cơ cực với sự lam lũ của người bà. Nó còn là sự đối lập giữa cuộc sống nghèo đói với tình yêu bao la của bà với cháu. Thế nhưng vì còn nhỏ, đứa cháu chưa hiểu được những điều này.

Tham khảo thêm bài viết – Bài thơ Lượm chế vui

Ông còn thể hiện tình yêu thương và lòng tri ân sâu sắc với bà qua phép so sánh. Theo đó, ông đã so sánh tương đồng giữa hư và thực. Cụ thể hơn đó là so sánh giữa bà mình với Tiên, Phật, thần thánh. Tuy bà là một con người của đời thường, sống âm thầm chịu đựng. Thế nhưng bà lại là người đầy bản lĩnh, nghị lực và lạc quan.

So sánh tương phản giữa thần thánh với bà trong một bối cảnh chiến tranh gian khổ. Bằng giọng điệu chân thành, thẳng thắn Nguyễn Duy đã cho chúng ta thấy được dư vị về nỗi ngậm ngùi, chua xót. Đồng thời nó còn là sự ân hận pha lẫn những suy niệm về cuộc sống con người xưa và nay.

Tất cả những biện pháp tu từ trong bài Đò Lèn mà Nguyễn Duy sử dụng không quá mới lạ. Nhưng chính những biện pháp tu từ đó đã làm những câu thơ của ông sống mãi với năm tháng. Qua đó, chúng ta cũng hiểu hơn quá khứ xưa kia của ông bà mà biết trân trọng hơn cuộc sống hiện tại.

Bài viết Biện pháp tu từ trong bài Đò Lèn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/tag/bien-phap-tu-tu-trong-bai-do-len/feed 0 718
Phương thức biểu đạt của bài thơ bác ơi https://hocvet.com/tag/phuong-thuc-bieu-dat-cua-bai-tho-bac-oi/ https://hocvet.com/tag/phuong-thuc-bieu-dat-cua-bai-tho-bac-oi/#respond Sun, 12 Sep 2021 02:08:34 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=695 Bài viết Phương thức biểu đạt của bài thơ bác ơi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Bài viết Phương thức biểu đạt của bài thơ bác ơi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/tag/phuong-thuc-bieu-dat-cua-bai-tho-bac-oi/feed 0 695
Nghị luận xã hội về thói ích kỷ trong lối sống của con người https://hocvet.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-thoi-ich-ky-trong-loi-song-cua-con-nguoi/ https://hocvet.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-thoi-ich-ky-trong-loi-song-cua-con-nguoi/#respond Sat, 11 Sep 2021 16:00:13 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=636 Nêu suy nghĩ về ý kiến: Khi thói ích kỉ trở thành lối sông của con người thì tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia vói mọi người chỉ còn là những giá trị lạc lõng. Trong xã hội có hai loại người: người tốt và người xấu. Người tốt thì có bao tính tốt, bao phẩm chất tốt đẹp. Trái lại, người xấu thì tâm hồn đen tối, có đủ tính xấu, rất đáng sợ. Một trong tính xấu của kẻ xấu là tính ích kỉ, thói ích kỉ. Nhận xét

Bài viết Nghị luận xã hội về thói ích kỷ trong lối sống của con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Nêu suy nghĩ về ý kiến: Khi thói ích kỉ trở thành lối sông của con người thì tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia vói mọi người chỉ còn là những giá trị lạc lõng.

Trong xã hội có hai loại người: người tốt và người xấu. Người tốt thì có bao tính tốt, bao phẩm chất tốt đẹp. Trái lại, người xấu thì tâm hồn đen tối, có đủ tính xấu, rất đáng sợ. Một trong tính xấu của kẻ xấu là tính ích kỉ, thói ích kỉ.

Nhận xét về thói ích kỉ, có ý kiến cho rằng: “Khi thói ích kĩ trở thành lối sống của con người thì tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia với mọi người chỉ còn lù những giá trị lạc long”.

Câu nói trên đây chỉ rõ tác hại ghê gớm của thói ích kỉ. Thói ích kỉ làm tha hóa đạo đức, làm khô héo tàm hồn con người; nó đã hủy hoại, làm triệt tiêu tình nhân ái, đức hi sinh, sự san sẻ tình thương,… của cộng đồng; làm cho mối quan hệ gắn bó, tốt đẹp giữa con người với con người bị khô héo thảm hại. Vì khi thói ích kỉ đã và đang trở thành lối sống của “một hộ phận không nhỏ” trong cộng đồng, trong xã hội thì tác hại do nó gây ra thật vô cùng đáng sợ: nền đạo đức của dân tộc bị tha hóa, bị nhuốm màu đen!

ích kỉ là một thói xấu, cực kì xấu. Kẻ ích kỉ chỉ nghĩ đến, chỉ vì lợi cho riêng mình mà không biết đến người khác, không hề nghĩ đến bất kì ai. Khi tính ích kỉ đã nhiễm thành “thói ích kr thì con người, từ ý nghĩ đến hành động đều lấy lợi ích cá nhân đặt lên trên hết, trước hết.

Các câu như: “ích kỉ hại nhân”, “Sống chết mặc hay, tiền thầy, thầy hỏ túi!” đã chỉ rõ, đã mỉa mai lên án thói ích kỉ.

Nhân ái là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Thời loạn lạc, lúc đói kém, nhân dân ta đã đùm bọc, san sẻ, yêu thương, biết “Thương người như thể thương thân”, nhờ thế mà đã chiến thắng thiên tai, địch họa. Nhưng khi thói ích kỉ đã trở thành lối sống của con người, của một bộ phận xã hội thì gây ra biết bao tệ hại đau đớn. “Cháy nhà hàng xóm hình chân như vại”’, “Trời lụt thì lút cả làng/ Đâu lút nhà chàng mà thiếp phải lo!” (Ca dao). Con người trở nên vô cảm, vố tình trước đồng loại. Tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia với mọi người chỉ còn là những giá trị lạc lõng, khi thói ích kỉ đã tàn phá nặng nề nền đạo đức của dân tộc!

Các dự án và sự cô’ về thủy điện như Thủy điện Sông Tranh (Quảng Nam), Thủy điện 6, 6A ở Đồng Nai, vỡ đập thủy điện ở Quảng Trị, Tây Nguyên, … gần đây cho thấy rõ về tác hại ghê gớm của thói ích kỉ! Một số “nhóm lợi ích” đã coi thường tính mạng hàng triệu người dàn!

Thói ích kỉ là nguyên nhân trực tiếp và sâu xa mọi tệ nạn, tội ác như tham lam vô độ về tiền bạc, nạn tham nhũng, đục khoét, đạo đức giả, vô luân, bất nhân bất nghĩa, v.v… Niềm tin giữa con người với con người, niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước bị giáng một đòn trí mạng.

“Người với người là hạn”, “Mọi người vì mỗi người, mỗi người vì mọi người” sẽ bị tàn phá nặng nề khi thói ích kỉ đã trở thành lối sống của con người.

Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để đẩy lùi thói ích kỉ. Gột sạch, quét sạch thói ích kỉ là để xây dựng nển văn hóa mới, đạo đức mới, con người mới tốt đẹp. Thế hệ thanh niên phải sống đẹp, cùng toàn dân xóa bỏ và quét sạch thói ích kỉ để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

Bài viết Nghị luận xã hội về thói ích kỷ trong lối sống của con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-thoi-ich-ky-trong-loi-song-cua-con-nguoi/feed 0 636
Nghị luận câu ngạn ngữ: Học tập là hạt giống của kiến thức kiến thức là hạt giống của hạnh phúc https://hocvet.com/nghi-luan-cau-ngan-ngu-hoc-tap-la-hat-giong-cua-kien-thuc-kien-thuc-la-hat-giong-cua-hanh-phuc/ https://hocvet.com/nghi-luan-cau-ngan-ngu-hoc-tap-la-hat-giong-cua-kien-thuc-kien-thuc-la-hat-giong-cua-hanh-phuc/#respond Sat, 11 Sep 2021 13:59:24 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=603 Nghị luận câu ngạn ngữ của Gruzia: Học tập là hạt giống của kiến thức kiến thức là hạt giống của hạnh phúc. Bài làm Có học mới nên khôn; có học mới nên người. Ông bà ta thường dạy con cháu như vậy. Đã có nhiều lời hay ý đẹp nói về chuyện học tập. Ngạn ngữ Gruzia cũng có câu vừa hình tượng vừa triết lí: “Học tập là hạt giống của kiến thức; kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”. Qua hình tượng hạt giống, câu ngạn ngữ trên đây đã nói lên tầm quan trọng

Bài viết Nghị luận câu ngạn ngữ: Học tập là hạt giống của kiến thức kiến thức là hạt giống của hạnh phúc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Nghị luận câu ngạn ngữ của Gruzia: Học tập là hạt giống của kiến thức kiến thức là hạt giống của hạnh phúc.

Bài làm

Có học mới nên khôn; có học mới nên người. Ông bà ta thường dạy con cháu như vậy. Đã có nhiều lời hay ý đẹp nói về chuyện học tập. Ngạn ngữ Gruzia cũng có câu vừa hình tượng vừa triết lí: “Học tập là hạt giống của kiến thức; kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.

Qua hình tượng hạt giống, câu ngạn ngữ trên đây đã nói lên tầm quan trọng và ích lợi của việc học tập. Nhờ sự giáo dục và học tập mà con người được mở mang trí tuệ, được tích lũy kiến thức, trở thành người có văn hóa, được sống hạnh phúc.

Tại sao, “Học tập là hạt giống của kiến thức”? Học tập vô cùng kì diệu. Hạt giống học tập gieo xuống cánh đồng tâm hồn, trí óc mà người học sẽ biết viết, biết đọc, biết làm tính, càng học lên càng hiểu biết về thơ văn, lịch sử, địa lí, về toán, lí, hóa, sinh, ngoại ngữ. Đầu óc người học được mở mang, sự hiểu biết được nâng cao, người học trở thành nhà trí thức, có kĩ năng sống để làm ăn, để lao động giúp ích cho đời.

Nhờ học tập mà ta biết nước ta có hơn 3.000 km bờ biển, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chú quyền Việt Nam, vua Hùng là Quốc tổ. Nhờ học tập mà ta biết được Đại Việt đã từng bị nước Tàu thống trị, đô hộ trên một nghìn năm! Khổng học tập thì sao có thể biết Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Tàu, Nhật, … là những cường quốc. Không học tập thì sao biết được: “Công cha như núi Thủi Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” (Ca dao), v.v…?

Thật vậy, học tập lủ hạt giống của kiến thức. Nhưng học tập cần có điều kiện nào để hạt giống của kiến thức nẩy mầm xanh tốt, có hoa thơm, trái ngọt? Đất cằn sỏi đá, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, con người lười biếng thì hạt giống gieo xuống sẽ thế nào? Cũna như đầu óc tăm tối ngu si, thích ăn chơi hưởng lạc, … thì hạt giống học tập khó mà nảy mầm xanh. Chỉ khi nào giáo dục trở thành quốc sách ‘hàng đầu, toàn xã hội chăm lo đến nền giáo dục, thầy giáo được trọng vọng, người học chăm chỉ và hiếu học, … thì lúc ấy mới có thể có một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, hạt giống của kiến thức mới đơm hoa kết trái trĩu cành, lúc ấy “hiển tài là nguyên khí của quốc gia” mới nảy nở và phát triển rực rỡ như hoa lá mùa xuân.

Ta tiếp tục bàn luận vế thứ hai của câu ngạn ngữ: “Kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”. Sau một thời gian dài, siêng năng, cần cù, bền bỉ học tập, thông minh và sáng tạo mà hạt giống học tập, hạt giống kiến thức đem đến cho cuộc đời người học những mùa vàng bội thu. Người học trở thành trí thức, có kiến thức sâu rộng, tài và đức phát triển. Người học biết đem kiến thức, sự hiểu biết của mình góp phần vào công cuộc xâv dựng đất nước. Người có học trở thành người có ích, được xã hội trọng vọng, thật đúng “kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”. Khi giáo dục đã thật sự trở thành quốc sách hàng đầu, nhà nhà, người người thi đua học tập, cả dân tộc sẽ được sống trong hạnh phúc, trong văn minh, tiến bộ.

Suy ngẫm về câu ngạn ngữ Gruzia, mỗi chúng ta cần ngâm lại vần thơ của Nguyễn Trãi trong thế kì 15:

”Nên thợ nên thầy vì có học,

No ăn, no mặc hởi hay làm”.

(Bảo kính cảnh giới – 46)

Tuổi trẻ chúng ta cần coi trọng việc học, cần nêu cao tinh thần cần cù vượt khó trong học tập, thông minh và sáng tạo, vận dụng kiến thức vào nghiên cứu khoa học kĩ thuật, sớm trở thành một người có học vấn, đức trọng tài cao.

Lời Bác Hồ dạy hơn 60 năm về trước càng làm cho mỗi chúng ta thấm thìa hơn về việc học tập: “Non sông Việt Nam có trỏ nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Bài viết Nghị luận câu ngạn ngữ: Học tập là hạt giống của kiến thức kiến thức là hạt giống của hạnh phúc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/nghi-luan-cau-ngan-ngu-hoc-tap-la-hat-giong-cua-kien-thuc-kien-thuc-la-hat-giong-cua-hanh-phuc/feed 0 603
Nghị luận câu: Việc Học như con thuyền bơi ngược nước, không tiến ắt phải lùi https://hocvet.com/nghi-luan-cau-hoc-nhu-con-thuyen-boi-nguoc-nuoc-khong-tien-phai-lui/ https://hocvet.com/nghi-luan-cau-hoc-nhu-con-thuyen-boi-nguoc-nuoc-khong-tien-phai-lui/#respond Sat, 11 Sep 2021 13:57:48 +0000 https://demo.hocvet.com/?p=600 Nghị luận câu: Việc Học như con thuyền bơi ngược nước, không tiến ắt phải lùi Bài làm Làm người thì phải học. Muốn sống một cuộc đời cho ra sống, sống trong ấm no yên vui thì phải học. Học dễ hay khó? Đi đường khố (hành lộ nan); học cũng khó thay! Đúng như ngạn ngữ Trung Quốc: “Học như hơi thuyền ngược nước. Không tiến dược ắt phải lùi”. “Bơi thuyền ngược nước” vô cùng vất vả, khó khăn. Sức người và mái chèo có chống nổi, có chiến thắng dòng nước ào ào trôi xuôi để

Bài viết Nghị luận câu: Việc Học như con thuyền bơi ngược nước, không tiến ắt phải lùi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
Nghị luận câu: Việc Học như con thuyền bơi ngược nước, không tiến ắt phải lùi

Bài làm

Làm người thì phải học. Muốn sống một cuộc đời cho ra sống, sống trong ấm no yên vui thì phải học. Học dễ hay khó? Đi đường khố (hành lộ nan); học cũng khó thay! Đúng như ngạn ngữ Trung Quốc: “Học như hơi thuyền ngược nước. Không tiến dược ắt phải lùi”.

“Bơi thuyền ngược nước” vô cùng vất vả, khó khăn. Sức người và mái chèo có chống nổi, có chiến thắng dòng nước ào ào trôi xuôi để đưa con thuyền vượt lên. Tay lái phải vững, tay chèo phải khéo, phải bền bỉ dẻo dai. Nếu thấy sóng cả mà ngã tay chèo thì thất bại!

So sánh “Học như hơi thuyền ngược nước” rất cụ thể, hình tượng để làm nổi bật sự khó nhọc vất vả trong việc học. Có biết bao trở ngại, khó khăn đối với người học. Để chuẩn bị hành trang bước vào đời, tuổi trẻ phải trải qua nhiều năm tháng “mài mòn đũng quần” trên ghế nhà trường. Phải đối diện với bao thách thức khó khăn như thời gian học hành căng thẳng, sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế gia đình, khó khăn về môn học, càng lên cao càng khó khăn mà sự tiếp thu và vận dụng kiến thức của người học khác nào “hơi thuyên ngược nước”.

Các nho sinh ngày xưa, mơ ước được vua cho khắc tên vào bia đá, được ghi họ tên vào bảng vàng và thành ông Nghè, ông Cống, được vinh quy bái tổ, “võng anh đi trước, võng nàng đi sau” thì phải “thập niên đăng hỏa”, “nấu sử sôi kinh”. Cái giá của việc học hành để làm ăn, để lập nghiệp, để thi thố tài năng vói thiên hạ thật không thể nào kể hết. Lê Quý Đôn, ông Bảng Diên Hà, Thái Bình suốt đời “mắt không rời sách, tay không rời hút, thấy gì ¡ạ, nghe gì lạ đều ghi chép…”. Nguyễn Khuyến vừa đánh giậm kiếm tôm tép nuôi mẹ, vừa di học; phải vừa làm thầy đồ vừa tự học, nếm trải nhiều khó khăn, mãi đến năm 36 tuổi mới được vua ban cờ biển kèm hai chữ “Tam nguyên”. Sách “Quốc văn giáo khoa thư” kể chuyện ông Châu Trí nhà nghèo phải vào chùa Long Tuyền, quét lá đa đốt lửa học thâu canh, năm 16 tuổi đã đỗ Giải nguyên, v.v… Ngày nay, có biết bao tấm gương vượt khó học giỏi, đỗ Thủ khoa trong các kì thi Đại học mà báo chí đã đưa tin và ca ngợi.

Đi học cũng như bơi thuyền ngược nước, nếu “không tiến được ắt phải lùi”. Phải lùi vì ngu dốt, vì lười học, ngại khó ngại khổ, chỉ ham ăn chơi đua đòi. Học không có mục đích, học thiếu kiên trì nhẫn nại, học mà như nước đổ lá khoai, “như nước đổ dầu vịt”, “một chữ hẻ đòi không hiết” thì “tiến” sao được, chỉ “lùi” mà thôi!

“Học những sôi cơm nhưng chửa chín,

Thi không ăn ớt thế mà cay!”

Tú Xương

Tiến/ lùi là quy luật tồn tại, phát triển, đào thải của sự việc, sự vật. Học mà không tiến ắt phải lùi. Hình ảnh những học sinh cá biệt hiện nay cho thấy rõ sự thật đó. Những hiện tượng tiêu cực hiện nay do tuổi vị thành niên gây ra, từng là “nỗi đau” của gia đình và xã hội, suy cho cùng là do sự “lùi” trong việc học gây ra.

“Bơi thuyền ngược nước” phải dũng cảm, tài ba, đồng thời “vị thuyền trưởng” phải làm chủ sông nước thác ghềnh, có tầm nhìn xa trông rộng để đưa con thuyền về đúng bến, tới đích. Người học cũng vậy, ngoài các nhân tố như hiếu học, kiên nhẫn vượt khó, thông minh sáng tạo, … còn phải xác định rõ mục đích của việc học. Học phải tiến chứ không thể lùi; tiến lên để trở thành người có văn hóa, có tài năng, có khả năng lao động sáng tạo phục vụ nhân dân và đất nước. Học phải tiến lên vì một mục đích cao đẹp. Chứ không phải tiến bằng con đường mua bằng, mua chức, tham nhũng để vinh thân phì gia!

Tóm lại, câu ngạn ngữ trên đây đã chỉ cho ta thấy rõ việc học rất khó khăn, người học phải có bản lĩnh và trí tuệ. Con đường học vấn là dài lâu khác nào đưa thuyền vượt thác, băng ghềnh! Tuổi trẻ phải không ngừng vươn lên học giỏi, chiếm lĩnh tầm cao văn hóa của thời đại. Nghị lực phải nâng cao, tẩm mắt phải mở rộng, luôn luôn nuôi dưỡng ước mơ và khát vọng… đó là những điều mà tuổi trẻ chúng ta phải tâm niệm và phấn đấu không ngừng để tiến lên. Tiến lên để trở thành một người có văn hóa, có tài đức, một công dân tốt của đất nước, dể phụng sự quốc gia và dân tộc.

Bài viết Nghị luận câu: Việc Học như con thuyền bơi ngược nước, không tiến ắt phải lùi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học vẹt.

]]>
https://hocvet.com/nghi-luan-cau-hoc-nhu-con-thuyen-boi-nguoc-nuoc-khong-tien-phai-lui/feed 0 600